Qua phân tích kết quả trạng, chúng tơi nhận thấy cịn nhiều hạn chế của việc RLKN PTCTGD nhà trường (cấp độ nhóm lớp) cho SV ngành GDMN. Nguyên nhân chủ yếu của những hạn chế đó là:
- Mục tiêu đào tạo ngành GDMN của các trường ĐH trong diện điều tra thực trạng khơng nói đến PTCTGD nhà trường MN, do vậy chưa có những định hướng cho việc RLKN PTCTGD nhà trường (cấp độ nhóm lớp) cho SV.
- Học phần chuyên sâu “PTCT GDMN” trong CT đào tạo ngành GDMN của các trường ĐH chưa bám sát với đối tượng đào tạo là SV (những GVMN tương lai) nên hệ thống lý thuyết và thực hành của học phần này chưa thực sự có giá trị trong việc trang bị kiến thức và RLKN PTCTGD nhà trường (cấp độ nhóm lớp) cho SV.
- Nhận thức của CBQL nhà trường MN, của đội ngũ GVMN về vấn đề PTCTGD nhà trường chưa đầy đủ. Do vậy, khi họ tham gia hướng dẫn SV trong các đợt THSP và TTSP sẽ không chú ý đến việc RLKN PTCTGD nhà trường (cấp độ nhóm lớp).
- Bản thân SV chưa nhận thức đầy đủ về tầm quan trọng của KN PTCTGD nhà trường (cấp độ nhóm lớp), do vậy ý thức RL chưa cao, hiệu quả RL chưa cao.
Kết luận chương 2
Qua kết quả nghiên cứu thực trạng các vấn đề về CT đào tạo GVMN, tổ chức RL KN PTCTGD nhóm lớp cho SV ngành GDMN, KN PTCTGD nhà trường (cấp độ nhóm lớp) của SV, chúng tơi có một số kết luận sau:
1. Vấn đề PTCTGD nhà trường (cấp độ nhóm lớp) của ngành GDMN ở một số trường ĐH chưa được đề cập một cách rõ ràng trong mục tiêu đào tạo, song bóng dáng của nó được thể hiện qua một số mục tiêu về kiến thức hoặc mục tiêu KN. Khung CT đào tạo của các trường này cũng đã xuất hiện học phần
chuyên sâu hoặc các học phần liên quan trực tiếp đến vấn đề này.
2. Các ngành GDMN của các trường ĐH chưa xây dựng được quy trình riêng cho việc RLKN PTCTGD nhà trường (cấp độ nhóm lớp) cho SV mà chủ yếu thông qua các đợt THSP và TTSP.
3. KN PTCTGD nhà trường (cấp độ nhóm lớp) của SV ngành GDMN chủ yếu ở mức độ trung bình, các KN thành phần phát triển khơng đều, tập trung chính ở KN thực hiện CT.
4. Cán bộ quản lý và GVMN đều nhận thấy sự cần thiết của hoạt động PTCTGD nhà trường MN. Họ cho rằng, để PTCTGD nhà trường MN thực sự đạt hiệu quả thì KN PTCTGD là nhân tố trung tâm. Các KN thành phần là hết sức cần thiết để tạo nên tổ hợp của KN PTCTGD nhà trường.
5. CTGD nhà trường (cấp độ nhóm lớp) của một số trường MN hiện nay đều dựa vào CTGDMN quốc gia, nên về cơ bản giống nhau, chỉ khác ở một số đề tài cụ thể. Chính vì thế, cách PTCTGD nhà trường (cấp độ nhóm lớp) chưa thực sự đi vào bản chất của hoạt động PTCT GDMN.
Những vấn đề thực tiễn này làm căn cứ cho chúng tôi xác định hệ thống KN thành phần và xây dựng quy trình RLKN PTCTGD nhà trường (cấp độ nhóm lớp) cho SV ngành GDMN trình độ cử nhân sư phạm.
Chương 3
NỘI DUNG, QUY TRÌNH RÈN LUYỆN KỸ NĂNG PHÁT TRIỂN CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC NHÀ TRƯỜNG CHO SINH VIÊN NGÀNH GIÁO DỤC MẦM NON SƯ PHẠM TRÌNH ĐỘ CỬ NHÂN