CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
1.3. Dạy học theo dự án – một phương pháp dạy học tích cực
1.3.7. Ưu nhược điểm của dạy học dự án
1.3.7.1. Ưu điểm
* Với HS: có được những lợi ích từ DHTDA như:
- Có sự gắn kết lý thuyết với thực tiễn trong hoạt động học tập. - Kích thích động cơ hứng thú học tập của HS.
- Phát huy tính tự lực, tính trách nhiệm, sáng tạo của HS.
- Phát triển năng lực giải quyết những vấn đề phức hợp mang tính tích hợp. - Phát triển năng lực cộng tác làm việc và kỹ năng giao tiếp ở HS.
- Rèn luyện tính bền bỉ, kiên nhẫn của HS trong hoạt động thực hiện DA. - Phát triển năng lực đánh giá đồng đẳng và tự đánh giá của HS.
- Phát triển kĩ năng sử dụng CNTT trong hoạt động bên cạnh việc phát triển các kĩ năng mềm khác.
- Thông qua quá trình thực hiện DHTDA, HS củng cố mối quan hệ (tình bạn) với nhau trong nhóm, với lớp và với GV bộ mơn.
* Với GV cũng có được những lợi ích sau:
- Phát triển được các kĩ năng đánh giá (quan sát, vấn đáp) của GV cả về kiến thức và năng lực của HS (theo chiều rộng và theo chiều sâu). Việc đánh giá HS sẽ toàn diện hơn so với các PPDH khác: đánh giá vì việc học (đánh giá quá trình), trong việc học (đánh giá đồng đẳng) và về việc học của HS (đánh giá kết quả).
- Quan tâm đến tiềm năng của HS và gắn kết hơn với HS trong DH học, từ đó GV thấy yêu nghề hơn.
- Tự bồi dưỡng kĩ năng sử dụng CNTT và các phương tiện kĩ thuật hiện đại trong DH
- Ln có ý thức tìm hiểu và gắn kết kiến thức lí thuyết với thực tiễn, từ đó sẽ tạo được bộ tư liệu dạy học ngày càng phong phú, đa dạng, sâu sắc hơn.
1.3.7.2. Hạn chế
Tuy nhiên , DHTDA cũng có những hạn chế và thách thức nhất định:
- Khơng phải bất kì bài học nào cũng áp dụng được DHTDA. DHTDA không phù hợp trong việc truyền thụ tri thức mang tính hệ thống cũng như rèn luyện hệ thống kĩ năng cơ bản.
- DHTDA là hình thức bổ sung cho các PPDH truyền thống, khơng thay thế cho PP thuyết trình và luyện tập.
- Học theo DA địi hỏi có thời gian để HS nghiên cứu tìm hiểu và cịn mất thời gian của cả GV. Đây là hạn chế lớn nhất của DHTDA. Do vậy đòi hỏi GV phải xác định cụ thể mục tiêu và giới hạn được phạm vi nội dung của DA. Thực hiện điều này lại hạn chế những ý tưởng, tính sáng tạo của HS. Đây cũng là một trong những ngun nhân lí giải vì sao GV ít sử dụng PPDH này ở trường THPT Việt Nam.
- Học theo DA đòi hỏi phương tiện vật chất và tài chính phù hợp, đặc biệt cần sự trợ giúp của CNTT, các phầm mềm ứng dụng và mạng internet, các phương tiện kĩ thuật hiện đại (đa phương tiện).
- GV gặp khó khăn trong thiết kế bộ cơng cụ đánh giá khách quan và chính xác nhất những mục tiêu học tập và giáo dục.
- Cần phải thay đổi thói quen, lối mịn của PPDH cũ của GV và HS
- u cầu GV có trình độ chun mơn và nghiệp vụ sư phạm, tích cực, u nghề.