CÁC TIÊU CHÍ ĐIỂM TỐI ĐA SỐ ĐIỂM GHI CHÚ NỘI DUNG 20
- Giới thiệu được mục đích của bài thuyết trình, giới thiệu một số cơ sở khai thác đá, cơ sở sản xuất xi măng, vơi, gạch ...tại Hải Phịng.
5
- Quá trình sản xuất các sản phẩm tại các cơ sở trên 3
- Thực trạng môi trường ở một số cơ sở khai thác và chế biến đá, sản xuất vật liệu xây dựng tại Hải Phòng, ảnh hưởng đến đời sống nhân dân trong các khu vực .
6
- Các biện pháp BVMT tại các cơ sở sản xuất 3
- Tuyên truyền ý thức BVMT của các nhà máy,
khu cơng nghiệp và của người dân. 3
HÌNH THỨC 20
- Ý tưởng sáng tạo, độc đáo, hấp dẫn 10
- Tính nghệ thuật của bài thuyết trình 5
- Thể hiện được nội dung cần tuyên truyền 5
BÀI TRÌNH BÀY 10
- Logic, ngắn gọn, khoa học 2
- Có sử dụng CNTT và phần mềm hỗ trợ 2
- Năng lực trình bày trước đám đơng 2
- Có sự tham gia của cả đội 4
2.2.4. Đề tài dự án lớn tích hợp giáo dục mơi trường 2.2.4.1 Khái niệm và các dự án lớn có thể thực hiện
Các DA lớn có nội dung mang tính phức hợp cao, địi hỏi HS phải hoạt động nhiều và thực hiện nhiều kĩ năng. Các DA lớn thường được thực hiện theo nhóm lớn hay theo đơn vị lớp và được tiến hành trong một thời gian dài hơn hai tuần đến vài tháng. Nội dung của DA có thể chia thành các DA nhỏ thành phần để các nhóm HS thực hiện một cách độc lập. Nội dung liên môn thường được thể hiện trong các DA lớn. Các đề tài DA lớn thường gắn với các hoạt động xã hội theo các cuộc vận động hưởng ứng “ngày môi trường”, “giờ trái đất”, ‘nước sạch”....Do vậy mà tùy theo bối cảnh,yêu cầu hoạt động xã hội do nhà trường, Sở giáo dục – Đào tạo, thành phố tổ chức mà GV và HS xây dựng - lựa chọn chủ đề DA.
2.2.4.1 Phương pháp thực hiện dự án lớn
Đối với chương nhóm Cacbon - hóa học 11 nâng cao, nội dung được phân phối
trong 6 tiết học, do vậy chỉ nên cho tiến hành thực hiện một DA lớn trong một năm học, vì để thực hiện các DA lớn, HS cần thực hiện ngoài giờ lên lớp và thời gian dài, trình bày sản phẩm như một hoạt động ngoại khóa nên khơng tổ chức q nhiều, sẽ ảnh hưởng đến chương trình đào tạo, giáo dục chung của khối, lớp, mơn học.
Việc thực hiện DA lớn, về cơ bản, các bước thực hiện giống như DA trung bình, có sổ theo dõi DA và các phiếu đánh giá hoạt động nhóm, đánh giá sản phẩm,...HS tìm hiểu thơng tin ở nhiều nguồn (sách báo, mạng internet, tivi, các công ty, nhà máy sản xuất,... hay từ thực tiễn cuộc sống), sưu tầm hiện vật, tranh ảnh, mẫu vật, làm thí nghiệm tại chỗ hay làm video có sẵn, ...HS tập hợp các thơng tin và hiện vật để tạo ra sản phẩm dưới nhiều hình thức khác nhau, có thể làm thành một ấn phẩm, hay một trang web, một bài trình diễn đa phương tiện, một bộ mẫu vật, ...để giới thiệu sản phẩm DA.
Sau một thời gian thực hiện DA, GV tổ chức một buổi học ngoại khóa, có thể mời HS khác lớp, cha mẹ HS, Ban giám hiệu, GV trong trường tới dự để HS công bố sản phẩm trước lớp hoặc khối lớp. Cách thức thực hiện cụ thể các DA lớn cần chú trọng hơn một số yêu cầu như:
+ GV hướng dẫn hoặc cùng HS xây dựng được bộ câu hỏi định hướng cho DA để đảm bảo nội dung DA khơng chệch mục tiêu chính đề ra.
+ Với mỗi DA, phải xây dựng được tiêu chí đánh giá cụ thể về nội dung, hình thức thể hiện sản phẩm của DA với những câu hỏi cụ thể.
+ Đánh giá DA lớn cần đánh giá đầy đủ thông qua các bảng kiểm quan sát, phiếu đánh giá, sổ theo dõi DA,..., chứ không chỉ là điểm của sản phẩm DA. Điểm số của các thành viên trong nhóm có thể khác nhau, phụ thuộc chất lượng cơng việc hồn thành và mức độ tham gia vào DA, do quan sát và đánh giá của cả GV và các thành viên trong nhóm tổng hợp thành.
2.2.4.3. Dự án lớn thực hiện trong dạy học chương nhóm cacbon - hóa học 11 nâng cao. * Chúng tôi tiến hành DA: Ngoại khóa chủ đề mơi trường: Hưởng ứng
ngày môi trường thế giới 2014:“ Hãy hành động để ngăn nước biển dâng” vào tháng 9/2014 tại trường THPT An Dương - Hải Phòng.
* Mục tiêu :
- Kiểm tra kiến thức liên mơn Hóa - Sinh của HS THPT liên quan đến vấn
đề môi trường, môi trường phát triển bền vững.
- Cung cấp cho HS một số hiểu biết về vấn đề tài nguyên, môi trường, đặc biệt là biến đổi khí hậu.
- Giúp HS biết được những tác động của ô nhiễm môi trường đến trái đất và với cuộc sống trên trái đất, từ đó có ý thức BVMT, vận dụng một số biện pháp BVMT trong cuộc sống .
- Tạo sân chơi lý thú cho HS, khuyến khích HS trở thành tuyên truyền viên tích cực trong cơng tác BVMT.
- Tăng cường khả năng hợp tác, làm việc khoa học, có kế hoạch của học sinh. - Nâng cao kỹ năng tìm kiếm, xử lý thơng tin qua các phương tiện thông tin.
* Đối tượng: học sinh lớp 10, 11, 12 * Thời gian: 4 tuần
* Phương pháp: Làm việc theo nhóm, nghiên cứu thực tiễn, thu thập và xử
lý thơng tin, trình bày sản phẩm.
* Nội dung, hình thức.
- Hình thức: Sân khấu hóa kết hợp thi phát thanh học đường.
- Nội dung: Mỗi đội sẽ tham gia thể hiện một chương trình phát thanh học đường kết hợp hình thức sân khấu hố, với 3 phần thi:
Phần 1: Chào hỏi - giới thiệu đội chơi: “Em yêu môi trường”
- Chào hỏi của các đội: Có nội dung giới thiệu về đội với hình thức vui
nhộn, dí dỏm (có thể dùng hình thức tiểu phẩm, hát, đọc thơ...);
Mỗi đội được trình bày trong thời gian 05 phút. Điểm tối đa là 10 điểm.
Phần 2: Thi hiểu biết : “Kiến thức môi trường và phát triển bền vững”
Nội dung: Trả lời các câu hỏi trắc nghiệm, hoặc hình ảnh, video về chủ đề môi trường, môi trường và phát triển bền vững. ( Liên mơn Hóa - Sinh - Tổng hợp)
Điểm tối đa cho phần thi là 50 điểm
Phần 3: Thi tài năng :“Bảo vệ môi trường”
- Gồm hai phần : Thi vẽ tranh chủ đề môi trường (tối đa 10 điểm) và “hùng biện
về mơi trường” theo các hình thức: thuyết trình, hội thoại, kịch ( tối đa 40 điểm):
- Thành viên đại diện cho mỗi đội sẽ lên thể hiện phần hùng biện . Trong lúc đó các đội sẽ cùng vẽ tranh tại vị trí được sắp xếp. Sau phần hùng biện của mối đội, ban giám khảo sẽ hỏi mỗi đội một câu hỏi phỏng vấn có liên quan đến phần hùng biện của đội đó.
- Kết thúc phần trả lời câu hỏi, các đội mang sản phẩm tranh vẽ của mình lên và thuyết trình ngắn gọn trong 2 phút về ý tưởng bức tranh.
- Yêu cầu nội dung và hình thức: Phải đảm bảo các tiêu chí: - Nội dung cần tun truyền phù hợp, ngơn ngữ dí dỏm, trong sáng.. - Hình thức sáng tạo, độc đáo, hấp dẫn, kích thích người xem . - Có tác động mạnh đến ý thức, hành vi, thái độ của người xem.
* Thực hiện dự án.
Chia nhóm: Chia thành 3 đội chơi thuộc ba lớp khác nhau, mỗi đội 6 HS
- Đội 1: Lớp 10C1: Mầm xanh
- Đội 2: Lớp 11B10: Thủy triều đỏ
- Đội 3: Lớp 12A10: Băng tan.
Nhiệm vụ của giáo viên:
- Hướng dẫn các nhóm cách làm việc, chọn chủ đề, nội dung thể hiện sản phẩm. - Gợi ý cho các nhóm cách phân cơng nhiệm vụ cho mỗi thành viên.
- Thường xuyên kiểm tra, đơn đốc, nhắc nhở q trình làm việc của các em đảm bảo thời gian.
Nhiệm vụ của học sinh