Biện pháp 4: Đẩy mạnh khai thác và ứng dụng hiệu quả CNTT trong hoạt dộng dạy học

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động dạy học ở các trường trung học cơ sở thị xã phúc yên, tỉnh vĩnh phúc (Trang 81 - 84)

- Các trường có đủ điều kiện tổ chức cho học sinh được học tin học là môn tự chọn Trong q trình dạy học mơn Tin học, giáo viên có thể triển kha

3.2.4. Biện pháp 4: Đẩy mạnh khai thác và ứng dụng hiệu quả CNTT trong hoạt dộng dạy học

hoạt dộng dạy học

3.2.4.1. Mục đích biện pháp

Mơi trường CNTT hiện nay rất phổ biến, giàu có thơng tin, đặc biệt là các thông tin, các trang web, các phần mềm dạy học. Nhà trường cần có biện pháp giúp giáo viên khai thác, sử dụng các tài nguyên dạy học này như khai thác tiện ích của trang violet, các trang dạy học online, hướng dẫn thi, các phần mềm dạy Tốn, Lí, Hóa… các thư viện sách, tranh ảnh cho các môn: Văn học, Lịch sử, Địa lí… để giáo viên sử dụng trong các bài giảng, làm phong phú nguồn tư liệu dạy học giúp học sinh học tập hứng thú, tích cực, mở rộng hiểu biết của các em ra khỏi phạm vi của sách giáo khoa.

Khai thác chính sự hiểu biết của học sinh, vì học sinh ngày nay tiếp súc khá nhiều với các thơng tin internet và có thể trao đổi, chia sẻ để làm phong phú kiến thức của bài học.

Từ khuyến khích đến yêu cầu của giáo viên soạn bài trình chiếu, bài giảng điện tử và giáo án trên máy tính, các tiết dự thi giáo viên dạy giỏi cấp trường, cấp thị xã, các tiết chuyên đề đều yêu cầu... cần có sử dụng CNTT và đồ dùng dạy học hiện đại. Việc hỗ trợ đổi mới phương pháp giảng dạy bằng ứng dụng CNTT phải được thực hiện một cách hợp lí, tránh lạm dụng, tránh bệnh hình thức, chỉ ứng dụng CNTT tại một số giờ giảng trong cuộc thi, trong khi áp dụng trong thực tế hàng ngày có một số giáo viên chưa làm được, cụ thể các tiết Hội giảng chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20-11, ngày thành lập Đoàn 26-3, hoặc một số tiết dạy kiểm tra toàn diện.

3.2.4.2. Nội dung biện pháp

Triển khai ứng dụng CTNN trong mỗi môn học, hỗ trợ đổi mới phương pháp giảng dạy, tích hợp ứng dụng CNTT hằng ngày trong mỗi môn học một cách hiệu quả và sáng tạo ở những trường trung học cơ sở có đủ điều kiện về

thiết bị tin học. Xây dựng nội dung thông tin số phục vụ giáo dục. Phát huy tính tích cực tự học, tự tìm tịi thơng tin qua mạng internet của đội ngũ giáo viên, tạo điều kiện để cán bộ, giáo viên có thể tìm kiếm thơng tin trên các phương tiện do nhà trường cung cấp.

3.2.4.3. Cách thực hiện biện pháp

- Thành lập Ban biên tập quản trị cổng thơng tin điện tử, khuyến khích giáo viên, học sinh đóng góp tài nguyên cho website trường và của ngành. Đánh giá hoạt động ứng dụng CNTT thông qua số lượng và chất lượng bài giảng điện tử e-Learning, để thi đóng góp cho website của ngành và số lượt truy cập cổng thông tin điện tử.

- Tổ chức các lớp tập huấn về xây dựng bài giảng điện tử e-Learning, các đề thi lên cổng thơng tin điện tử của Phịng GD&ĐT, đáp ứng được nhu cầu của giáo viên, học sinh và phụ huynh học sinh.

Một số biện pháp triển khai trong nhà trường:

- Xây dựng quy trình thiết kế bài giảng điện tử theo các bước sau:

Bước 1: Thu thập thông tin liên quan đến kiến thức bài học. Bước 2: Xác định hoạt động nào có thể ứng dụng CNTT.

Bước 3: Tìm kiếm hoặc thiết kế kho các tư liệu tranh, ảnh, video...

minh hoạ.

Bước 4: Chọn lọc kênh hình, kênh chữ, kênh âm thanh phù hợp đưa

vào thiết kế.

Bước 5: Dạy thử bài giảng điện tử rồi chỉnh sửa. Bước 6: Xây dựng kho dữ liệu điện tử rồi chỉnh sửa.

Trong 6 bước trên, bước thứ 3 là quan trọng nhất. Nếu tư liệu đã được tích luỹ từ trước thì giáo viên thiết kế sẽ chủ động và đỡ tốn thời gian.

- Xây dựng cổng thơng tin điện tử của Phịng GD&ĐT, đưa tài nguyên, bài giảng điện tử, bài giảng e-Learning, các đề kiểm tra, đề thi thuộc các bộ môn phục vụ công tác giảng dạy của giáo viên và học tập của học sinh.

- Tổ chức “Ngày hội CNTT”, tổ chức thi soạn giáo án điện tử, soạn giảng điện tử e-Learning trực tuyến. Tham gia và đạt kết quả các nội dung thi ngày hội CNTT do Sở GD&ĐT tổ chức.

- Phát huy năng lực nội tại của từng nhà trường là yêu cầu mấu chốt nhưng khơng khép kín mà phải có những biện pháp khác để làm tốt việc nâng cao khả năng ứng dụng CNTT cho đội ngũ như:

+ Tham gia lập và sử dụng “nguồn học liệu mở” về đề thi, giáo án, tài liệu tham khảo, tài nguyên dùng chung trên website của Sở GD&ĐT, của Phòng GD&ĐT, của các đơn vị bạn...

+ Đẩy mạnh việc khai thác tài nguyên trên internet phục vụ cơng tác quản lí và giảng dạy của cán bộ, giáo viên thông qua tập huấn, bồi dưỡng cung cấp địa chỉ hoặc mở liên kết với trang web của trường. Để việc tham gia có chất lượng, nhà trường cần lên kế hoạch cụ thể từ khâu chọn cử giáo viên, tổ chức tập huấn, trao đổi kinh nghiệm, động viên tạo điều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị cho giáo viên.

+ Tăng cường việc khai thác sử dụng hệ thống thư điện tử để tăng tiện ích hiệu quả trao đổi cập nhật thông tin. Yêu cầu mỗi cán bộ, giáo viên và đăng ký một địa chỉ e-mail cố định với nhà trường. Nhiều thông tin trong trường được trao đổi qua e-mail của cá nhân như báo cáo chuyên môn, nộp đề kiểm tra, đề cương ôn tập... hoặc chia sẻ các thông tin mới truy cập được...

3.2.4.4. Điều kiện thực hiện biện pháp

Để thực hiện biện pháp này, điều kiện chủ yếu là:

+ Các trường phải có đủ về trang thiết bị CNTT như phòng máy nối mạng Internet, mạng LAN, máy chiếu... Đặc biệt, giáo viên cần có máy tính cá nhân, máy tính xách tay...

+ Đội ngũ giáo viên được bồi dưỡng, tập huấn một cách cơ bản.

+ Có chính sách hỗ trợ tài chính cho giáo viên trong khai thác ứng dụng CNTT phục vụ dạy học.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động dạy học ở các trường trung học cơ sở thị xã phúc yên, tỉnh vĩnh phúc (Trang 81 - 84)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)