CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
1.3. Dạy học theo dự án – một phương pháp dạy học tích cực
1.3.2. Đặc điểm của dạy học dự án
Theo [6], trong các tài liệu về DHTDA, có rất nhiều đặc điểm được đưa ra. Các nhà sư phạm Mĩ đầu thế kỉ XX khi xác lập cơ sở lí thuyết cho PPDH này đã nêu ra ba đặc điểm cốt lõi của DHTDA: định hướng người học, định hướng thực tiễn và định hướng sản phẩm. Đến nay các đặc điểm của DHTDA được cụ thể hóa
Hình 1.3. Sơ đồ những đặc điểm của DHTDA
- Định hướng thực tiễn: Chủ đề của DA xuất phát từ những tình huống của
thực tiễn xã hội, nghề nghiệp và đời sống. Nhiệm vụ của DA cần chứa đựng những
vấn đề phù hợp với trình độ và khả năng của người học.
- Định hướng hứng thú người học: HS được tham gia đề xuất và chọn đề tài,
nội dung học tập phù hợp với khả năng và hứng thú cá nhân. Ngoài ra, hứng thú của HS cần được phát triển trong quá trình thực hiện DA.
- Định hướng hành động: Trong quá trình thực hiện DA có sự kết hợp giữa
nghiên cứu lý thuyết và vận dụng lý thuyết vào hoạt dộng thực tiễn, thực hành. Thơng qua đó để kiểm tra, củng cố, mở rộng hiểu biết lý thuyết cũng như rèn luyện kĩ năng hành động, kinh nghiệm thực tiễn của người học.
- Định hướng sản phẩm: Trong quá trình thực hiện DA, các sản phẩm được
tạo ra. Sản phẩm của DA bao gồm những thu hoạch lý thuyết, những sản phẩm vật chất của hoạt động thực tiễn, thực hành. Những sản phẩm này có thể sử dụng, cơng bố và giới thiệu.
- Định hướng kĩ năng mềm: Làm việc theo DA sẽ hỗ trợ phát triển cả kĩ năng
tư duy siêu nhận thức lẫn tư duy nhận thức như hợp tác, tự giám sát, tìm kiếm, phân tích dữ liệu và đánh giá thơng tin...Trong suốt q trình thực hiện DA, các câu hỏi định hướng sẽ kích thích HS tư duy và liên hệ với các khái niệm mang ý nghĩa thực tiễn cao. Đồng thời, HS cịn có cơ hội hình thành và rèn luyện các kĩ năng mềm cần
có của con người trong thế kỉ XXI như : kĩ năng học tập và thích ứng, kĩ năng thu thập và xử lí thơng tin, kĩ năng sống và hoạt động nghề nghiệp,...
- Tính phức hợp có ý nghĩa xã hội, thực tiễn: nội dung DA có sự kết hợp tri
thức của nhiều lĩnh vực hoặc môn học khác nhau nhằm giải quyết một vấn đề mang tính phức hợp (liên môn). Các DA học tập góp phần gắn việc học tập trong nhà trường với việc giải quyết các vấn đề của thực tiễn đời sống xã hội.
- Tính tự lực cao của người học: trong DHTDA, người học cần tham gia tích
cực và tự lực vào các giai đoạn của quá trình dạy học. Điều này cũng địi hỏi và khuyến khích người học nâng cao tính trách nhiệm và sự sáng tạo. GV chủ yếu đóng vai trị tư vấn, hướng dẫn, giúp đỡ HS. Tuy nhiên, mức độ tự lực cần phù hợp với kinh nghiệm, khả năng của HS và mức độ khó khăn của nhiệm vụ.
- Cộng tác làm việc: các DA học tập thường được thực hiện theo nhóm, trong
đó có sự cơng tác làm việc vả sự phân công công việc giữa các thành viên trong nhóm. DHTDA địi hỏi và rèn luyện tính sẵn sàng, kĩ năng cộng tác làm việc giữa các thành viên tham gia, giữa HS và GV cũng như với các lực lượng xã hội khác có tham gia trong DA. Đặc điểm này cịn gọi là học tập mang tính xã hội.