CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
1.6.2. Kết quả điều tra
a. Kết quả điều tra giáo viên:
Nhận thức về vấn đề GDMT trong DH hóa học của GV và hình thành ý thức
BVMT cho HS thể hiện qua bảng 1.2.
Bảng 1.3. Nhận xét của giáo viên về GDMT và hình thành ý thức BVMT cho HS
STT Ý kiến tham khảo Đồng ý Phân vân Phản đối
1 Việc GDMT trong dạy học hóa học ở
trường phổ thông là cần thiết.
43
( 100%) 0 0
2 Mơn hóa học là mơn học thuận lợi nhất
cho việc lồng ghép GDMT 35 ( 82%) 7 ( 16%) 1 (2%)
3 Lồng ghép GDMT vào bài giảng sẽ tăng
hiệu quả dạy học bộ mơn Hóa học
30 ( 70%) 12 (28%) 1 (2%)
4 GDMT không phải là nhiệm vụ của GV. 5(12%) 11(26%) 27 (63%)
5 GDMT là hình thức để GV liên hệ thực tế trong DH hóa học. 29 (67%) 10 (23%) 4 (10%)
6 GDMT không thể thực hiện trên lớp vì
khơng có thời gian.
1 (2%) 12 (28%) 30 ( 70%) 7 GDMT có thể thực hiện bằng PP DHTDA. 30 (70%) 12(28%) 1(2%)
8 Tất cả các bài giảng đều có thể sử dụng
DHTDA để GDMT cho HS. 0
7 ( 16%)
36 (84%) Từ kết quả điều tra cho thấy tất cả GV đều xác định việc đưa GDMT vào giảng dạy ở phổ thông là cần thiết, đa số giáo viên (80- 82%) xác định mơn hóa học có điều kiện thuận lợi để GDMT và thơng qua GDMT cũng làm tăng hiệu quả học tập bộ mơn. Đồng thời có tới 67% GV coi việc GDMT chỉ là hình thức liên hệ thực tế và thông thể thực hiện được trên lớp do khơng có thời gian. Về việc sử dụng PPDHTDA để tích hợp GDMT đã được 70% GV xác nhận. Đây cũng là yếu tố giúp
chúng tơi có được niềm tin vào tính khả thi của đề tài nghiên cứu.
Để xác định những nội dung có khả năng thực hiện trong chương nhóm Cacbon - Hóa học 11 nâng cao, kết quả thu được như sau:
Bảng 1.4. Những bài dạy có khả năng vận dụng DHTDA để tích hợp GDMT cho HS
Tên bài I II III IV
Số phiếu % Số phiếu % Số phiếu % Số phiếu %
Khái quát nhóm Cacbon 12 28 22 51 6 14 3 7
Cacbon 0 0 10 23 24 56 9 21
Hợp chất của cacbon 0 0 9 21 10 23 24 56
Silic và hợp chất của silic 5 12 23 53 12 28 3 7
Công nghiệp silicat 0 0 11 26 9 21 23 53
Luyện tập tính chất của
cacbon, Silic và hợp chất 11 26 22 51 6 14 4 9
Ghi chú: (I) Không thực hiện được
(II) Có thực hiện được nhưng hiệu quả thấp (III) Thực hiện được
(IV) Thực hiện được và hiệu quả cao
Đã có 53%, 56% GV đồng tình với chúng tơi về nội dung bài Cacbon, hợp chât của cacbon, công nghiệp silicat có thể xây dựng các DA học tập tích hợp GDMT. Đây cũng là cơ sở thực tiễn để chúng tôi lựa chọn thiết kế bài dạy có sử dụng DHTDA để tích hợp GDMT cho HS.
* Về vấn đề đánh giá tính hiệu quả và mức độ vận dụng DHTDA trong DH, các ý kiến của các GV cho thấy:
- Có 72,09% GV đã hiểu và vận dụng DHTDA nhưng khơng thường xun. - Có 81,39% GV đánh giá giờ học DA khiến HS hào hứng và rất hứng thú với DA học tập; Có 97,67% GV mong muốn được tìm hiểu kĩ hơn và áp dụng thường xuyên hơn PP DHTDA trong dạy học hóa học ở trường THPT; vẫn cịn 27,91% GV chưa biết đến PPDH này. Nhiều GV khác có sử dụng PPDHTDA nhưng mới ở mức độ ban đầu,
chưa thực hiện đầy đủ các bước của DHTDA, đánh giá kết quả DHTDA chỉ dừng ở bài kiểm tra kiến thức kĩ năng.
b. Kết quả điều tra học sinh
* Kết quả tự đánh giá mức độ hiểu biết về môi trường của HS thể hiện qua bảng sau:
Bảng 1.5. Mức độ hiểu biết cuả học sinh về vấn đề môi trường
STT Vấn đề cần quan tâm Số phiếu Tỉ lệ %
1
Nắm được rất nhiều kiến thức về môi trường
qua các nguồn 6 2
2 Có hiểu biết và có kiến thức về mơi trường 50 19
3 Ít hiểu biết về vấn đề MT 187 69
4 Khơng hiểu biết gì - Khơng quan tâm. 25 9
Có đến 78% HS tự xác định là không biết hoặc không tự tin về những hiểu biết sẵn có của mình về vấn đề mơi trường. Môi trường là vấn đề được HS xác định là vấn đề toàn cầu, cần quan tâm, nhưng lại khơng hoặc có ít hiểu biết về nó. Vì vậy, việc trang bị kiến thức môi trường cho các em là rất cần thiết.
* Với loạt phỏng vấn ngắn về việc “Em đã làm gì để bảo vệ mơi trường sống
quanh em” đa số các em còn đưa ra những biện pháp chung: “thu gom và không
xả rác ở trường, lau dọn nhà cửa thường xuyên, tham gia giờ trái đất, nhắc nhở các bạn hay xả rác hoặc khạc nhổ...” nhưng chưa có ý kiến nào thể hiện sự vận dụng kiến thức hóa học để BVMT. Như vậy, việc tích hợp nội dung BVMT trong DH hóa học và cho các em tham gia vào các DA học tập là rất cần thiết. Thông qua các nội dung hóa học để để cung cấp thêm kiến thức về môi trường, GDMT; tổ chức cho HS tham gia các hoạt động BVMT sẽ giúp HS có được kiến thức, kĩ năng sống và thái độ tích cực đối với môi trường.
* Tìm hiểu về nhận thức của HS về vấn đề PPDHTDA, kết quả cho thấy: - Chỉ có 18% (48/268 HS) số HS được điều tra đã được học tập theo DA,
những HS này đều là những HS ở lớp chất lượng cao, được nhà trường và GV tin tưởng, và có cơ hội tham gia vào các DA học tập; 56,7% (152/268HS) HS chưa hiểu rõ về PPDHTDA, số HS cịn lại khơng biết gì về PPDHTDA
- Các kĩ năng cần có của HS để vận dụng PPDHTDA trong học tập: vẫn còn yếu và thiếu. HS tham gia học tập theo DA vẫn ở mức độ bài học trên lớp, một số ít HS tham
gia DA trung bình theo hình thức ngoại khóa, mỗi năm một lần do nhà trường tổ chức. Kết quả này được GV đánh giá và HS tự đánh giá và thể hiện qua bảng sau:
Bảng 1.6. Đánh giá về các kĩ năng cần có của HS trong DHTDA
Các kĩ năng GV đánh giá HS tự đánh giá
Tìm kiếm, chọn lọc dữ liệu xử lí thơng tin ( 75/268) 27,98% ( 90/268) 33,58%
Biết làm việc, học tập theo nhóm/ tập thể ( 22/268) 8,2% ( 51/268) 19%
Có khả năng giao tiếp (35/268) 13,05% (38/268) 14,17%
Có khả năng thuyết trình ( 16/268) 5,97% ( 22/268) 8,2%
Biết sử dụng CNTT ( 18/268) 6,71% ( 25/268) 9,32%
Biết xây dựng SĐTD cho bài học (12/268) 4,77% (17/ 268) 6,34%
Đó là các kĩ năng cần thiết cho vận dụng DHTDA trong học tập và chuẩn bị tâm thế vào việc tham gia vào cuộc sống lao động và học tập suốt đời.
Từ điều tra thực trạng việc GDMT thông qua mơn hóa học và sử dụng DHTDA ở trường phổ thông chúng tôi nhận thấy rằng:
-Việc GDMT được thực hiện chủ yếu là lồng ghép, tích hợp trong bài dạy lí thuyết, và được coi là phần liên hệ thực tế với thời lượng ít nên hiệu quả chưa cao.
- HS không trực tiếp tham gia vào các hoạt động tìm hiểu về mơi trường và thục hiện các biện pháp BVMT nên chưa nhận thức được sâu sắc về tầm quan trọng của việc BVMT và chưa có ý thức thái độ trong BVMT.
- Dạy học DA với sự tích hợp GDMT chưa được vận dụng một cách tích cực cịn do sự hạn chế về thời gian, nội dung chương trình nặng tính hàn lâm, định hướng học tập đáp ứng thi cử của nhà trường, phụ huynh, xã hội.
Để đảm bảo hiệu quả GDMT, nhà trường phải là nơi đầu tiên và tốt nhất đủ điều kiện để giảng dạy và thực hành. Cần thiết phải tháo gỡ những khó khăn, tồn tại trong thực tiễn giáo dục hiện nay để BVMT khơng chỉ là bài học, mà địi hỏi phải trở thành hành vi, nhân cách HS. Dạy học DA có điều kiện khắc phục được những hạn chế trên, cần được khuyến khích thực hiện trong nhà trường một cách tích cực. Chúng tơi tiến hành nghiên cứu thực hiện việc vận dụng PP DHTDA để tích hợp
nội dung GDMT cho HS thơng qua các bài học chương nhóm Cacbon - Hóa học 11 nâng cao và thể hiện ở chương sau.
TIỂU KẾT CHƯƠNG 1
Sau khi nghiên cứu tổng quan cơ sở lý luận về các vấn đề: đổi mới PPDH, PPDHTDA, môi trường , giáo dục BVMT, điều tra và thực trạng ở một số trường THPT thành phố Hải Phịng, chúng tơi thấy rằng: Việc GDMT thơng qua dạy học hóa học là hết sức cần thiết và PPDHTDA tạo điều kiện thuận lợi cho việc thực hiện nhiệm vụ này. Việc GDMT thông qua dạy học DA giúp HS có thể nắm bắt được những kiến thức cơ bản về mơi trường, từ đó thấy được vai trị quan trọng của mơi trường, biết đánh giá thực trạng ô nhiễm môi trường ngày càng nghiêm trọng mà thay đổi tư duy, thái độ, hành động của mình theo hướng tích cực hơn. Ngoài ra, học tập theo DA sẽ giúp HS hình thành và phát triển những năng lực chung, chuyên biệt cho bản thân, kỹ năng cần thiết, đặc biệt là năng lực giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo và khả năng hợp tác, làm việc theo nhóm. Đây là những năng lực và kỹ năng vô cùng quan trọng giúp HS phát triển được trong cuộc sống.
Chương 2
GIÁO DỤC MÔI TRƯỜNG THÔNG QUA DẠY HỌC DỰ ÁN CHƯƠNG NHÓM CACBON – HÓA HỌC 11 NÂNG CAO