1.2. Một số khái niệm cơ bản của đề tài
1.2.2. Quản lý, đại học Việt Nam và quản lý đại học
Quản lý
Theo những định nghĩa kinh điển nhất, hoạt động quản lý là các tác động có định hướng, có chủ đích của chủ thể quản lý (người quản lý) đến khách thể quản lý (người bị quản lý) – trong một tổ chức – nhằm làm cho tổ chức vận hành và đạt được mục đích của tổ chức. Hiện nay, hoạt động quản lý thường được định nghĩa rõ hơn: quản lý là quá trình đạt đến mục tiêu của tổ chức bằng cách vận dụng các hoạt động (chức năng) kế hoạch hóa, tổ chức, chỉ đạo (lãnh đạo) và kiểm tra.
Hoạt động quản lý với bốn chức năng cơ bản là kế hoạch hóa, tổ chức, lãnh đạo và kiểm tra đã xuất hiện và tồn tại hàng ngàn năm trước đây. Ngày nay, các chức năng, vai trò của người quản lý chịu ảnh hưởng khá nhiều bởi những tư tưởng quản lý qua các thời kỳ cho phép chúng ta có cái nhìn rõ hơn về các lý luận và thực tiễn quản lý hiện nay.
Các quan điểm truyền thống hay các học thuyết quản lý cổ điển ra đời đã khá lâu nhưng những ý nghĩa lý luận cũng như giá trị thực tiễn của chúng vẫn cịn nóng hổi bởi lẽ các học thuyết ấy ra đời trong bối cảnh nền văn minh công nghiệp đã khá phát triển và nền văn minh ấy vẫn cịn tồn tại.
Mơ hình quản lý của Mary Parker Follet (1868-1933) cũng đặc biệt nhấn mạnh sự phối hợp (coordination). Theo bà nó là điều kiện sống còn của sự quản lý hiệu quả. Bà đề xuất bốn nguyên tắc phối hợp như sau:
- Sự phối hợp sẽ thành đạt nhất nếu những người chịu trách nhiệm ra quyết định có sự tiếp xúc trực tiếp với nhau.
- Sự phối hợp ở những giai đoạn đầu của việc lập kế hoạch và triển khai dự án có một ý nghĩa quyết định.
- Sự phối hợp phải chú ý tới mọi nhân tố trong một tình huống, hồn cảnh cụ thể.
- Sự phối hợp phải được duy trì liên tục.
Mary Parker Follet cũng khuyến cáo rằng người quản lý ở bất kỳ cấp nào cũng phải xây dựng mối quan hệ làm việc tốt đẹp với người thuộc cấp, để lôi cuốn thuộc cấp tham gia quá trình ra quyết định nhất là khi họ sẽ chịu ảnh hưởng của chính những quyết định đó [5]. ĐH là một tổ chức bao gồm nhiều tổ chức con, trong đó lại chứa đựng các tiểu tổ chức, ĐH muốn quản lý hiệu quả thì điều kiện sống còn là các đơn vị thành viên và trực thuộc phải phối hợp, cộng tác, liên thơng liên kết với nhau.
Quản lí giáo dục
Giáo dục là một chức năng của xã hội lồi người, nó được thực hiện một cách tự giác, nó tồn tại, vận động, phát triển với tư cách là một hệ thống. Quản
lí giáo dục (QLGD) là sự tác động có ý thức của bộ máy quản lí giáo dục đến hoạt động giáo dục nhằm đưa hoạt động giáo dục đạt được kết quả mong đợi. Quan hệ căn bản của hoạt động quản lí giáo dục là quan hệ của người quản lí với người dạy và người học trong hoạt động giáo dục. Các mối quan hệ khác biểu hiện trong mối quan hệ giữa các cấp bậc quản lí, giữa người với người (người dạy – người học), giữa con người với cơ sở vật chất và điều kiện phục vụ giáo dục. QLGD là sự vận dụng khoa học quản lí vào hoạt động giáo dục để thực hiện mục tiêu giáo dục như mong muốn. QLGD cũng được hiểu theo nhiều hướng khác nhau:
Theo Tác giả Đặng Quốc Bảo: “QLGD theo nghĩa tổng quan là điều hành, phối hợp các lực lượng nhằm đẩy mạnh công tác đào tạo thế hệ trẻ theo yêu cầu phát triển của xã hội. Ngày nay, với sứ mệnh phát triển giáo dục thường xuyên, công tác giáo dục không chỉ giới hạn ở thế hệ trẻ mà cho mọi người. Cho nên, QLGD được hiểu là sự điều hành hệ thống giáo dục quốc dân”. Tác giả Trần Kiểm cho rằng: “Quản lí giáo dục là sự tác động liên tục, có tổ chức, có hướng đích của chủ thể quản lí lên hệ thống giáo dục nhằm tạo ra tính vượt trội/tính trồi (emergence) của hệ thống; sử dụng một cách tối ưu các tiềm năng, các cơ hội của hệ thống nhằm đưa hệ thống đến mục tiêu một cách tốt nhất trong điều kiện đảm bảo sự cân bằng với mội trường bên ngồi ln ln biến động” [5, tr.10].
Như vậy, có thể hiểu Quản lý giáo dục là hoạt động điều hành, phối hợp giữa các lực lượng giáo dục nhằm đẩy mạnh cơng tác giáo dục và hình thành nhân cách cho thế hệ trẻ theo yêu cầu phát triển xã hội. Trong hoạt động giáo dục, con người vừa là chủ thể vừa là khách thể quản lí; mọi hoạt động của QLGD đều hướng vào việc đào tạo và phát triển nhân cách thế hệ trẻ. Do đó, trong QLGD, con người là nhân tố quan trọng nhất.
Từ những khái niệm trên chúng ta có thể hiểu QLGD là q trình tác động có ý thức (có mục đích, có tổ chức) của chủ thể quản lý tới khách thể, thực hiện các chức năng quản lý nhằm đưa hoạt động của hệ thống giáo dục đạt các mục tiêu giáo dục với hiệu quả mong muốn.
Chất lượng và hiệu quả của công tác quản lý tùy thuộc một phần rất quan trọng vào việc xác định đúng đắn và cụ thể của mục tiêu quản lý. Trong công tác giáo dục, mỗi loại mục tiêu (lớn – nhỏ, dài – ngắn, chung – riêng) đều có vị trí nhất định và tầm quan trọng tất yếu của nó. Mối quan hệ giữa chúng là mối quan hệ biện chứng giữa mục đích – phương tiện.
Để thực hiện mục tiêu đề ra đảm bảo sự ổn định và phát triển của hệ thống giáo dục, QLGD phải tuân thủ bốn chức năng quản lý cơ bản: Chức năng kế hoạch hóa, chức năng tổ chức, chức năng chỉ đạo, chức năng kiểm tra, đánh giá. Các chức năng QLGD tạo thành một hệ thống thống nhất với một trình tự nhất định, trong QLGD khơng được coi nhẹ một chức năng nào.
Đại học Việt Nam
“Các cơ sở GDĐH trong hệ thống giáo dục quốc dân gồm: a) Trường cao đẳng; b) ĐH, học viện;c) ĐH vùng, ĐH quốc gia (sau đây gọi chung là ĐH); d) Viện nghiên cứu khoa học được phép đào tạo trình độ tiến sĩ.” (Theo Điều 7, Luật GDĐH) [21].
“Cơ cấu tổ chức của đại học gồm: Hội đồng ĐH, Giám đốc, phó giám đốc, Văn phịng, ban chức năng, ĐH thành viên; viện nghiên cứu khoa học thành viên, Trường cao đẳng thành viên; khoa, trung tâm nghiên cứu khoa học và công nghệ, tổ chức phục vụ đào tạo, nghiên cứu khoa học và triển khai ứng dụng; cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, Phân hiệu (nếu có) và Hội đồng khoa học và đào tạo, các hội đồng tư vấn” (Điều 15 của Luật GDĐH) [21].
Trong Điều 8, Luật Giáo dục này cũng quy định rõ về ĐH quốc gia: “ĐH quốc gia là trung tâm đào tạo, nghiên cứu khoa học, công nghệ đa ngành, đa lĩnh vực chất lượng cao, được Nhà nước ưu tiên đầu tư phát triển.
Trong Nghị định của Chính Phủ số 186/2013/NĐ - CP ngày 17 tháng 11 năm 2013 về ĐH quốc gia [3] cũng quy định rõ “ĐH quốc gia là cơ sở GDĐH công lập bao gồm tổ hợp các ĐH, viện nghiên cứu khoa học thành viên thuộc các lĩnh vực chuyên môn khác nhau, tổ chức theo hai cấp để đào tạo các trình độ của GDĐH, là trung tâm đào tạo, nghiên cứu khoa học, công nghệ đa ngành, đa lĩnh vực chất lượng cao, được Nhà nước ưu tiên đầu tư”. Hiện nay nước ta có hai ĐH quốc gia đó là ĐH Quốc gia Hà Nội và ĐH Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh.
Ngày 04/4/1994, Chính Phủ ban hành ba nghị định số 30/CP, 31/CP, 32/CP lần lượt cho các ĐH Huế, Thái Nguyên và Đà Nẵng [4]. Hiện nay ĐH Huế, ĐH Thái Nguyên và ĐH Đà Nẵng là các ĐH vùng trọng điểm quốc gia, đào tạo đa ngành đa lĩnh vực, đa cấp, đa ngành ở khu vực miền Trung-Tây Nguyên và khu vực Trung du miền núi phía Bắc.
Quản lý đại học
Nhiều nhà nghiên cứu thống nhất rằng, QLGD có nhiều cấp độ và có thể phân ra hai cấp độ chủ yếu: vĩ mô và vi mô. Ở cấp độ vĩ mơ, QLGD là quản lý hệ thống giáo dục. Đó là sự tác động có mục đích, có kế hoạch, có ý thức của chủ thể quản lý (các cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục) lên toàn bộ các mắt xích của hệ thống giáo dục và các lực lượng xã hội nhằm huy động tối ưu các nguồn lực để đưa hệ thống giáo dục, sự nghiệp giáo dục đạt tới kết quả mong muốn. Ở cấp độ vi mơ, QLGD được nhìn nhận ở góc độ quản lý các CSGD và thường được gọi là quản lý nhà trường. Quản lý đại học hay quản lý nhà trường
là hệ thống những tác động có định hướng, có kế hoạch của chủ thể quản lý đến các lực lượng giáo dục trong, ngoài nhà trường nhằm huy động tối ưu các nguồn lực, để thực hiện có chất lượng và hiệu quả mục tiêu giáo dục của nhà trường.
Sự khác nhau về mục tiêu giáo dục của các bậc học, cấp học đã tạo nên đặc thù riêng của hoạt động quản lý trong các nhà trường. Luật Giáo dục của nước ta (2005) chỉ rõ: “Mục tiêu của GDĐH là đào tạo người học có phẩm chất chính trị, đạo đức, có ý thức phục vụ nhân dân, có kiến thức và năng lực thực hành nghề nghiệp tương xứng với trình độ đào tạo, có sức khỏe, đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”. GDĐH bao gồm các trình độ đào tạo: cao đẳng; ĐH; thạc sĩ; tiến sĩ và các trình độ đào tạo tương đương với trình độ thạc sĩ, trình độ tiến sĩ ở một số ngành chun mơn đặc biệt. Mỗi trình độ đào tạo lại có u cầu riêng. Ví dụ: “Đào tạo trình độ ĐH giúp SV nắm vững kiến thức chuyên mơn và có kỹ năng thực hành thành thạo, có khả năng làm việc độc lập, sáng tạo và giải quyết những vấn đề thuộc chuyên ngành được đào tạo” (Luật Giáo dục). Mục tiêu giáo dục và yêu cầu đối với các trình độ ĐT đã đặt ra cho hoạt động quản lý ĐH nhiều nhiệm vụ phức tạp. Sự kết hợp giữa đào tạo và NCKH là nhiệm vụ
trọng yếu của các trường. Ngoài ra, nhà trường cịn có trách nhiệm phục vụ xã hội. Đó là phát triển và chuyển giao công nghệ; tham gia giải quyết những vấn đề về kinh tế - xã hội của địa phương, đất nước; thực hiện dịch vụ khoa học, sản xuất kinh doanh theo quy định của pháp luật.
QLNT bao gồm những tác động của những chủ thể quản lí bên trong và bên ngồi nhà trường:
- Tác động quản lí bên ngồi nhà trường là những tác động quản lí của các cơ quan QLGD cấp trên nhằm hướng dẫn, tạo điều kiện cho hoạt động giảng dạy, giáo dục, học tập của nhà trường và những chỉ dẫn, quyết định của các thực thể bên ngồi nhà trường nhưng có liên quan trực tiếp đến nhà trường (ví dụ: Hội đồng Giáo dục) nhằm định hướng phát triển của nhà trường, hỗ trợ, tạo điều kiện cho việc thực hiện phương hướng phát triển đó.
- Tác động quản lí bên ngồi nhà trường bao gồm quản lí từng thành tố: mục tiêu GD-ĐT, nội dung GD-ĐT, phương pháp và tổ chức dạy học, đội ngũ GV và các cán bộ - công nhân viên, tập thể HS-SV và cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học.