Hệ thống dự án trung bình tích hợp giáo dục mơi trường

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giáo dục môi trường thông qua dạy học dự án chương nhóm cacbon hóa học 11 nâng cao (Trang 65)

CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI

2.2. Xây dựng hệ thống dự án học tập kết hợp giáo dục bảo vệ môi trường trong

2.2.3. Hệ thống dự án trung bình tích hợp giáo dục mơi trường

2.2.3.1. Các đề tài dự án trung bình

Đây là các DA được xây dựng để thực hiện trong khoảng thời gian giới hạn

là một tuần hoặc 40 giờ học. HS thực hiện ngoài giờ lên lớp như một bài tập về nhà, tiến hành làm việc nhóm và trình bày sản phẩm vào thời gian quy định sau đó.

Các DA trung bình có nhiệm vụ phức tạp hơn các DA nhỏ. Để thực hiện các DA này, HS không chỉ sử dụng kiến thức trong SGK, những hiểu biết sẵn có mà cần tìm hiểu thơng tin qua các nguồn thông tin khác như internet, tạp chí,...Q trình thực hiện DA địi hỏi phức tạp hơn và cần sử dụng một số kĩ năng về sử dụng CNTT, đa phương tiện, và các kĩ thuật học nhóm, khăn trải bàn, lập sơ đồ tư duy, 5W1H, điều tra, phỏng vấn.....Do vậy các DA trung bình có thể lấy từ các đề tài DA nhỏ nhưng các yêu cầu, nội dung DA cần phức tạp hơn.

Với chương nhóm Cacbon - Hóa học 11 nâng cao chúng ta có thể thực hiện các DA trung bình sau:

- Than đá - tầm quan trọng và ảnh hưởng đến môi trường sống - Than tổ ong và cách sử dụng hợp lí để BVMT

- Khí CO - các hệ lụy đã gây ra cho con người và mơi trường - Các khí gây ơ nhiễm từ khí thải ơtơ xe máy - cách xác định - Tìm hiểu về khí CO2 và những ảnh hưởng đến môi trường

- Thực trạng môi trường ở một số cơ sở khai thác, sản xuất vật liệu xây dựng tại thành phố Hải Phòng

- Những hệ lụy gì cho mơi trường sẽ xảy ra với tập tục “di canh”của đồng bào dân tộc.

2.2.3.2. Phương pháp thực hiện dự án trung bình trong giờ học

Về cơ bản các bước thực hiện giống như DA nhỏ, nhưng do thời gian làm việc ở nhà nhiều hơn nên GV cần yêu cầu các nhóm có sổ theo dõi DA và các phiếu đánh giá hoạt động nhóm, đánh giá sản phẩm,...HS tìm hiểu thơng tin, (ở nhiều nguồn), sưu tầm hiện vật, tranh ảnh, mẫu vật, làm thí nghiệm tại chỗ hay tìm video có sẵn, cần ghi rõ nguồn lấy thơng tin...HS tập hợp các thông tin và hiện vật để tạo ra sản phẩm dưới nhiều hình thức khác nhau, có thể làm thành một ấn phẩm, hay một trang web, một bài trình diễn đa phương tiện, một bộ mẫu vật...để giới thiệu sản

phẩm DA. GV cần khuyến khích HS đưa ra những kiến thức ngoài SGK và thiết thực với đời sống hàng ngày.

Sau các bài học tương ứng với nội dung các DA, GV tổ chức một tiết học để HS công bố sản phẩm trước lớp hoặc khối lớp. Các bước thực hiện cụ thể như sau:

- Bước 1: GV giới thiệu kế hoạch học tập chương và xác định nội dung (

hoặc HS đề xuất nội dung) dùng để xây dựng DA.

- Bước 2: Chia HS thành các nhóm cùng hứng thú với đề tài đưa ra, các

nhóm suy nghĩ đặt tên cho DA. GV gợi ý để HS xây dựng được bộ câu hỏi định hướng, xác định được mục tiêu DA.

- Bước 3: GV thống nhất với HS về những yêu cầu trong quá trình thực hiện

và sản phẩm của DA. GV cần đưa ra những chỉ dẫn về cách thức tổ chức, thực hiện, tài liệu tham khảo, kế hoạch đánh giá và cách thức đánh giá cụ thể.

- Bước 4: GV quy định thời gian nộp sản phẩm DA, thường thực hiện DA

trong 7 - 10 ngày. HS thảo luận nhóm lập kế hoạch thực hiện DA, phân cơng cơng việc cho mỗi thành viên và thực hiện kế hoạch đã đặt ra. HS báo cáo kết quả thực hiện của từng giai đoạn DA và trao đổi về những khó khăn, cách khắc phục nếu cần. GV theo dõi, đánh giá quá trình thực hiện DA, đưa ra ý kiến giúp đỡ kịp thời.

- Bước 5: GV tổ chức 1 - 2 tiết học để các nhóm báo cáo sản phẩm và trả lời

chất vấn của GV, bạn bè. GV cùng với HS tổng hợp các kết quả đánh giá (các bảng kiểm phiếu đánh giá) và cho điểm DA nhóm và từng cá nhân.

2.2.3.3. Các dự án trung bình thực hiện trong dạy học hóa học chương Nhóm cacbon - Hóa học 11 nâng cao .

Chúng tôi đã tổ chức và hướng dẫn HS lớp 11B1 trường THPT An Dương thực hiện ba DA trung bình:

- Nhóm 1: Than đá - tầm quan trọng và sự ảnh hưởng đến mơi trường sống

- Nhóm 2: Tìm hiểu về khí CO2 và những ảnh hưởng đến mơi trường

- Nhóm 3: Thực trạng mơi trường ở một số cơ sở khai thác và sản xuất vật liệu

xây dựng tại thành phố Hải Phòng.

Sản phẩm của các nhóm được trình bày trong một giờ học (ngoại khóa mơi trường tại lớp)

DỰ ÁN 1: THAN ĐÁ -TẦM QUAN TRỌNG VÀ ẢNH HƯỞNG MÔI TRƯỜNG

Bối cảnh xây dựng chủ đề:

Năng lượng than và vai trò của than trong an ninh năng lượng từ lâu đã trở thành nhân tố tác động trực tiếp đến sự phát triển kinh tế, xã hội của Việt Nam, cũng như các quốc gia trên thế giới. Với việc chú trọng vào đẩy nhanh tăng trưởng kinh tế dẫn đến khai thác quá mức nguồn tài nguyên này cũng như việc tạo ra nhiều chất ô nhiễm từ việc sử dụng than đá làm tổn hại đến chất lượng khơng khí, nước và đất đai, sức khỏe và tính mạng người lao động cũng như nhân dân sống trong khu vực. Em hãy đóng vai nhà nghiên cứu môi trường vùng than Quảng Ninh để tuyên truyền về tầm quan trọng của than đá và những cảnh báo về ảnh hưởng đến môi trường sống của việc khai thác và sử dụng khơng hợp lí nguồn tài ngun này thơng qua bài thuyết trình của nhóm mình.

Mục tiêu:

- Tìm hiểu về tầm quan trọng, ứng dụng của than đá trong đời sống và sản xuất, ảnh hưởng của việc khai thác đến môi trường và đến tài nguyên của đất nước, biện pháp giảm thiểu ô nhiễm mơi trường từ khai thác than đá và tìm hiểu các biện pháp thay thế nguồn nguyên liệu đang dần cạn kiệt, nâng cao ý thức trách nhiệm cộng đồng.

- Tăng cường khả năng hợp tác, làm việc khoa học, có kế hoạch của HS. - Nâng cao kỹ năng tìm kiếm, xử lí thơng tin từ các phương tiện thông tin khác nhau.

Đối tượng: học sinh lớp 11B1(nhóm 1)- Trường THPT An Dương. Thời gian: 2 tuần (Chuẩn bị ở nhà)

Phương pháp:

- Làm việc theo nhóm, nghiên cứu thực tiễn, thu thập và xử lý thơng tin, trình bày sản phẩm.

Câu hỏi định hướng:

* Nội dung: Trong bài thuyết trình phải thể hiện được những nội dung sau:

- Tìm hiểu về tầm quan trọng, ứng dụng của than đá trong đời sống và sản xuất. - Vai trò của than đá với nền kinh tế quốc dân? Các ngành sản xuất sử dụng than đá?

- Các PP, quy trình khai thác than đá ở mỏ than Quảng Ninh?

- Ảnh hưởng của việc khai thác than hiện nay đến môi trường và đến sức khỏe người lao động ở nước ta.

- Các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường từ khai thác than đá

- Các biện pháp để thay thế nguồn nguyên liệu đang dần cạn kiệt này, ý thức trách nhiệm cộng đồng đối với môi trường do ảnh hưởng của hoạt động khai thác tài nguyên này.

* Hình thức: Bài trình bày phải đảm bảo các tiêu chí của một bài thuyết trình

có sử dụng cơng nghệ thơng tin. Cần làm rõ: - Mục đích, nội dung cần tuyên truyền.

- Hình thức sáng tạo, độc đáo, hấp dẫn, kích thích người xem bằng cơng cụ CNTT. - Có tác động mạnh đến ý thức, hành vi, thái độ của người xem.

Thực hiện dự án. (nhóm 1 thực hiện DA này)

* Chia nhóm: chia lớp học thành 3 nhóm, mỗi nhóm 13-15 HS. * Nhiệm vụ của giáo viên:

- Tổ chức cho từng nhóm thảo luận để xây dựng kế hoạch thực hiện DA , theo dõi, hướng dẫn các nhóm lập kế hoạch.

- Phân cơng nhiệm vụ cho mỗi thành viên.

- Thường xuyên kiểm tra, đôn đốc, nhắc nhở trong quá trình làm việc của các nhóm đảm bảo thời gian.

* Nhiệm vụ của học sinh

Bảng 2.9. Phân công nhiệm vụ thực hiện DA TB cho HS nhóm 1.

Số lượng

thành viên Vai trò Nhiệm vụ

7 - 8

Nhóm nghiên cứu thực trạng

- Tìm hiểu về tầm quan trọng, ứng dụng của than đá trong đời sống và sản xuất

- Tìm hiểu các PP, quy trình khai thác than đá trong nước và trên thế giới.

- Ảnh hưởng của việc khai thác đến môi trường và đến tài nguyên của đất nước

- Biện pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường từ khai thác than đá

- Tìm hiểu các biện pháp thay thế nguồn nguyên liệu đang dần cạn kiệt.

4 - 5 Nhóm

giải pháp

- Tập hợp thơng tin tìm kiếm được - Đưa ý tưởng thiết kế bài thuyết trình

2 Nhóm

trình bày

- Trình bày, thuyết minh sản phẩm, ý tưởng của nhóm trước ban giám khảo, tập thể lớp

Cả nhóm cùng thực

hiện

Các tuyên truyền viên

- Tuyên truyền cho mọi người về ảnh hưởng việc khai thác than đá tới môi trường và kêu gọi HS trong trường, cộng đồng làng xóm cùng chung tay BVMT, bảo vệ sức khỏe cộng đồng.

Sản phẩm của học sinh.( Đĩa CD)

Hình 2.7. SĐTD của nhóm 1- Lớp 11B1- Trường THPT AD

Hình 2.8. Nhóm 1 báo cáo, trình bày sản phẩm và trả lời các câu hỏi phỏng vấn của HS trong lớp.

CÂU HỎI PHỎNG VẤN

1. Trong nhiều thành phố, thị xã, người dân dùng than tổ ong để nấu nướng. Hãy giải thích tác dụng của các việc làm sau:

a. Tạo các hàng lỗ trong các viên than tổ ong.(tăng diện tích tiếp xúc giữa than và khơng khí.)

b. Quạt gió vào bếp lị khi nhóm lửa. (Tăng lượng oxi để quá trình cháy xảy ra dễ hơn.) c. Đậy bớt cửa lò khi ủ bếp. (Giảm lượng oxi để hạn chế q trình cháy.)đốt lị trong mùa đông để sưởi ấm đều dùng tới than tổ ong. Vì sao trong viên than tổ ong có nhiều lỗ?

2. Nhận xét về hàm lượng C trong các loại than?

+ Than gầy: Chứa 90%C. + Than mỡ, than non: Chứa 70 - 80%C + Than bùn: Dưới 60%C

Loại than nào được dùng để sản xuất than tổ ong?

3. Vì sao đốt than tổ ong lại có mùi khó chịu? Trong khí than tổ ong có những khí gì? Những khí đó có gây ơ nhiễm mơi trường không?

4. Tại sao không nên sử dụng bếp than củi hoặc than tổ ong để sưởi ấm trong phịng kín? Nên đốt bếp than như thế nào cho hợp lí và hạn chế ơ nhiễm mơi trường.

PHIẾU ĐÁNH GIÁ SẢN PHẨM DỰ ÁN 1. Tên đề tài:…………………………..

2. Tên nhóm:…………. Lớp:………… 3. Tên thành viên:…………………….. 4. Hướng dẫn đánh giá cho điểm:

Bảng 2.10. Hướng dẫn cho điểm sản phẩm DA trung bình 1

CÁC TIÊU CHÍ ĐIỂM TỐI ĐA SỐ ĐIỂM GHI CHÚ NỘI DUNG 20

- Tìm hiểu về tầm quan trọng, ứng dụng của than đá

trong đời sống và sản xuất 5

- Các phương pháp, quy trình khai thác than đá. 3

- Ảnh hưởng của việc khai thác đến môi trường và

đến tài nguyên của đất nước 5

- Biện pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường từ khai

thác than đá 4

- Tìm hiểu các biện pháp thay thế nguồn nguyên liệu đang dần cạn kiệt, nâng cao ý thức trách nhiệm cộng đồng.

3

HÌNH THỨC 20

- Ý tưởng sáng tạo, độc đáo, hấp dẫn, phong phú 10

- Tính nghệ thuật của bài thuyết trình (bố cục, thiết

kế…) 5

- Thể hiện được nội dung cần tuyên truyền 5

BÀI TRÌNH BÀY 10

- Logic, ngắn gọn, khoa học 2

- Có sử dụng cơng nghệ thơng tin và phần mềm hỗ trợ 2

- Năng lực trình bày trước đám đơng 2

- Có sự tham gia của cả đội 4

DỰ ÁN 2

“TÌM HIỂU KHÍ CO2 VÀ NHỮNG ẢNH HƯỞNG ĐẾN MÔI TRƯỜNG”.

* Bối cảnh xây dựng chủ đề: Biến đổi khí hậu đang diễn ra ở quy mơ toàn cầu do

các hoạt động của con người làm phát thải quá mức khí nhà kính vào bầu khí quyển. Một trong các khí gây hiệu ứng nhà kính là CO2. Khí nhà kính làm cho trái đất nóng lên, băng tan, nước biển dâng, bão lũ hồnh hành. Chủ đề ngày mơi trường thế giới 5/6/2014 là “Hãy hành động để ngăn nước biển dâng” nhằm nhấn mạnh vai trò, tầm quan trọng của việc bảo vệ mơi trường, ứng phó biến đổi khí hậu đối với các khu vực dễ bị tổn thương như hải đảo và các khu vực ven biển. Bằng hiểu biết của mình và qua các phương tiện thông tin, với sự trợ giúp của CNTT, em hãy đóng vai

tuyên truyền viên của một viện nghiên cứu về mơi trường tìm hiểu về CO2 và ảnh

hưởng của nó đến mơi trường và xây dựng một bài thuyết trình bằng cơng nghệ thơng tin để tuyên truyền trong cộng đồng.

Mục tiêu:

- Tìm hiểu về khí CO2, ảnh hưởng của khí CO2 đến môi trường, đặc biệt là hiệu ứng nhà kính và tác hại của hiện tượng này.

- Tăng cường khả năng hợp tác, làm việc khoa học, có kế hoạch của học sinh. - Nâng cao kỹ năng tìm kiếm, xử lí thơng tin qua các phương tiện thông tin khác nhau. - Rèn kĩ năng lắng nghe, chia sẻ kinh nghiệm với bạn bè.

Đối tượng: học sinh lớp 11B1- Trường THPT An Dương Thời gian: 2 tuần ( Chuẩn bị ở nhà)( nhóm 2 thực hiện DA này) Phương pháp:

- Làm việc theo nhóm, nghiên cứu thực tiễn, thu thập và xử lý thơng tin, trình bày. Câu hỏi định hướng

* Nội dung: Trên bài thuyết trình phải thể hiện được những nội dung sau:

- Khí CO2 được sinh ra từ những nguồn nào trong tự nhiên?

- Ứng dụng của khí CO2 trong đời sống và sản xuất? Những ảnh hưởng đến môi

trường gây ra từ CO2?

- Thế nào là hiện tượng “hiệu ứng nhà kính” ? Tác hại của hiệu ứng nhà kính? Khí CO2 (cacbon đioxit) có ảnh hưởng như thế nào đến hiện tượng “hiệu ứng nhà kính”?

- Làm thế nào để chúng ta có thể hạn chế hiện tượng “hiệu ứng nhà kính”, BVMT? - Em đã làm gì để góp phần làm giảm lượng khí CO2 trong khơng khí?

* Hình thức: Bài trình bày phải đảm bảo các tiêu chí của một bài thuyết trình có

sử dụng CNTT. Cần làm rõ:

- Mục đích, nội dung cần tuyên truyền.

- Hình thức sáng tạo, độc đáo, hấp dẫn, kích thích người xem bằng cơng cụ CNTT. - Có tác động mạnh đến ý thức, hành vi, thái độ của người xem.

Thực hiện dự án. ( nhóm 2 thực hiện DA này)

* Chia nhóm: chia lớp học thành 3 nhóm, mỗi nhóm 13-15 học sinh. * Nhiệm vụ của giáo viên:

- Tổ chức cho từng nhóm thảo luận để xây dựng kế hoạch thực hiện DA , theo dõi, hướng dẫn các nhóm lập kế hoạch.

- Phân công nhiệm vụ cho mỗi thành viên.

- Thường xuyên kiểm tra, đôn đốc, nhắc nhở trong quá trình làm việc của các nhóm đảm bảo thời gian.

* Nhiệm vụ của học sinh

Bảng 2.11. Phân công nhiệm vụ HS thực hiện DA trung bình 2

Số lượng

thành viên Vai trò Nhiệm vụ

7 - 8

Nhóm nghiên cứu thực trạng

- Tìm hiểu khí CO2 trong tự nhiên?

- Ứng dụng của khí CO2 trong đời sống và sản xuất? - Ảnh hưởng của khí CO2 đến mơi trường? Thế nào là hiện tượng “hiệu ứng nhà kính”? Tác hại của hiệu ứng nhà kính?

- Làm thế nào để chúng ta có thể hạn chế hiện tượng “hiệu ứng nhà kính”, bảo vệ mơi trường.

- Em đã làm gì để góp phần làm giảm lượng khí CO2 trong khơng khí?

4 -5 Nhóm

giải pháp

- Tập hợp thơng tin tìm kiếm được - Đưa ý tưởng thiết kế bài thuyết trình

2 Nhóm

trình bày

- Trình bày, thuyết minh sản phẩm, ý tưởng của nhóm trước ban giám khảo, tập thể lớp

Cả nhóm cùng thực

hiện

Các tuyên truyền viên

- Tuyên truyền cho mọi người về ảnh hưởng sự của

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giáo dục môi trường thông qua dạy học dự án chương nhóm cacbon hóa học 11 nâng cao (Trang 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)