Một số kĩ thuật dạy học tích cực được sử dụng trong day học theo dự án

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giáo dục môi trường thông qua dạy học dự án chương nhóm cacbon hóa học 11 nâng cao (Trang 35 - 40)

CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI

1.4. Một số kĩ thuật dạy học tích cực được sử dụng trong day học theo dự án

Kĩ thuật dạy học là những biện pháp, cách thức hành động của GV và HS

trong các tình huống nhằm giải quyết một nhiệm vụ cụ thể. Từ các giai đoạn của

dạy học dự án, chúng tôi lựa chọn các kĩ thuật dạy học tích cực hỗ trợ cho DHTDA

như sau:

1.4.1. Kĩ thuật khăn phủ bàn

Kĩ thuật khăn phủ bàn là kĩ thuật tổ chức hoạt động học tập mang tính hợp tác kết hợp giữa hoạt động các nhân và nhóm. Kĩ thuật này có tác dụng: kích thích, thúc đẩy sự tham gia tích cực của HS và tăng cường tính độc lập, trách nhiệm của cá nhân HS; phát triển mơ hình có sự tương tác HS – HS trong học tập.

Kĩ thuật khăn phủ bàn được tiến hành như sau:

- Chia HS thành các nhóm và phát cho mỗi nhóm một tờ giấy A0. Trên giấy A0 chia thành các phần, gồm phần chính giữa và phần xung quanh. Phần xung

quanh được chia theo số thành viên của nhóm, mỗi người ngồi vào vị trí tương ứng với từng phần xung quanh.

- Mỗi cá nhân làm việc độc lập trong khoảng vài phút, tập trung suy nghĩ trả lời câu hỏi/ nhiệm vụ theo cách nghĩ, cách hiểu riêng của mỗi cá nhân và viết vào

phần giấy của mình trên tờ A0.

Từ ý kiến của mỗi cá nhân, HS thảo luận nhóm, thống nhất ý kiến và viết vào phần chính giữa của tờ A0 “khăn phủ bàn” như hình 1.3.

Hình 1.4. Minh họa kĩ thuật khăn phủ bàn

Kĩ thuật khăn phủ bàn được sử dụng khi hướng dẫn HS thảo luận nhóm để thống nhất chọn chủ đề DA, xác định nội dung DA hoặc lập kế hoạch cho các DA học tập. Khi áp dụng kĩ thuật khăn phủ bàn giúp HS :

- Học được cách tiếp cận với nhiều giải pháp và chiến lược khác nhau.

- Rèn kĩ năng suy nghĩ, quyết định và giải quyết vấn đề.

- HS đạt được mục tiêu học tập cá nhân cũng như hợp tác.

- Sự phối hợp làm việc cá nhân và làm việc theo nhóm nhỏ tạo cơ hội nhiều

hơn cho học tập phân hóa.

- Nâng cao mối quan hệ giữa HS, tăng cường sự hợp tác, giao tiếp, học cách chia sẻ kinh nghiệm và tơn trọng lẫn nhau. Vì vậy, HS có được kiến thức, kĩ năng hợp tác và cả PP nhận thức khoa học.

1.4.2. Sơ đồ tư duy (SĐTD) 1.4.2.1. Khái niệm sơ đồ tư duy: 1.4.2.1. Khái niệm sơ đồ tư duy:

SĐTD (Lược đồ tư duy - Bản đồ tư duy - Mindmap) là phương tiện ghi chép đầy sáng tạo và rất hiệu quả theo đúng ý nghĩa của nó là sắp xếp ý nghĩ.

SĐTD là một hình thức ghi chép có sử dụng màu sắc và hình ảnh để mở rộng và đào sâu các ý tưởng, có cấu trúc cơ bản là nội dung được phát triển rộng ra

từ trung tâm. Nhờ sự kết nối giữa các nhánh, các ý tưởng được liên kết với nhau khiến SĐTD có thể bao quát được các ý tưởng trên một phạm vi sâu rộng hoặc xây dựng mơ hình về đối tượng cần nghiên cứu.

1.4.2.2. Cách thiết lập sơ đồ tư duy: Việc thiết lập SĐTD được tiến hành như sau:

Bước 1: Ở vị trí trung tâm sơ đồ là một bức tranh, hình ảnh hay từ khóa phản ánh chủ đề lớn/ khái niệm chủ đạo/ nội dung chính (central topic).

Bước 2: Từ chủ đề lớn, tìm ra các chủ đề cấp 1 liên quan (Main topic) - nối bằng các nhánh chính (thường tơ đậm nét). Từ các nhánh chính tiếp tục phát triển phân nhánh đến các hình ảnh hay từ khóa/ tiểu chủ đề cấp 2 (Sub topic)có liên quan đến nhánh chính (trên các nhánh có thể them các hình ảnh hay kí hiệu cần thiết).

Bước 3: Sự phân nhánh cứ tiếp tục tạo thành nhánh cấp 3, cấp 4,...(Parent topic) và các khái niệm, nội dung luôn được kết nối với nhau. Sự liên kết này sẽ tạo ra một “bức tranh tổng thể” mô tả về chủ đề lớn một cách đầy đủ và rõ ràng.

Bước 4: Nối các nhánh chính (cấp1) đến hình ảnh trung tâm, nối các nhánh cấp 2 đến các nhánh cấp 1, nối các nhánh cấp 3 đến các nhánh cấp 2, ...bằng các đường kẻ. Các đường kẻ càng gần hình ảnh trung tâm thì càng được tơ đậm.

Phương tiện để thiết kế SĐTD rất đơn giản: chỉ cần giấy vẽ của HS, bút chì, màu, tẩy...là những điều kiện mà đa số HS đều có dụng cụ học tập của mình. GV có

thể trình bày bằng phấn màu trên bảng.

SĐTD số hóa có thể được tạo bằng các phần mềm ứng dụng như Microsoft Powerpoint hay Microsoft Word, hay bằng các phần mềm tạo sơ đồ tư duy nâng cao và chuyên biệt như Concept Draw Mind Map, Freemind, Minjet Mindmanager Pro 8.0. i MindMap…SĐTD số hóa hơn hẳn sơ đồ vẽ trên giấy, có thể tích hợp, kết nối hình ảnh động, âm thanh, video vào sơ đồ tư duy này để trình bày sản phẩm, thay cho cách trình bày thơng thường bằng trình chiếu PowerPoint.

1.4.2.3. Sử dụng sơ đồ tư duy trong dạy học theo dự án

Trong DHTDA, SĐTD là một sản phẩm của hoạt động nhóm để xác định và định hướng nội dung tìm kiếm và xử lí thơng tin liên quan đến DA học tập của nhóm mình phụ trách. Đây là hoạt động không thể thiếu được trong q trình thảo luận nhóm để xác định nội dung và lập kế hoạch thực hiện DA. Thông qua SĐTD mô tả nhiệm vụ, nội dung của DA, mà GV và các nhóm HS khác “đọc” được thơng

tin cơ bản và tổng quát nhất về DA. Từ đó mà GV có thể góp ý, định hướng cho HS bổ sung và hình dung được phần lớn nội dung mà sản phẩm của DA phải thể hiện (với DA trung bình hoặc lớn). Với các DA nhỏ thì SĐTD có thể coi là sản phẩm DA kèm lời giới thiệu , dẫn dắt theo logic của của bài trình bày. Do vậy, SĐTD cần thể hiện chi tiết nội dung của DA.

Ví dụ: Một số SĐTD của các nhóm HS thiết kế kế hoạch DA

Hình 1.5. SĐTD của nhóm 1 lớp 11B1 trường THPT An Dương

Hình 1.7. SĐTD của nhóm 2 lớp 11B1 trường THPT An Dương

Như vậy, trong DHTDA, SĐTD được sử dụng như một sản phẩm của hoạt động bắt buộc khi HS thảo luận nhóm trong bước chọn chủ đề, xác định mục đích, nội dung DA và lập kế hoạch DA học tập. Thơng qua SĐTD để nhóm HS trình bày về kế hoạch thực hiện DA, đồng thời SĐTD này được lưu lại trong sổ theo dõi DA của từng cá nhân.

1.4.3. Kĩ thuật 5W1H

Khi tiến hành xây dựng kế hoạch DA, GV có thể sử dụng kĩ thuật đặt câu hỏi 5W1H để phát triển ý tưởng của HS. Nhóm HS phải nêu ra và trả lời các câu hỏi: Who (ai)? What (cái gì)? Where (ở đâu)? When ( khi nào)? Why (tại sao)? How (như thế nào)? Trong đó câu hỏi “ tại sao?” “ như thế nào?” là quan trọng nhất.

Như vậy, khi lên kế hoạch nhóm phải xác định được các câu trả lời cho các câu hỏi : Ai thực hiện nhiệm vụ này? Thực hiện những việc gì? Làm ở đâu? Khi nào hồn thành? Tại sao cần thực hiện nhiệm vụ này? Thực hiện như thế nào?

Kĩ thuật 5W1H còn được sử dụng khi HS khi đóng vai nhà báo tiến hành phỏng vấn, điều tra để giải quyết vấn đề học tập.

Viết tắt: Nhiệm vụ (NV)

Hình 1.8. Minh họa kĩ thuật 5W1H cho một DA học tập

Ngoài ba kĩ thuật dạy học trên cịn có một số kĩ thuật dạy học khác và các kĩ

năng tương ứng có thể áp dụng trong DHTDA như kĩ thuật học hợp tác, kĩ thuật thu thập xử lí thơng tin, kĩ thuật thuyết trình, trình bày, sử dụng phương tiện hiện đại, lập biểu đồ,...Các kĩ thuật này cùng với các kĩ năng tương ứng HS có được do tiếp cận thông qua tài liệu hướng dẫn, từ thực tiễn và sự trợ giúp của GV trong quá trình

học theo DA.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giáo dục môi trường thông qua dạy học dự án chương nhóm cacbon hóa học 11 nâng cao (Trang 35 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)