Kỹ năng phân tích tình hình nhóm lớp

Một phần của tài liệu Phát triển chương trình nhà trường (Trang 106 - 107)

3.1. Hệ thống kỹ năng phát triển chương trình giáo dục nhà trường (cấp

3.1.1. Kỹ năng phân tích tình hình nhóm lớp

Phân tích tình hình nhóm lớp sẽ cho các thơng tin cơ bản và cần thiết để PTCTGD. Thiết kế một CTGD nhóm lớp phải xuất phát từ điều kiện thực tại của nhóm lớp (phù hợp với trẻ, với đội ngũ GV và điều kiện về cơ sở vật chất của nhóm lớp). Khơng thể lấy một CTGD của trường này để làm CTGD cho trường khác hoặc CTGD của khối lớp để áp đặt tất cả các nhóm lớp trong nhà

trường. Do vậy, người tham gia PTCTGD nhà trường (cấp độ nhóm lớp) cần phải có KN phân tích tình hình nhóm lớp.

Đối với SV, để có được KN này, trước tiên SV phải thu thập nhiều loại thơng tin của nhóm lớp (Thơng tin về điều kiện CSVC của nhóm lớp, về đội ngũ GV, về tình hình trẻ trong nhóm lớp, về CTGD của khối lớp trong năm học trước, về chỉ đạo của nhà trường cho năm học này…) và thơng tin ngồi nhà trường (Bối cảnh văn hóa, nhu cầu, điều kiện tự nhiên - xã hội của địa phương nơi trẻ sinh sống). Tuy nhiên, chỉ cần tập trung vào hình thành và RL cho SV các KN cần thiết sau đây:

- KN phân tích tình hình trẻ trong nhóm lớp: Trẻ em là trung tâm của hoạt động chăm sóc, GD. Do vậy, mọi hoạt động GD trong nhóm lớp phải xuất phát từ trẻ, vì trẻ. Việc phân tích tình hình trẻ trong nhóm lớp sẽ cho SV biết được các thông tin cơ bản và cần thiết về sĩ số, giới tính, về đặc điểm, nhu cầu, khả năng của trẻ. Từ đó có chiến lược cho việc hoạch định CTGD (Xác định được trẻ đang ở mức độ nào? Trẻ cần gì? Trẻ đạt được đến đâu?)

- KN phân tích điều kiện CSVC và đội ngũ GV của nhóm lớp: Các điều

kiện về nhân lực và vật lực quyết định chất lượng và hiệu quả GD. Do vậy, việc phân tích được CSVC và đội ngũ GV về số lượng và chất lượng (trình độ, cơ cấu, năng lực…) sẽ làm căn cứ cho việc đánh giá chất lượng GD của nhóm lớp. - KN phân tích, đánh giá CTGD của nhóm lớp của năm học trước: Mỗi

năm học sẽ có những yếu tố ràng buộc và tác động khác nhau đến hiệu quả GD. Do vậy, không thể lấy CT năm học cũ để tiếp tục triển khai cho năm học mới. Trong quá trình triển khai CTGD sẽ bộc lộ những hạn chế cần khắc phục. Việc phân tích, đánh giá CTGD của năm học cũ là căn cứ cho việc thiết kế một CTGD mới theo nguyên lý “cái mới ra đời trên cơ sở của cái cũ”.

Một phần của tài liệu Phát triển chương trình nhà trường (Trang 106 - 107)