Thực trạng nhận thức của cán bộ quản lý ngành Mầm non về vấn đề

Một phần của tài liệu Phát triển chương trình nhà trường (Trang 96 - 100)

2.3. Kết quả khảo sát thực trạng

2.3.4. Thực trạng nhận thức của cán bộ quản lý ngành Mầm non về vấn đề

đề phát triển chương trình giáo dục nhà trường mầm non

Qua tác giả khảo sát CBQL cấp nhà trường, bao gồm đội ngũ ban giám hiệu của 10 trường MN công lập (phụ lục 4) với 30 mẫu khảo sát, chúng tôi thu được kết quả như sau:

* Về vấn đề PTCTGD nhà trường MN:

- Sự cần thiết PTCTGD nhà trường đối với các trường MN hiện nay: Khi được hỏi “Các trường MN có cần thiết xây dựng CT riêng hay khơng?” có 80% (24/30) trả lời là khơng, 20% (6/30) trả lời là có. Qua kết hợp với phỏng vấn sâu một cán bộ quản lý cấp Phịng, chúng tơi được biết hiện nay phần lớn các nhà quản lý MN (Từ cấp Sở, cấp Phòng, đến cấp nhà trường) đều dựa vào CTGDMN quốc gia để chỉ đạo, quản lý và thực hiện CT, thậm chí khơng cho phép sai bất kỳ nội dung nào so với CTGDMN quốc gia. Riêng địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh khơng u cầu các nhà trường MN thực hiện đúng CTGDMN quốc gia mà họ có thể tự xây dựng CTGD hoặc điều chỉnh CTGDMN quốc gia cho phù hợp với nhu cầu phát triển và điều kiện thực tại của từng nhà trường. 0 0.5 1 1.5 2 2.5 3 3.5 4 4.5 5

Một trong những lý do khiến CTGDMN khơng cịn tính chất khung khi các nhà quản lý cho rằng: “Cứ bám vào đó mà làm thì sẽ khơng sợ sai”. Nếu vậy thì các CTGD của các trường MN đang trở về tình trạng “đồng phục CT”. Ngun nhân sâu xa có thể do cán bộ quản lý các nhà trường MN ngại hoặc sợ thay đổi. Họ e dè khi làm khác với sự chỉ đạo của các cấp quản lý cao hơn. Vì vậy, để đảm bảo độ an tồn, họ lấy CTGDMN quốc gia làm CTGD nhà trường.

- Việc chỉ đạo PTCTGD tại các nhà trường MN đúng với bản chất của việc lập kế hoạch chứ không phải là PTCTGD nhà trường. Các dạng kế hoạch tại các nhà trường MN: Kế hoạch năm học  Kế hoạch tháng  Kế hoạch tuần (bao gồm cả kế hoạch ngày). Điều này có nghĩa là các nhà trường MN dựa trên CT có sẵn là CTGDMN quốc gia để lập kế hoạch GD và xem đó như là CTGD nhà trường. Từ đó, có thể nhận thấy, CTGD của các nhà trường MN không dựa trên điều kiện thực tại của nhà trường như CSVC, đội ngũ GV, trẻ em trong nhà trường, mà chỉ cần một căn cứ duy nhất là CTGDMN quốc gia.

Một thực tế cho thấy khi lập kế hoạch GD, các GVMN không cần dựa vào trẻ (là nhân tố nịng cốt của CT), khơng cần dựa vào điều kiện CSVC và đội ngũ GV của nhóm lớp. Họ có thể lập kế hoạch GD cho toàn bộ năm học ngay khi chưa có trẻ (ngay từ đầu năm học, khi được giao nhận lớp học mà chưa có danh sách trẻ). Điều này cho thấy, PTCTGD nhà trường (cấp độ nhóm lớp) khơng thực hiện theo ngun tắc “lấy trẻ làm trung tâm”.

- Thành phần tham gia xây dựng CTGD nhà trường bao gồm: Ban giám hiệu, tổ trưởng chuyên môn, GVMN.

Khi chia sẻ với chúng tôi về việc xây dựng CTGD nhà trường, phần lớn các cán bộ quản lý đều có ý kiến rằng: Trước đây (khoảng trước những năm học 2015-2016), Ban giám hiệu (chịu trách nhiệm chính là hiệu phó phụ trách chun mơn) xây dựng kế hoạch năm học cho tồn nhà trường (CTGD cho khối nhà trẻ 24-36 tháng, khối mẫu giáo 3-4 tuổi, khối mẫu giáo 4-5 tuổi, khối mẫu giáo 5-6 tuổi), sau đó họ trao quyền lại cho các tổ trưởng bộ môn. Hiện nay, ban giám hiệu chỉ thực hiện nhiệm vụ là xác định hệ thống chủ đề của năm học

trong tồn trường, sau đó các khối chủ động lựa chọn và xây dựng kế hoạch GD khối lớp. Các nhóm lớp dựa vào CTGD khối lớp để điều chỉnh một số đề tài nếu thấy chưa phù hợp.

Tuy nhiên, qua khảo sát thực tế, tác giả nhận thấy khi xây dựng CTGD nhà trường, phần lớn nhà trường thường phân cơng Phó hiệu trưởng phụ trách chuyên môn (tổ trưởng và GV ít có cơ hội tham gia). Vì vậy CTGD được xây dựng tuy đầy đủ về trọng tâm kiến thức nhưng chưa sát với thực tế tại các nhóm lớp nên không thuận lợi khi triển khai. Một số nhà trường giao rõ nhiệm vụ cho các thành phần tham gia như sau: Ban giám hiệu xây dựng chủ đề lớn cho tồn trường; Tổ trưởng chun mơn xây dựng chủ đề nhánh, mục tiêu và nội dung GD cho khối lớp phụ trách; GVMN lập kế hoạch cho toàn bộ năm học. Cách làm này đem lại hiệu quả cao hơn, song lại làm tăng khối lượng công việc cho GVMN.

- Các thành phần khác trong nhà trường (Đồn Thanh niên, Cơng đồn...) và ngoài nhà trường (Hội Phụ huynh, Hội Phụ nữ, địa phương...) không được tham gia vào việc xây dựng CTGD nhà trường. Điều này cho thấy sự phối kết hợp giữa nhà trường với gia đình và cộng đồng cịn rất hạn chế. Mặc dù hiện nay, các nhà trường MN cũng đã công khai CTGD của các nhóm lớp trên trang Web hoặc bảng tin của nhà trường.

- Giải pháp quản lý CTGD nhà trường: Với câu hỏi “Làm thế nào để quản lý các CTGD nhà trường MN?” có 100% ý kiến chọn các trường MN tự quản lý và tự chịu trách nhiệm về CTGD nhà trường. Việc quản lý đi theo trục sau: GVMN quản lý CTGD của nhóm lớp, tổ trưởng chun mơn quản lý CTGD của khối lớp, ban giám hiệu quản lý CTGD của toàn trường. Điều này thấy rõ được trách nhiệm của từng thành phần tham gia xây dựng CTGD nhà trường.

* Sự cần thiết các KN đơn lẻ của KN PTCTGD nhà trường (cấp độ nhóm lớp), chúng tôi thu được kết quả ở Bảng 2.12

Bảng 2.12. Quan điểm của CBQL về sự cần thiết của các KN đơn lẻ TT KN TT KN Rất cần thiết Cần thiết Không cần thiết SL Tỉ lệ % SL Tỉ lệ % SL Tỉ lệ % 1 KN đánh giá trẻ trong nhóm lớp 5 16,67 14 46,67 11 36,66 2 KN phân tích, đánh giá CTGD của

nhóm lớp 2 6,66 22 73,33 6 20,0

3 KN phân tích điều kiện CSVC và

đội ngũ GV của nhóm lớp 6 20,0 18 60,0 6 20,0 4 KN xác định mục tiêu năm học cho một nhóm lớp 28 93,33 2 6,67 0 0,00 5 KN xác định mục tiêu chủ đề 25 83,33 5 16,67 0 0,00 6 KN xác định mục tiêu hoạt động GD 30 100 0 0,00 0 0,00

7 KN thiết kế mạng nội dung, mạng

hoạt động 30 100 0 0,00 0 0,00 8 KN lập kế hoạch GD 30 100 0 0,00 0 0,00 9 KN tổ chức hoạt động học có chủ đích 30 100 0 0,00 0 0,00 10 KN tổ chức hoạt động chơi 30 100 0 0,00 0 0,00 11 KN tổ chức hoạt động ăn, ngủ, vệ sinh 30 100 0 0,00 0 0,00

12 KN đánh giá hiệu quả hoạt động

GD 28 93,33 2 6,67 0 0,00

13 KN điều chỉnh hoạt động GD 25 83,33 5 17,67 0 0,00 Kết quả ở Bảng 2.12 cho thấy, các nhà quản lý trường MN đều thừa nhận sự cần thiết của tất cả các KN mà chúng tôi đề xuất, mặc dù mức độ cần thiết là khác nhau.

Các KN đơn lẻ của KN xác định mục tiêu GD, KN thiết kế CTGD, KN thực hiện CTGD, KN đánh giá đều được cho là rất cần thiết với tỉ lệ rất cao (thấp nhất là 83,33%, cao nhất là 100%). Riêng KN phân tích tình hình nhà trường vẫn có ý cho rằng khơng cần thiết (KN phân tích tình hình trẻ trong nhóm lớp chiếm 36,66%; KN phân tích CTGD của năm học trước chiếm 20%,

KN phân tích điều kiện CSVC và đội ngũ GV chiếm 20%).

Khi tìm hiểu lý do, CBQL cho rằng: “KN phân tích tình hình” khơng cần thiết. Chúng tôi được biết quan điểm của họ là: Tất cả những điều này không ảnh hưởng đến nội dung của CTGD nhà trường. Dù trong trường hợp nào GVMN vẫn phải thực hiện CTGD mà nhà trường đã xây dựng. Chúng tôi cho rằng nếu xây dựng CTGD một cứng nhắc, máy móc, rập khn mà khơng tính đến các điều kiện của nhà trường về CSVC, năng lực và trình độ đội ngũ GV, số lượng và chất lượng trẻ em trong mỗi nhóm lớp thì CTGD đó khó có khả thi hay khơng?. Chúng tôi nhận thấy, cần phải thay đổi tư duy, thay đổi cách nghĩ, cách làm của ban giám hiệu nhà trường MN.

Một phần của tài liệu Phát triển chương trình nhà trường (Trang 96 - 100)