Biện pháp 3: Xây dựng đội ngũ CBQL và giáo viên đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu và định kỳ tổ chức bồi dưỡng ứng dụng CNTT trong dạy học

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động dạy học ở các trường trung học cơ sở thị xã phúc yên, tỉnh vĩnh phúc (Trang 76 - 81)

- Các trường có đủ điều kiện tổ chức cho học sinh được học tin học là môn tự chọn Trong q trình dạy học mơn Tin học, giáo viên có thể triển kha

3.2.3. Biện pháp 3: Xây dựng đội ngũ CBQL và giáo viên đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu và định kỳ tổ chức bồi dưỡng ứng dụng CNTT trong dạy học

đồng bộ về cơ cấu và định kỳ tổ chức bồi dưỡng ứng dụng CNTT trong dạy học

3.2.3.1. Mục đích của biện pháp

Mục đích cơ bản của biện pháp này là qua việc triển khai thực hiện kế hoạch ứng dụng CNTT vào giảng dạy, đội ngũ CBQL, giáo viên các trường THCS trên địa bàn thị xã Phúc Yên được bổ sung về số lượng, đồng bộ về cơ cấu và định kỳ được bồi dưỡng, nâng cao về kiến thức, kỹ năng khai thác, ứng

dụng tin học và sử dụng các phần mềm trong quản lí cũng như trong giảng dạy.

* Xây dựng kế hoạch bồi dưỡng trình độ kỹ năng sử dụng CNTT cho đội ngũ

- Bước 1: Thành lập Ban Tổ chức lớp bồi dưỡng về CNTT trong nhà

trường do Hiệu trưởng hoặc Phó Hiệu trưởng làm Trưởng ban, Uỷ viên là Chủ tịch Cơng đồn, là tổ trưởng chun mơn và một số giáo viên có trình độ và khả năng ứng dụng CNTT. Ban Tổ chức lớp bồi dưỡng xây dựng kế hoạch, yêu cầu tổ chuyên môn tổng hợp các kiến thức, nội dung cần bồi dưỡng về ứng dụng CNTT và giảng dạy của tổ và cá nhân, báo cáo cho Phó Hiệu trưởng tổng hợp. Có thể dựa vào trình độ, khả năng tin học của giáo viên để phân loại giáo viên thành “Nhóm giáo viên thành thạo và nhóm giáo viên chưa thành thạo” về ứng dụng CNTT để có kế hoạch bồi dưỡng cho phù hợp.

- Bước 2:

+ Hiệu trưởng chỉ đạo Phó Hiệu trưởng, tổ chức chun mơn hoặc giáo viên nòng cốt về tin học tổng hợp thông tin từ các tổ, các bộ mơn và các cá nhân.

+ Phó Hiệu trưởng đề xuất kế hoạch bồi dưỡng, dự kiến thành phần tham gia bồi dưỡng trong đó nêu rõ nội dung nào bồi dưỡng chung cho toàn trường, nội dung nào bồi dưỡng riêng cho từng tổ theo từng đặc trưng bộ môn, cụ thể:

Với nhóm giáo viên đã thành thạo, tổ chức các lớp bồi dưỡng kỹ năng sử dụng máy tính và sử dụng các phần mềm soạn giảng, biết sử dụng phần mềm đánh văn bản Microsoft Worrd, trình diễn Microsoft Ofice PowerPoit, có khả năng sử dụng một số phần chỉnh sửa ảnh, làm các ảnh động, cắt file âm thanh, tạo một đoạn phim cần thiết, cách sử dụng một số thiết bị như máy chiếu, máy quay phim, máy chụp ảnh, cách thiết kế bài kiểm tra trắc nghiệm... Với nhóm giáo viên chưa thành thạo tập trung bồi dưỡng các kiến thức: các thao tác cơ bản về máy tính; hướng dẫn truy cập, tìm kiếm thơng tin trên

mạng internet: soạn thảo văn bản, cách chuyển đổi các loại phông chữ; các bước soạn một bài trình chiếu; tìm hiểu các phần mềm thơng dụng..., hướng dẫn cách sử dụng máy Projector, máy chiếu vật thể...

- Bước 3:

+ Hiệu trưởng duyệt kế hoạch và chỉ đạo triển khai bồi dưỡng theo chuyên đề; chỉ đạo Ban Tổ chức phối hợp với Cơng đồn nhà trường theo dõi thực hiện; chỉ đạo các bộ phận liên quan như tài chính, bộ phận hành chính... tạo mọi điều kiện tốt nhất để các chuyên đề được triển khai có hiệu quả.

+ Chỉ đạo giáo viên tham gia học tập nghiêm túc, hiệu quả.

- Bước 4:

Ban Tổ chức lớp bồi dưỡng CNTT giao nhiệm vụ hoặc các sản phẩm cần thực hiện cho những người được tham gia bồi dưỡng.

- Bước 5:

+ Hiệu trưởng chỉ đạo nghiệm thu, đánh giá chất lượng nhiệm vụ, sản phẩm của từng cá nhân tham gia lớp bồi dưỡng. Coi kết quả đó như một phần của các tiêu chuẩn đánh giá chun mơn trong q trình giảng dạy sau này.

* Lưu ý: Cách làm trên cũng có thể được triển khai ngay từ đầu với

việc nhà trường ký hợp đồng liên kết đào tạo trình độ Tin học A, B, C với các trung tâm đào tạo, để tạo điều kiện cho giáo viên được học tập trung tại trường dưới sự hướng dẫn của các giảng viên của trung tâm. Sau đó, tổ chức thi lấy chứng chỉ. Với cách làm này có thể tiết kiệm được kinh phí và thời gian cho giáo viên.

* Tổ chức sinh hoạt chuyên môn, chuyên đề để trao đổi về kinh nghiệm ứng dụng CNTT trong giảng dạy

+ Định hướng cho giáo viên ln có ý thức sưu tầm tài liệu hướng dẫn ứng dụng CNTT hiệu quả. Bộ phận chuyên môn của nhà trường nghiên cứu chọn lọc hay, dễ dàng cho giáo viên sử dụng như tài liệu hướng dẫn soạn giáo án Powerpoint, tài liệu hướng dẫn sử dụng máy chiếu, tài liệu hướng dẫn thiết kế bài giảng e-Learning...

+ Động viên giáo viên tích cực tự học tập, khiêm tốn học hỏi, sẵn sàng chia sẻ, luôn cầu thị tiến bộ, thường xuyên trao đổi với đồng nghiệp...

3.2.3.2. Nội dung của biện pháp

Trên cơ sở thực trạng về trình độ tin học cơ bản của đội ngũ CBQL, giáo viên các trường THCS, Phòng GD&ĐT tiếp tục tham mưu với UBND Thị xã về hoàn thiện cơ cấu đội ngũ giáo viên THCS. Tiếp tục triển khai thực hiện kế hoạch ứng dụng CNTT vào giảng dạy mà trọng tâm kế hoạch đó là định kỳ mở các lớp bồi dưỡng, tập huấn về kiến thức Tin học cơ bản, các kỹ năng sử dụng và khai thác các phần mềm được ứng dụng cho dạy học. Đối tượng là CBQL và giáo viên cốt cán các trường THCS.

+ Các trường trung học cơ sở cũng tiến hành mở các lớp bồi dưỡng, tập huấn cho đội ngũ giáo viên tập trung vào nâng cao kiến thức, kỹ năng khai thác, ứng dụng tin học và phần mềm theo các chuyên đề do trường lựa chọn dựa vào nhu cầu của từng nhóm giáo viên cũng như yêu cầu của các môn học khác nhau.

3.2.3.3. Cách thực hiện biện pháp

Trong nội dung tham mưu của mình, phịng GD&ĐT nêu rõ các chỉ tiêu cần thực hiện:

Vai trò của các nhà trường trung học cơ sở

Nhà trường chú trọng bồi dưỡng kỹ năng ứng dụng CNTT cho giáo viên thông qua nhiều hoạt động như:

Nhà trường tích cực tham gia các cuộc thi ứng dụng CNTT do ngành tổ chức.

Nhà trường yêu cầu giáo viên tham gia đầy đủ các cuộc thi này, vì khi tham gia bất cứ cuộc thi nào, yêu cầu sản phẩm cũng địi hỏi người tham gia cuộc thi phải có sự đầu tư nhiều về thời gian, công sức, chất xám và cả việc học hỏi kinh nghiệm ở những người giỏi hơn. Như vậy, việc rèn kỹ năng, tự học và học hỏi đồng nghiệp của người dự thi đều được đẩy mạnh. Muốn ứng dụng CNTT vào giảng dạy hiệu quả, thì ngồi những hiểu biết căn bản về

nguyên lí hoạt động của máy tính và các phương tiện hỗ trợ, địi hỏi giáo viên cần phải có kỹ năng thành thạo. Thực tế cho thấy nhiều người có chứng chỉ hoặc bằng cấp cao về tin học nhưng nếu ít sử dụng thì kỹ năng sẽ mai một. Một người chỉ có Chứng chỉ A - Tin học văn phịng, nhưng nếu chịu khó học hỏi, thực hành thì việc ứng dụng CNTT vào giảng dạy sẽ khơng cịn nhiều khó khăn như trước.

3.2.3.4. Điều kiện thực hiện biện pháp * Phòng GD&ĐT

- Có các văn bản chỉ đạo về cơng tác ứng dụng CNTT vào giảng dạy để các nhà trường triển khai thực hiện.

- Phòng GD&ĐT chủ động mở lớp bồi dưỡng cho lực lượng cốt cán của các nhà trường.

- Hỗ trợ về tài chính cho các nhà trường trong việc mua và cài đặt một số phần mềm quản lí và giảng dạy.

* Các trường trung học cơ sở

- Đưa nội dung ứng dụng CNTT vào dạy học vào quy chế chuyên môn. - Phát động ứng dụng CNTT vào dạy học trong các đợt thi đua với những tiêu chí thi đua cụ thể.

- Định hướng hoạt động nghiên cứu khoa học, viết sáng kiến kinh nghiệm tập trung vào những thành quả ứng dụng CNTT trong dạy học.

- Có chế độ hỗ trợ cho giáo viên khi thực hiện ứng dụng CNTT vào dạy học thơng qua các thành tích cụ thể như: tiết dạy hội giảng, chuyên đề cấp thị, cấp trường, tiết dự thi giáo viên dạy giỏi các cấp đạt loại giỏi, giáo án điện tử dự thi cấp Thị xã đạt giải Nhất, Nhì, Ba...

- Lãnh đạo nhà trường phải là bộ phận kết nối, là trung tâm tạo ra mơi trường học hỏi chun mơn tích cực. Để thực hiện các nội dung trên, trong cơng tác quản lí của mình, hiệu trưởng nhà trường phải ln quan tâm đi sâu, đi sát, cùng học tập, học hỏi, lắng nghe từ phía giáo viên để biết họ đang gặp khó khăn gì? Tháo gỡ bằng cách nào? Nói và làm, kịp thời nắm bắt, giải quyết

tốt vướng mắc là biện pháp hữu hiệu nhất để thúc đẩy phong trào ứng dụng CNTT đi lên.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động dạy học ở các trường trung học cơ sở thị xã phúc yên, tỉnh vĩnh phúc (Trang 76 - 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)