Những con đường hình thành và rèn luyện kỹ năng phát triển

Một phần của tài liệu Phát triển chương trình nhà trường (Trang 59 - 61)

1.4. Rèn luyện kỹ năng phát triển chương trình giáo dục nhà trường cho

1.4.4. Những con đường hình thành và rèn luyện kỹ năng phát triển

chương trình giáo dục nhà trường của sinh viên ngành Giáo dục mầm non trình độ cử nhân sư phạm

1.4.4.1. Thơng qua các học phần trên lớp

Q trình tổ chức RLKN PTCTGD nhà trường cho SV được thực hiện trên lớp với sự tham gia của nhiều học phần trong CT đào tạo GVMN trình độ ĐH.

Những học phần dưới đây đều là cơ sở của RLKN PTCTGD nhà trường cho SV, nhưng vai trị cụ thể của chúng có khác nhau:

- Các học phần Tâm lí học lứa tuổi, GD học MN... là các học phần được bố trí vào giai đoạn đầu của q trình đào tạo. Nhóm học phần này trang bị cho SV những kiến thức cơ bản về tâm lý học, GD học lứa tuổi MN... Những kiến thức này giúp SV có cơ sở lý luận về khoa học GDMN để vận dụng một cách sáng tạo vào thực tiễn, làm nền tảng cho việc PTCT GDMN.

- Nhóm các học phần phương pháp tổ chức các hoạt động GD (Phương

pháp GD thể chất; Phương pháp cho trẻ làm quen tác phẩm văn học; Phương pháp tổ chức hoạt động tạo hình; Phương pháp phát triển ngơn ngữ; Phương pháp GD âm nhạc; Phương pháp cho trẻ làm quen với mơi trường xung quanh; Phương pháp hình thành biểu tượng tốn cho trẻ).

Những học phần này đều trang bị kiến thức và KN cơ bản của hoạt động giáo dục phát triển, chúng liên quan trực tiếp đến việc RLKN PTCTGD cho SV ở từng hoạt động GD như: KN xác định mục tiêu; KN thiết kế hoạt động, lựa chọn nội dung; KN tổ chức hoạt động; KN đánh giá, điều chỉnh hoạt động... Trong quá trình các giảng viên giảng dạy trên lớp, ở mỗi học phần này, việc xây dựng kế hoạch GD cho hoạt động GD được dành riêng một thời lượng (số tiết) nhất định. Tuy nhiên, việc hình thành KN PTCTGD khơng chỉ diễn ra trong nội dung này mà được hình thành trong suốt quá trình đào tạo.

- Học phần “PTCT GDMN”: Đây là học phần chuyên sâu về PTCT GDMN. Ở học phần này, SV được trang bị kiến thức cốt lõi về PTCTGD, được hình thành và RL một số KN thành phần của KN PTCTGD nhà trường MN, tạo điều kiện thuận lợi cho SV khi tham gia vào thực tiễn PTCT GDMN hiện

nay tại các cơ sở MN.

Như vậy, để tổ chức RLKN PTCTGD nhà trường cho SV một cách hiệu quả thì cần sắp xếp, kết nối, thống nhất giữa các học phần phương pháp với học phần chuyên sâu để vừa đảm bảo phát huy tính đặc thù của chúng vừa đảm bảo ảnh hưởng tốt nhất đến sự hình thành KN PTCTGD cho SV một cách khái quát, tổng thể để thực hiện CTGDMN.

1.4.4.2. Thông qua thực hành sư phạm

THSP được thể hiện ở hình thức tổ chức RL NVSPTX hoặc kiến tập sư phạm. Đó là hình thức rèn nghề cho SV. Tùy vào từng trường ĐH, nó được thiết kế rải rác ở các kì hoặc tập trung vào một kì trong tồn bộ thời lượng CT đào tạo. THSP là cơ hội để SV đi thực tế ở các trường MN và thực hiện các nhiệm vụ kiến tập cơng tác, chăm sóc, ni dưỡng trẻ và GD trẻ.

Ở hoạt động chăm sóc, ni dưỡng: RL cho SV KN thu thập thơng tin từ tình hình của nhóm lớp và RLKN lập kế hoạch chăm sóc, ni dưỡng phù hợp với đặc điểm của trẻ.

Ở hoạt động GD phát triển: Được xây dựng và tổ chức theo hoạt động hoặc lĩnh vực phát triển của trẻ. Để có hiệu quả RL, hoạt động này phải được thực hiện song song với q trình học lí thuyết và thực hành trên lớp nhằm tạo điều kiện cho SV vận dụng kiến thức, KN đã học vào thực tế tổ chức các hoạt động GD ở trường MN. Đồng thời, giúp SV tích lũy kinh nghiệm thực tiễn, làm cơ sở cho việc tiếp thu nội dung cũng như thực hành các bài tập RLKN PTCTGD nhà trường MN ngay trên lớp học.

Mục tiêu, nhiệm vụ, nội dung của từng đợt THSP khác nhau. Tuy nhiên, tất cả các đợt RL đều tạo cơ hội cho SV có điều kiện để vận dụng, hồn thiện các KN đã được hình thành trên lớp. Trong các đợt RL đó, SV được RL các KN cụ thể của KN PTCTGD nhà trường, đó là:

- KN thu thập thông tin: Quan sát và ghi chép biên bản quan sát (quan sát trẻ, quan sát các hoạt động của trẻ, của GVMN, quan sát môi trường...), làm quen, sưu tầm, photo các loại kế hoạch GD của GVMN.

- KN nhận xét, đánh giá những thông tin thu được về trẻ, về GVMN, về môi trường GD...

Tất cả những KN này là nền tảng cốt lõi và cần thiết cho việc RLKN PTCTGD nhà trường, mặc dù độ tập trung vào việc RL các KN này chưa cao.

1.4.4.3. Thông qua thực tập sư phạm

TTSP là một hoạt động RLKN sư phạm ở giai đoạn cuối cùng của quá trình đào tạo. Mục đích của hoạt động này nhằm củng cố, hồn thiện những KN đã hình thành trước đó của SV, trong đó có KN PTCTGD nhà trường.

TTSP giúp SV củng cố, hoàn thiện KN PTCTGD nhà trường MN bằng cách kết hợp các KN thành phần của KN PTCTGD thành một chuỗi các KN có tính kết nối cao, tạo ra sự hồn chỉnh của KN PTCTGD nhà trường MN.

Trong đợt TTSP, SV sẽ được phân cơng vào các nhóm lớp ở các độ tuổi nhà trẻ và mẫu giáo. Họ phải tham gia vào tất cả các hoạt động GD trẻ ở trường MN như một người GVMN thực thụ. Do vậy, có rất nhiều KN được RL tổng hợp trong thời gian này.

Quá trình TTSP cũng làm bộc lộ KN PTCTGD nhà trường đã hình thành ở SV một cách khách quan. Qua đó, phát hiện những hạn chế, thiếu sót để có thể kịp thời khắc phục, đảm bảo cho KN PTCTGD nhà trường đã có của SV khi ra trường đạt được mức độ cần thiết, giúp họ có thể vận dụng linh hoạt, sáng tạo phù hợp với yêu cầu thực tiễn hiện nay.

Một phần của tài liệu Phát triển chương trình nhà trường (Trang 59 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(200 trang)