CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
1.3. Dạy học theo dự án – một phương pháp dạy học tích cực
1.3.8. Điều kiện để dạy học theo dự án trong mơn hóa học đạt hiệu quả
Để việc vận dụng DHTDA trong mơn hóa học đạt được hiệu quả cao cần đảm bảo các điều kiện sau:
- Xác định rõ mục tiêu học tập của HS: HS đạt được gì về kiến thức, kĩ năng, thái độ qua DA học tập. Các DA có tính chất liên mơn hay chỉ gồm nội dung mơn hóa học đều chú ý đến khía cạnh khoa học và thực nghiệm. Tập trung vào hoạt động tư duy bậc cao, không chỉ là những kĩ năng đọc sách hay dử dụng CNTT,…
- Nội dung hoặc chủ đề DA phải gắn với thực tiễn, hoặc với những vấn đề đang diễn ra trong cuộc sống xung quanh, mang tính thời sự, tính xã hội có liên quan đến nội dung mơn học, bài học. Ví dụ như các DA tìm hiểu về pháo hoa nhân lễ hội bắn pháo hoa quốc tế tại Đà Nẵng; khủng hoảng năng lượng nhân ngày “ Giờ Trái Đất”; ô nhiễm môi trường nhân ngày “mơi trường thế giới 05/6”; an tồn thực phẩm liên quan tới chất bảo quản rau quả, bánh trái, nước chấm; các loại phân bón hóa học; tìm hiểu về lỗ thủng tầng ozon hay hiện tượng El Nino, La Nina kéo dài gây nhiều hạn hán hay lũ lụt ở đây đó trên thế giới ....
- Chú ý các đặc điểm chuyên biệt về giới tính, tâm sinh lí lứa tuổi giúp phát huy những điểm mạnh riêng của HS theo sự khác biệt về cá thể (thực hiện điều đó một cách phù hợp sẽ hỗ trợ việc thực hiện quan điểm bình đẳng giới trong dạy học).
- GV, nhà trường và gia đình phải tạo được môi trường học tập thân thiện, tích cực; ủng hộ và hỗ trợ các điều kiện vật chất (chủ yếu là phương tiện kĩ thuật CNTT, internet) và tinh thần, thời gian cho PP học tập mới của HS.
- GV phải xây dựng một lịch trình đánh giá hiệu quả và ln theo dõi, tư vấn cho HS trong việc thực hiện DA.
- GV cần hình thành và rèn luyện các kĩ năng tư duy bậc cao và các kĩ năng cần có của người lao động mới trong thế kỉ XXI để làm gương cho HS.
Như vậy, học theo DA là một PPDH đáp ứng quan điểm lấy người học làm trung tâm. Học theo DA góp phần gắn lí thuyết với thực hành, tư duy và hành động, nhà trường và xã hội, góp phần tích cực vào việc hình thành và phát triển năng lực làm việc tự lực, năng lực sáng tạo, năng lực giải quyết các vấn đề phức hợp, tinh thần trách nhiệm và khả năng cộng tác làm việc cho người học. DHTDA góp phần nâng cao chất lượng đào tạo theo định hướng tăng cường tính tự lực và sáng tạo của HS, giúp HS làm quen với học tập kết hợp nghiên cứu để khi họ bước vào mơi trường ĐH, đễ dàng thích nghi với môi trường học tập mới. DHTDA là một trong những PPDH hiệu quả trong việc tích hợp kiến thức liên mơn học trong giải quyết các vấn đề thực tiễn, xã hôi và BVMT.