Quản lí hoạt động dạy và học tại nhà trường THCS

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động dạy học ở các trường trung học cơ sở thị xã phúc yên, tỉnh vĩnh phúc (Trang 27 - 29)

Quản lí hoạt động dạy học chính là điều khiển q trình dạy học cho q trình đó vận hành một cách khoa học, có tổ chức theo những quy luật khách quan và được chỉ đạo, giám sát thường xuyên nhằm thực hiện mục tiêu dạy học.

Quản lí hoạt động dạy học là quản lí Nhà nước mang tính sư phạm tuân thủ theo pháp luật và những nội quy, quy chế, quy trình của ngành. Quản lí hoạt động dạy học phải mang tính đặc trưng của khoa học quản lí, phải được tiến hành theo chu trình quản lí và thực hiện các chức năng quản lí trên cơ sở vận dụng sáng tạo các nguyên tắc và phương pháp quản lí. Hiệu quả của cơng tác quản lí được tích hợp trong kết quả giáo dục và đào tạo, thể hiện qua các con số về số lượng học sinh tốt nghiệp, chất lượng các mặt giáo dục, hiệu quả của các hoạt động phong trào, kết quả và thành tích của nhà trường của các nhà giáo...

Nếu hoạt động dạy học được xem là hoạt động trọng tâm trong nhà trường thì quản lí hoạt động này được xem là mấu chốt để nâng cao chất lượng dạy học.

Quản lí hoạt động dạy học thực chất là những tác động có mục đích, có kế hoạch, hợp quy luật của chủ thể quản lí đến đối tượng quản lí trong q trình dạy học nhằm đạt được mục tiêu dạy học. Nhiệm vụ của quản lí dạy học là lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức, định hướng hoạt động dạy học. Nội dung của quản lí hoạt động dạy học trong nhà trường bao gồm các hoạt động sau:

- Quản lí hoạt động dạy của giáo viên. - Quản lí hoạt động của học sinh. - Quản lí mơi trường dạy học.

- Quản lí các nguồn lực chủ yếu phục vụ yêu cầu dạy học.

Quản lí hoạt động dạy học của giáo viên, trước hết là quản lí chương trình dạy học các bộ môn, thời gian học của từng bộ môn, quy trình giảng dạy, kiểm tra, đánh giá... nhằm thực hiện các yêu cầu của bộ môn, của bậc học. Vì vậy, người quản lí phải u cầu giáo viên thực hiện đúng theo phân phối chương trình, khơng được tùy tiện thêm, bớt, thay đổi trình tự, thời lượng... đã được quy định.

Để thực hiện điều này, người quản lí yêu cầu giáo viên lập kế hoạch giảng dạy theo sự phân công chuyên môn đến từng ngày, tuần, tháng, học kỳ và cả năm học. Đồng thời, để thực hiện kế hoạch đó, người giáo viên cịn phải làm tốt khâu chuẩn bị dạy học như: soạn bài, lên lớp, ôn tập, kiểm tra, hướng dẫn hoạt động ngoại khóa... Trong đó, soạn bài là cơng việc tốn nhiều thời gian, cơng sức và có tác dụng quyết định hiệu quả giờ lên lớp. Tuy bài soạn chưa dự đốn hết các tình huống xảy ra trong một giờ lên lớp nhưng đây là khâu quan trọng của quá trình dạy học. Làm tốt các giờ lên lớp là điều kiện kiên quyết để nâng cao chất lượng dạy và học. Cho nên, cả nhà quản lí và người dạy đều tập trung mọi cố gắng của mình vào nội dung này. Hiện nay, ngành Giáo dục đã xây dựng được hệ thống các tiêu chuẩn đánh giá một giờ dạy. Cả giáo viên và người quản lí đều dựa vào đây để soạn bài, lên lớp và kiểm tra, đánh giá các tiết dạy. Và cũng từ đây, tiếp tục đổi mới về nội dung, phương pháp và cách đánh giá chất lượng học tập của lớp, góp phần nâng cao hiệu quả giáo dục.

Bên cạnh đó, việc bố trí lịch làm việc, thời khóa biểu lên lớp cho giáo viên sao cho khoa học, đảm bảo tính sư phạm cũng là biện pháp giúp cho cơng tác quản lí của Hiệu trưởng có hiệu quả. Cùng với các yếu tố kể trên, công tác thanh tra, kiểm tra cũng là hoạt động không thể thiếu của Hiệu trưởng để duy trì kỷ cương, nền nếp làm việc trong nhà trường, qua đó có thể đánh giá thực chất kết quả các hoạt động của người giáo viên.

Hoạt động dạy học ở nhà trường giữ vị trí trung tâm, bởi nó chiếm hầu hết thời gian, khối lượng cơng việc của thầy và trị trong một năm học; nó làm nền tảng quan trọng để thực hiện thành cơng mục tiêu giáo dục tồn diện của nhà trường, đồng thời nó cũng quyết định kết quả đào tạo của nhà trường.

Người Hiệu trưởng phải nhận thức đúng vị trí quan trọng và đặc thù của hoạt động dạy học để có những biện pháp quản lí khoa học, sáng tạo nhằm nâng cao chất lượng đào tạo của nhà trường. Cơng tác quản lí hoạt động dạy và học giữ vị trí quan trọng trong cơng tác quản lí nhà trường. Mục tiêu quản lí chất lượng đào tạo nền tảng, là cơ sở để nhà quản lí xác định các mục tiêu quản lí khác trong hệ thống mục tiêu quản lí của nhà trường.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động dạy học ở các trường trung học cơ sở thị xã phúc yên, tỉnh vĩnh phúc (Trang 27 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)