1.4. Rèn luyện kỹ năng phát triển chương trình giáo dục nhà trường cho
1.4.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến việc rèn luyện kỹ năng phát triển chương
chương trình giáo dục nhà trường cho sinh viên ngành Giáo dục mầm non trình độ cử nhân sư phạm
1.4.5.1. Chương trình đào tạo ngành Giáo dục mầm non
Mỗi trường ĐH đều có CT đào tạo ngành GDMN riêng dựa trên cơ sở của CT đào tạo ngành GDMN do Bộ ban hành. Xây dựng một CT đào tạo với chuẩn đầu ra, tổng số tín chỉ, số lượng các học phần, phân bố các học phần theo kỳ học… là sự chủ động của các trường ĐH sao cho đáp ứng yêu cầu sự phát triển xã hội, năng lực đào tạo của nhà trường và cơ hội của người học.
Một CT đào tạo không thể thiếu vắng các học phần thuộc khối kiến thức cơ bản, khối kiến cơ sở và khối kiến thức chuyên ngành. Vấn đề là nó thiết kế như thế nào? Gồm các nội dung gì? Cách triển khai các học phần đó ra sao để SV nhận được những giá trị tốt nhất sau khi tốt nghiệp CT đào tạo luôn là vấn
đề được các nhà GD và các nhà thiết kế CT trong trường ĐH nghiên cứu và điều chỉnh.
Trong CT đào tạo ngành GDMN ln có các học phần phương pháp, học phần THSP và TTSP. Các học phần này có sự liên quan mật thiết đến vấn đề PTCTGD nhà trường MN và cũng là cơ hội thuận lợi cho việc RLKN PTCTGD nhà trường MN.
1.4.5.2. Năng lực của giảng viên và GVMN tham gia hướng dẫn
Trình độ và năng lực của người tham gia hướng dẫn tác động lớn đến nội dung và các phương thức mà họ lựa chọn, tổ chức RL cho SV. Để đảm bảo hiệu quả RLKN PTCTGD nhà trường MN, giảng viên hướng dẫn cần có nhận thức đầy đủ và sự am hiểu sâu sắc về lý luận PTCT, có ngun tắc, quy trình PTCT, lý luận RLKN để RLKN PTCTGD nhà trường cho SV. Bên cạnh đó, cần thiết kế các nội dung, hoạt động RL phù hợp, đảm bảo các nguyên tắc PTCT, có KN tổ chức quản lý, điều hành một cách hợp lý, quy trình tổ chức chặt chẽ khoa học. Quá trình luyện tập sẽ được đảm bảo nếu giảng viên kiểm sốt tốt cả 3 quy trình: quy trình hướng dẫn, quy trình luyện tập của SV, và quy trình đánh giá. Nghệ thuật tổ chức, sự truyền lửa, lịng nhiệt tình, sự yêu nghề của giảng viên cũng ảnh hưởng khơng nhỏ tới SV để SV có động lực thúc đẩy hoạt động tích cực, chủ động.
Bên cạnh đội ngũ giảng viên giảng dạy chuyên sâu về PTCT GDMN và các học phần liên quan đến PTCTGD nhà trường MN thì đội ngũ GVMN tham gia hướng dẫn SV ở các đợt THSP và TTSP cũng tác động nhiều đến hiệu quả RL của SV. Nếu đội ngũ GVMN hạn chế về hiểu biết và năng lực PTCTGD nhà trường thì sẽ khơng thể hướng dẫn SV làm tốt việc này. Ngược lại, nếu đội ngũ GVMN có trình độ cao, có năng lực tốt thì sự tác động của họ đến SV có hiệu quả cao. Đội ngũ GVMN chỉ dẫn cho SV chi tiết các hoạt động cần thiết ở các đợt THSP và TTSP, đồng thời họ cũng là người tham gia đánh giá chất lượng RL của SV.
1.4.5.3. Bản thân sinh viên
Quá trình tổ chức RLKN PTCTGD nhà trường MN cho SV muốn đem lại hiệu quả thực sự thì trước hết q trình đó phải giúp SV chuyển hiểu biết của
mình thành khả năng và nhu cầu độc lập, thành giá trị bên trong, thành hoạt động và ý chí tự RL. Vai trị của yếu tố bên trong (nội lực) đối với sự phát triển cá nhân vô cùng lớn. Hoạt động của bản thân SV quyết định sự phát triển của chính họ. Muốn biến yếu tố bên trong thành nhu cầu, động cơ phát triển thì quá trình RL KN PTCTGD nhà trường phải chuẩn bị được các tiền đề cơ bản sau:
- SV cần có tri thức về PTCTGD nhà trường MN, những hiểu biết đầy đủ về nội dung RL, bao gồm: những tri thức cơ bản về bản chất, nhiệm vụ, nguyên tắc, quy trình PTCTGD nhà trường; hệ thống các KN PTCTGD nhà trường.
- Thực hiện các thao tác theo quy trình RL hợp lý: SV phải có cơ hội áp dụng, thực hành các thao tác hành động cụ thể của PTCTGD nhà trường để từng bước luyện tập thuần thục KN. Đó là q trình luyện tập từng thao tác đến kết nối các thao tác theo một tiến trình lơgic. Có thể có nhiều quy trình luyện tập khác nhau, tương ứng với những hoàn cảnh, trường hợp hành động khác nhau, tuy nhiên quá trình này bao gồm nhận thức đúng các thao tác; thực hiện đúng kĩ thuật hành động; luyện tập thuần thục và phát triển KN của bản thân. Trong đó bao gồm cả q trình đánh giá, tự điều chỉnh liên tục của cá nhân để loại bỏ dần những thao tác thừa, hoàn thiện phát triển KN cá nhân.
- Những điều kiện tâm sinh lí tối thiểu của KN: Nhu cầu, hứng thú là động lực thúc đẩy hành động, ở mức độ cao, cá nhân có sự nỗ lực về ý chí, quyết tâm cá nhân để hồn thành nhiệm vụ của mình, vượt qua những điều kiện hồn cảnh khó khăn. SV sẽ tự xây dựng kế hoạch tập luyện, tự giác thực hiện kế hoạch đó mà không cần sự nhắc nhở của giảng viên. SV trở thành chủ thể của quá trình luyện tập.
1.4.5.4. Các điều kiện vật chất, môi trường luyện tập
Môi trường luyện tập là yếu tố tiền đề thúc đẩy, hỗ trợ tạo điều kiện nảy sinh nhu cầu và sự sáng tạo của SV trong quá trình RLKN PTCTGD nhà trường MN. Đó là mơi trường vật chất và phi vật chất cần giúp đỡ, hỗ trợ SV thuận lợi hơn trong RLKN như: các phương tiện nghe nhìn; các phương tiện thiết bị dạy học, môi trường RL (môi trường giả định, môi trường thực tiễn). Nếu tất cả các điều kiện này thuận lợi thì việc RL sẽ đạt kết quả tốt.
Kết luận chương 1
1. PTCTGD nhà trường là một trong những vấn đề được nhiều tác giả nghiên cứu và nhiều quốc gia triển khai. PTCTGD nhà trường là hướng đi mới cho phép nhà trường chủ động trong việc xây dựng CTGD trên cơ sở CTGD quốc gia và CTGD địa phương. PTCTGD nhà trường tạo ra bản sắc riêng, thế mạnh riêng của các nhà trường, phù hợp với triết lý, chiến lược phát triển của các nhà trường, phù hợp với xu thế phát triển của XH hiện đại. Việt nam cũng là một trong những quốc gia đang có những chuyển biến mạnh mẽ trong việc triển khai CTGD nhà trường cho các cấp học, bậc học, trong đó có GDMN.
2. PTCTGD nhà trường MN tạo ra sự khác biệt về CTGD giữa các nhà trường MN cho phù hợp với điều kiện thực tại của nhà trường, của địa phương trên cơ sở điều chỉnh CT GDMN quốc gia và CT GDMN địa phương (nếu có). Hoạt động PTCTGD nhà trường MN đa tầng, đa diện, tạo ra nhiều cấp bậc khác nhau ngay trong quá trình PTCTGD nhà trường, đó là: cấp độ nhà trường, cấp độ khối lớp, cấp độ nhóm lớp. Trong đó PTCTGD cấp độ nhóm lớp đem lại hiệu quả nhất. Muốn vậy thì GVMN phải cần có KN PTCTGD nhà trường MN.
3. RLKN PTCTGD nhà trường MN cho SV trình độ cử nhân sư phạm ngay trong quá trình đào tạo là việc làm cần thiết. Bởi nó đáp ứng Chuẩn nghề nghiệp GVMN, đáp ứng yêu cầu thực hiện CT GDMN cho một GVMN tương lai. KN này được xác định gồm 5 KN thành phần với nhiều KN đơn lẻ. Chúng được hình thành và RL thơng qua nhiều con đường khác nhau như: thông qua một số học phần chuyên ngành, thông qua học phần chuyên sâu, thơng qua các đợt THSP và TTSP. Q trình RL KN này chịu sự ảnh hưởng của nhiều yếu tố như: CT Đào tạo GVMN của các trường ĐH, người tham gia hướng dẫn RL cho SV, bản thân SV, các điều kiện vật chất và môi trường luyện tập.
Chương 2
THỰC TRẠNG RÈN LUYỆN KỸ NĂNG PHÁT TRIỂN CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC NHÀ TRƯỜNG CHO SINH VIÊN NGÀNH GIÁO DỤC MẦM NON TRÌNH ĐỘ CỬ NHÂN SƯ PHẠM