CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
1.5. Giáo dục bảo vệ môi trường
1.5.1. Môi trường, những vấn đề cơ bản về giáo dục môi trường
a. Khái niệm về môi trường. Theo luật BVMT 2005 thì: “Mơi trường bao
gồm các yếu tố tự nhiên và vật chất nhân tạo bao quanh con người , có ảnh hưởng đến đời sống, sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con người và sinh vật.”
b. Thành phần của môi trường. Môi trường gồm các thành phần sau:
* Thạch quyển: vỏ trái đất hay thạch quyển là một lớp vỏ cứng rất mỏng, có
cấu tạo hình thái phức tạp, thành phần khơng đồng nhất, có thành phần thay đổi theo các vị trí khác nhau (ở phần lục địa dày 60 – 70 km, từ 2 – 8 km dưới đáy đại dương). Thành phần hóa học và tính chất vật lí của thạch quyển tương đối ổn định, ảnh hưởng rất lớn đến sự sống trên trái đất.
Thực hiện những NV gì? Ai thực hiện NV này?
* Thủy quyển: là lớp vỏ mỏng, không liên tục bao quanh Trái Đất bao gồm
nước ngọt, nước mặn ở cả ba trạng thái rắn, lỏng, hơi. Thủy quyển bao gồm: biển, hồ, ao, sơng ngịi, nước ngầm, băng tuyết và có vai trị vơ cùng quan trọng duy trì sự sống của con người và các động thực vật, cân bằng khí hậu tồn cầu.
* Khí quyển: là lớp khí bao quanh vỏ ngồi của trái đất, với ranh giới dưới là
bề mặt thủy quyển, thạch quyển và ranh giới trên là khoảng không giữa các hành
tinh. Khí quyển là một hỗn hợp các khí N2 (78,09%), O2 (khoảng 20,91%), CO2
(khoảng 0,03%), hơi nước (khoảng 0,1 - 5%) và nhiều khí khác.
Khí quyển có tác dụng duy trì và bảo vệ trên trái đất, ngăn chặn các tia tử ngoại gần đi vào trái đất. Khí quyển có vai trị quan trọng trong việc giữ cân bằng nhiệt lỏng của trái đất thông qua quá trình hấp thụ tia tử ngoại từ mặt trời chiếu
xuống và tia nhiệt từ mặt đất phản xạ lên.
* Sinh quyển: là toàn bộ các dạng vật sống, tổn tại ở bên trong, bên trên và
phía trên mặt đất, trong đó có cá thể sống và các hệ sinh thái hoạt động: Đây là một hệ thống động và rất phức tạp. Nơi sinh sống của sinh vật trong sinh quyển gồm môi trường cạn (địa quyển), mơi trường khơng khí hoặc mơi trường thủy quyển. Khác với khí quyển địa quyển và thủy quyển, sinh quyển khơng có giới hạn rõ rệt vì nó nằm trong cả 3 thành phần của mơi trường kể trên và khơng hồn tồn liên tục vì sự sống chỉ tồn tại và phát triển trong những điều kiện nhất định.
Các thành phần môi trường không tồn tại ở trạng thái tĩnh mà ln có sự chuyển hóa trong tự nhiên, diễn ra theo chu trình và thơng thường ở dạng cân bằng, gọi là sự cân bằng sinh thái. Chính sự cân bằng này bảo đảm cho sự sống trên Trái Đất phát triển ổn định.
c. Ơ nhiễm mơi trường.
- Ơ nhiễm mơi trường là hoạt động làm thay đổi trực tiếp hoặc gián tiếp thành phần và đặc điểm vật lý, hóa học, sinh thái học của bất kỳ thành phần nào của môi trường hay tồn bộ mơi trường vượt q mức cho phép đã được xác định.
- Ô nhiễm khơng khí: là sự có mặt của một số chất lạ hay mọi sự biến đổi
quan trọng thành phần khơng khí, làm cho khơng khí khơng sạch như có mùi khó chịu, giảm tầm nhìn xa (do bụi). Ơ nhiễm khơng khí gây ra bởi các nguồn ơ nhiễm từ thiên nhiên (sa mạc, gió, núi lửa, cháy rừng, quá trình phân hủy xác động vật
trong tự nhiên); ô nhiễm nhân tạo (do hoạt động giao thơng, đun nấu, khói bụi, tiếng ồn…), các tác nhân gây ơ nhiễm khơng khí bao gồm các loại oxit (NOx, CO, CO2, SO2, H2S, X2…) các hạt bụi rắn, bụi lỏng vi sinh; các khí quang hóa (O3, FAN, FB, N. NOx, Anđehit, Etylen…); các khí thải phóng xạ… các tác nhân ơ nhiễm khơng khí chủ yếu do quá trình đốt nhiên liệu và công nghệ sản xuất. Các tác nhân này phần lớn đều gây hại đối với sức khỏe con người, hệ sinh thái và các cơng trình dựng như mưa axit, phá hủy công trình xây dựng, hiệu ứng nhà kính làm trái đất nóng lên, làm mỏng đi tầng ozon…
- Ơ nhiễm mơi trường nước: Là sự thay đổi thành phần và tính chất của nước,
gây ảnh hưởng đến hoạt động sống bình thường của con người và sinh vật. Sự ô nhiễm nước gây ra bởi tự nhiên (mưa, tuyết tan, gió bão, lũ lụt) hoặc do nhân tạo (nước thải từ vùng dân cư, khu công nghiệp, thuốc trừ sâu, diệt cỏ, phân bón)… vào mơi trường nước. Sự ơ nhiễm nước được xác định thông qua các tác nhân như màu sắc, mùi vị, độ đục, độ pH, lượng O2 hòa tan trong nước (DO). Ngồi ra độ ơ nhiễm nước được xác định thơng qua các tác nhân hóa học như khối lượng kim loại nặng
(Hg, Cd, Pb, As…), các nhóm anion NO3-, PO43-, SO42-…, thuốc bảo vệ thực
vật…và tác nhân sinh học như vi khuẩn, kí sinh trùng…
- Suy thối, ơ nhiễm đất: hệ sinh thái đất luôn luôn tồn tại ở trạng thái cân
bằng. Khi có mặt của một số chất và hàm lượng của chúng vượt quá khả năng chịu tải của đất thì hệ sinh thái sẽ mất cân bằng và mơi trường đất bị suy thối, ơ nhiễm. Sự suy thối, ơ nhiễm đất gây ra bởi nguồn gốc tự nhiên (núi lửa, ngập úng, nhiễm mặn do thủy triều và nguồn gốc nhân sinh (chất thải sinh hoạt, chất thải công nghiệp, giao thông, hoạt động nông nghiệp…). Nét đặc thù của sự ô nhiễm đất là sự tồn tại các chất thải rắn trong các chất thải công nghiệp, nông nghiệp và sinh hoạt, trong đó chất thải cơng nghiệp đóng vai trị quan trọng nhất (khai thác mỏ, đất …) 1.5.2. Giáo dục môi trường cho học sinh trung học phổ thông
1.5.2.1. Khái niệm: GDMT là một quá trình tạo dựng cho con người những nhận
thức và mối quan tâm về môi trường và các vấn đề môi trường. GDMT gắn liền với việc học kiến thức, rèn luyện kỹ năng, hình thành thái độ và lịng nhiệt tình để hoạt động một cách độc lập hoặc phối hợp, nhằm tìm ra giải pháp cho những vấn đề mơi trường và ngăn chặn những vấn đề mới có thể xảy ra trong mơi trường.
1.5.2.2. Mục tiêu của giáo dục môi trường trong nhà trường
GDMT trong nhà trường giúp cho HS có hiểu biết về tình trạng mơi trường và các biện pháp BVMT để thực hiện nhiệm vụ BVMT có hiệu quả. Trong nhà trường, GDMT nhằm làm cho HS và GV có những hiểu biết và hình thành các thái độ tích cực với hoạt động BVMT như:
- Có ý thức thường xuyên và luôn luôn nhạy cảm đối với mọi khía cạnh của mơi trường và những vấn đề liên quan đến môi trường.
- Thu nhận được những thông tin, kiến thức cơ bản về môi trường và sự phụ thuộc lẫn nhau giữa các hoạt động của con người và môi trường.
- Phát triển kỹ năng bảo vệ và gìn giữ mơi trường, kỹ năng dự đốn, phịng tránh và gặp những vấn đề môi trường nảy sinh.
- Tham gia tích cực vào những hoạt động khắc phục, bảo vệ và giữ gìn mơi trường. - Có ý thức về tầm quan trọng của môi trường trong sạch đối với sức khỏe con người, về chất lượng cuộc sống của chúng ta, phát triển thái độ tích cực đối với mơi trường.
1.5.2.3. Phương pháp giáo dục mơi trường thơng qua mơn hóa học ở trường THPT.
Mơn hóa học nghiên cứu về các chất trong tự nhiên và sự biến đổi của chúng trong những điều kiện xác định nên có nhiều nội dung để tích hợp các kiến thức, kỹ năng GDMT trong các bài học thông qua các PPDH khác nhau như:
- Phương pháp nghiên cứu (tìm tịi, khám phá, giải quyết vấn đề): phương
pháp này hướng dẫn các em làm quen với q trình tìm tịi sáng tạo thông qua các bài tập giải quyết vấn đề để tìm ra những nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường, biện pháp BVMT tại địa phương như: làm thế nào để biết trong khí thải xe máy có các khí gây ơ nhiễm mơi trường? Vì sao các phương tiện giao thông tăng lên lại làm tăng ô nhiễm môi trường? Theo em giải quyết vấn đề này như thế nào ? Với làng nghề dệt (hoặc đúc đồng, nhôm) gây ra ô nhiễm môi trường khơng khí, đất, nước nhu thế nào? Cách khắc phục … GV đưa ra chủ đề và tổ chức cho HS thảo luận nhóm và trình bày kết quả.
- Đóng vai: Đây là phương pháp đặc trưng bởi một hoạt động với các nhân
vật giả định mà trong đó các tình huống trong thực tế cuộc sống được thể hiện thành những hành động có kịch tính. Trong vở kịch này các vai khác nhau do HS đóng và trình diễn, các hành động GDMT được xuất phát từ chính sự hiểu biết, PP tư duy và sáng tạo của HS, thơng qua “kịch bản” để có thể tuyên truyền về kiến thức GDMT,
phê phán các hành vi, thái độ, tiêu cực đối với mơi trường. GV có thể nêu chủ đề, tình huống, bối cảnh cho HS chọn lựa tự xây dựng và trình bày trong hoạt động ngoại khóa hưởng ứng cuộc vận động GDMT.
- Thuyết trình: Là phương pháp trong đó HS tự thu thập tư liệu qua các
nguồn thông tin khác nhau, xây dựng thành một báo cáo và trình bày trước tập thể những hiểu biết của mình về GDMT. Để xây dựng bài thuyết trình, HS (hoặc nhóm HS) phải vận dụng tổng hợp các khái niệm và PP khác nhau (khám phá, điều tra, quan sát, phỏng vấn…) qua đó có được những hiểu biết hoạt động và thái độ tích cực với mơi trường.
- Tham quan, cắm trại, trò chơi: Các PP này rất thuận lợi để phối hợp nhiều
hoạt động GDMT và chúng có quan hệ liên kết với nhau. GV có thể chọn chủ đề gắn với nội dung học tập để tổ chức tham quan và đặt ra yêu cầu cụ thể cho hoạt động này. Ví dụ tổ chức cho HS tham quan nhà máy xi măng (hoặc cơ sở sản xuất gốm, gạch, phân bón…). Ngồi nội dung kiến thức hóa học (nguyên liệu, quy trình, q trình hóa học…) cần yêu cầu HS tìm hiểu vấn đề ơ nhiễm môi trường, biện pháp BVMT và yêu cầu thực hiện trong báo cáo thu hoạch cá nhân sau khi đi tham quan.
- PPDHTDA: Đây là PP giáo dục có hiệu quả cao trong việc tích hợp GDMT
cho HS. PPDH này sẽ tạo cho HS có thói quen đặt mình vào vị trí những người ln quan tâm và có hành động tích cực với mơi trường như nhận biết vấn đề thực hiện có liên quan đến GDMT và đưa ra những giải pháp giải quyết vấn đề đó. Do vậy GV cần xây dựng các đề tài DA, động viên HS tham gia đề xuất đề tài DA, tổ chức cho HS xây dựng và thực hiện kế hoạch DA. PPDH này là PP hiệu quả nhất để tích hợp nội dung GDMT dạy học hóa học ở trường THPT và hình thành ở HS PP, năng lực nghiên cứu khoa học, vận dụng kiến thức vào thực tiễn cuộc sống để giải quyết các vấn đề phức tạp.
Như vậy việc GDMT trong dạy học hóa học rất đa dạng, GV có thể thực hiện nhiệm vụ này thông qua việc sử dụng các PPDH khác nhau để tổ chức các hoạt động học tập đa dạng cho HS. Thông qua các hoạt động học tập này giúp HS hứng thú học tập, phát trển các năng lực, hình thành kỹ năng sống và thái độ tích cực với hoạt động BVMT.
Để thực hiện mục tiêu GDMT trong nhà trường chúng ta cần thực hiện các biện pháp sau:
- Đưa GDMT vào tất cả các cấp, bậc học, kết hợp GDMT vào tất cả các môn học trong hệ thống giáo dục.
- Thực hiện GDMT bằng PP hiện đại, đặt trọng tâm ở người học và cách tiếp cận bằng việc làm cụ thể, hoạt động cụ thể.
- Cung cấp kỹ thuật về môi trường và rèn luyện kỹ năng BVMT. Tích cực đưa HS tham gia các hoạt động BVMT với cộng đồng trong và ngồi nhà trường.
- Ln chú ý hình thành thái độ đúng, tích cực và có trách nhiệm cao với việc BVMT ở HS và GV.
Như vậy, mọi biện pháp GDMT trong nhà trường đều nhằm đạt đến mục tiêu cuối cùng là người học được trang bị về kiến thức, hiểu biết về mơi trường trên cơ sở có được một ý thức trách nhiệm sâu sắc với sự phát triển bền vững của nền tảng đạo lý về môi trường.
1.6. Thực trạng giáo dục môi trường thông qua dạy học mơn hóa học và sử dụng phương pháp dạy học theo dự án ở một số trường trung học phổ thông thành phố Hải Phịng