Các kĩ năng GV đánh giá HS tự đánh giá
Tìm kiếm, chọn lọc dữ liệu xử lí thơng tin ( 75/268) 27,98% ( 90/268) 33,58%
Biết làm việc, học tập theo nhóm/ tập thể ( 22/268) 8,2% ( 51/268) 19%
Có khả năng giao tiếp (35/268) 13,05% (38/268) 14,17%
Có khả năng thuyết trình ( 16/268) 5,97% ( 22/268) 8,2%
Biết sử dụng CNTT ( 18/268) 6,71% ( 25/268) 9,32%
Biết xây dựng SĐTD cho bài học (12/268) 4,77% (17/ 268) 6,34%
Đó là các kĩ năng cần thiết cho vận dụng DHTDA trong học tập và chuẩn bị tâm thế vào việc tham gia vào cuộc sống lao động và học tập suốt đời.
Từ điều tra thực trạng việc GDMT thông qua mơn hóa học và sử dụng DHTDA ở trường phổ thông chúng tôi nhận thấy rằng:
-Việc GDMT được thực hiện chủ yếu là lồng ghép, tích hợp trong bài dạy lí thuyết, và được coi là phần liên hệ thực tế với thời lượng ít nên hiệu quả chưa cao.
- HS không trực tiếp tham gia vào các hoạt động tìm hiểu về mơi trường và thục hiện các biện pháp BVMT nên chưa nhận thức được sâu sắc về tầm quan trọng của việc BVMT và chưa có ý thức thái độ trong BVMT.
- Dạy học DA với sự tích hợp GDMT chưa được vận dụng một cách tích cực cịn do sự hạn chế về thời gian, nội dung chương trình nặng tính hàn lâm, định hướng học tập đáp ứng thi cử của nhà trường, phụ huynh, xã hội.
Để đảm bảo hiệu quả GDMT, nhà trường phải là nơi đầu tiên và tốt nhất đủ điều kiện để giảng dạy và thực hành. Cần thiết phải tháo gỡ những khó khăn, tồn tại trong thực tiễn giáo dục hiện nay để BVMT khơng chỉ là bài học, mà địi hỏi phải trở thành hành vi, nhân cách HS. Dạy học DA có điều kiện khắc phục được những hạn chế trên, cần được khuyến khích thực hiện trong nhà trường một cách tích cực. Chúng tôi tiến hành nghiên cứu thực hiện việc vận dụng PP DHTDA để tích hợp
nội dung GDMT cho HS thông qua các bài học chương nhóm Cacbon - Hóa học 11 nâng cao và thể hiện ở chương sau.
TIỂU KẾT CHƯƠNG 1
Sau khi nghiên cứu tổng quan cơ sở lý luận về các vấn đề: đổi mới PPDH, PPDHTDA, môi trường , giáo dục BVMT, điều tra và thực trạng ở một số trường THPT thành phố Hải Phịng, chúng tơi thấy rằng: Việc GDMT thơng qua dạy học hóa học là hết sức cần thiết và PPDHTDA tạo điều kiện thuận lợi cho việc thực hiện nhiệm vụ này. Việc GDMT thông qua dạy học DA giúp HS có thể nắm bắt được những kiến thức cơ bản về mơi trường, từ đó thấy được vai trị quan trọng của mơi trường, biết đánh giá thực trạng ô nhiễm môi trường ngày càng nghiêm trọng mà thay đổi tư duy, thái độ, hành động của mình theo hướng tích cực hơn. Ngồi ra, học tập theo DA sẽ giúp HS hình thành và phát triển những năng lực chung, chuyên biệt cho bản thân, kỹ năng cần thiết, đặc biệt là năng lực giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo và khả năng hợp tác, làm việc theo nhóm. Đây là những năng lực và kỹ năng vô cùng quan trọng giúp HS phát triển được trong cuộc sống.
Chương 2
GIÁO DỤC MÔI TRƯỜNG THÔNG QUA DẠY HỌC DỰ ÁN CHƯƠNG NHÓM CACBON – HÓA HỌC 11 NÂNG CAO
2.1. Phân tích nội dung, cấu trúc chương Nhóm Cacbon - Hóa học 11 nâng cao
2.1.1. Mục tiêu của chương
a. Về kiến thức: Học sinh biết:
+ Tính chất hóa học, tính chất vật lí cơ bản của các đơn chất C, Si + Tính chất hóa học, tính chất vật lí của một số hợp chất Cacbon, Silic. + Một số ứng dụng quan trọng của Cacbon, Silic và hợp chất của chúng. + Vận dụng những kiến thức đã học: cấu tạo nguyên tử, phản ứng oxi hóa – khử… để giải thích tính chất đơn chất C, Si và một số hợp chất của Cacbon, Silic. b. Về kĩ năng: Tiếp tục hình thành và củng cố các kĩ năng:
- Làm một số thí nghiệm về tính chất của C, CO, CO2, muối cacbonat, Silic và các hợp chất của Silic
- Quan sát, phân tích, tổng hợp, dự đốn tính chất… để giải thích các hiện tượng TN và một số hiện tượng tự nhiên như hiệu ứng nhà kính, CO là chất khí có lợi hay có hại, thuốc muối và bệnh đau dạ dày, cát và vai trị của cát trong cơng nghiệp, đời sống, nghệ thuật, sự hình thành và các biện pháp bảo tồn hang động...
- Lập phương trình hóa học, đặc biệt là phương trình của phản ứng oxi hóa – khử, xác định chất khử, chất oxi hóa…
- Giải bài tập định tính, định lượng có liên quan đến kiến thức của chương. c. Về giáo dục tình cảm, thái độ
Thơng qua nội dung kiến thức và các TN hóa học của chương để giáo dục cho HS tình cảm, thái độ và ý thức BVMT, đặc biệt là mơi trường khơng khí, mơi trường đất, mơi trường nước, thái độ đúng đắn với các nguyên nhân gây ơ nhiễm khơng khí, ý thức bảo vệ bầu khí quyển, bảo vệ trái đất.
2.1.2. Cấu trúc nội dung kiến thức trong chương