Quá trình hình thành và rèn luyện kỹ năng phát triển chương trình

Một phần của tài liệu Phát triển chương trình nhà trường (Trang 55 - 57)

1.4. Rèn luyện kỹ năng phát triển chương trình giáo dục nhà trường cho

1.4.1. Quá trình hình thành và rèn luyện kỹ năng phát triển chương trình

trình giáo dục nhà trường của sinh viên ngành Giáo dục mầm non

Hình thành KN là nắm vững một hệ thống phức tạp các thao tác, phát hiện và xử lý thông tin chứa đựng trong các tri thức và thu được từ đối tượng, các thao tác đối chiếu và xác lập mối tương quan giữa thông tin với hành động. Sự hình thành KN là sản phẩm của đào tạo sâu tri thức. Hình thành KN trải qua 3 giai đoạn như sau:

Giai đoạn 1: Hình thành KN

KN thể hiện ở dạng tri thức đã lĩnh hội, được người học hiểu và có thể tái hiện một cách có ý thức, mang tính chất thực thi đúng.

Giai đoạn 2: Phát triển KN

Phương pháp hành động đã lĩnh hội được điều khiển bởi tri thức, cùng với sự luyện tập (bao gồm cả việc giải quyết các nhiệm vụ trong những điều kiện

mới) KN có cơ hội RL và phát triển.

Giai đoạn 3: Giai đoạn kỹ xảo

Điều này cho thấy cơ sở nền tảng của việc hình thành và phát triển KN chính là tri thức và sự luyện tập. Để hình thành KN, người học cần phải hiểu biện pháp hành động thông qua việc quan sát mẫu, tiếp nhận sự chỉ dẫn và biết chính xác mục đích của việc luyện tập. Nếu bài luyện tập được xây dựng thành hệ thống, có tính kế tục hợp lý, người học có tâm thế RL, việc luyện tập được tiến hành nhiều lần, q trình luyện tập khơng được ngắt qng thì KN có thể phát triển thành kỹ xảo.

Kixegofv đã đưa ra 5 bước để hình thành KN sư phạm, gồm có: + Bước 1: SV được giới thiệu về hành động sắp phải thực hiện.

+ Bước 2: Diễn đạt các quy tắc lĩnh hội hoặc tái hiện những hiểu biết mà dựa vào đó KN được tạo ra.

+ Bước 3: Trình bày mẫu hành động.

+ Bước 4: SV tiếp thu hành động, vận dụng các quy luật một cách có ý thức. + Bước 5: Đưa ra các bài tập độc lập và có hệ thống.

Petty đề xuất quy trình hình thành và phát triển KN sư phạm gồm 8 bước cơ bản, đó là:

Bước 1: Giải thích Bước 2: Làm mẫu

Bước 3: Sử dụng kiến thức và luyện tập Bước 4: Kiểm tra và hiệu chỉnh

Bước 5: Hỗ trợ trí nhớ

Bước 6: Ơn tập và luyện tập lại Bước 7: Đánh giá

Bước 8: Hỏi và giải đáp thắc mắc

Theo Petty, việc sử dụng tri thức, luyện tập KN và kiểm tra, hiệu chỉnh KN (bước 3, bước 4) cần phải được tiến hành theo một chu trình lặp đi lặp lại cho đến khi KN thuần thục.

Từ những nghiên cứu về quy trình RLKN sư phạm nói chung và KN PTCTGD nói riêng, chúng tơi nhận thấy để hình thành và phát triển KN

PTCTGD nhà trường cho SV ngành GDMN, cần có những yếu tố sau:

+ Bản thân SV phải nhận thức được tầm quan trọng của các KN, xác định được mục tiêu RL;

+ Quy trình, cách thức đào tạo phải phù hợp và đảm bảo các vấn đề sau: SV phải được trang bị tri thức về KN, có cơ hội quan sát mẫu, luyện tập nhiều lần, trong q trình luyện tập cần có sự phản hồi và chính xác hóa KN;

+ Cần xây dựng các bài tập RL mang tính độc lập nhưng vẫn đảm bảo tính hệ thống.

Những vấn đề phân tích trên đây chính là cơ sở quan trọng cho việc xây dựng quy trình RLKN PTCTGD nhà trường cho SV ngành GDMN trong nghiên cứu của chúng tôi.

Một phần của tài liệu Phát triển chương trình nhà trường (Trang 55 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(200 trang)