Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý văn hóa tổ chức của các đại họ cở

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý văn hóa tổ chức của các đại học ở việt nam luận án TS giáo dục học 62 14 01 14 (Trang 64 - 70)

1.3. Một số vấn đề lý luận về quản lý văn hóa tổ chức của đại họ cở Việt Nam

1.3.6. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý văn hóa tổ chức của các đại họ cở

Việt Nam

Nền văn hố xã hội

Văn hóa tổ chức của đại học là một bộ phận của nền văn hoá xã hội. Do vậy, sự phản chiếu của nền văn hoá xã hội lên VH của một ĐH là điều tất yếu. Nền văn hoá xã hội với hệ thống giá trị văn hoá dân tộc, văn hoá xã hội sẽ có tác động lớn đến mỗi tổ chức của dân tộc, xã hội đó. Mỗi cá nhân đều mang theo mình một nhân cách tuân theo các giá trị văn hoá dân tộc mình sinh sống. Văn hố xã hội với các thành tố thể hiện qua mức độ coi trọng tính cá nhân, tính tập thể, khoảng cách phân cấp của xã hội, tính linh hoạt, tính đối lập, tính bình đẳng, tính thận trọng, tính độc lập… tác động rất mạnh mẽ đến VH các tổ chức. Hoạt động của một tổ chức nói chung và một ĐH nói riêng ln diễn ra trong một xã hội nhất định do đó tất yếu nó phải chịu sự ảnh hưởng của văn hố

xã hội. Các nhân tố của văn hoá xã hội, văn hố dân tộc là các nhân tố thuộc mơi trường vĩ mô tác động đến hoạt động của nhà trường, là các đối tượng mà các nhà trường phải nghiên cứu để hoạch định chiến lược phát triển bền vững của mình.

Thể chế xã hội

Mơi trường thể chế bao gồm: Thể chế chính trị, thể chế kinh tế, thể chế VH, các chính sách của Chính phủ, hệ thống pháp luật... là những yếu tố thuộc mơi trường thể chế có ảnh hưởng sâu sắc tới việc hình thành và phát triển mỗi một ĐH.

Đối với Việt Nam, GDĐH có khoảng cách tụt hậu tương đối lớn so với các nền GDĐH tiên tiến, hiện đại trong khu vực và trên thế giới. Do vậy, vấn đề có được cơ chế, chính sách cho cải cách GDĐH Việt Nam đang là vấn đề nóng bỏng, được xã hội đặc biệt quan tâm. Một trong những vấn đề cốt lõi của cải cách GDĐH được bàn cãi nhiều thời gian qua đó là làm thế nào để có được cơ chế tăng tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các ĐH Việt Nam để tạo nên sự cải biến thực sự và để có được cải cách này cần có một nền văn hóa hỗ trợ phù hợp.

Ngồi các yếu tố thuộc về các chính sách và hệ thống pháp chế của chính phủ thì nền kinh tế thị trường cũng đặt ra những yêu cầu cho sự phát triển của các ĐH:

- Có tri thức VH để khai thác và sử dụng hiệu quả các nguồn lực; đặc biệt là nguồn nhân lực (vốn là thế mạnh về số lượng ở các nước đang phát triển).

- Khai thác hiệu quả thành tựu khoa học, kỹ thuật, công nghệ, VH để phát triển kinh tế thông qua thúc đẩy khoa học - kỹ thuật - VH phát triển.

- Kế thừa và phát huy những giá trị VH tốt đẹp của nhân loại nhưng không làm ảnh hưởng đến bản sắc truyền thống.

Tuy nhiên, kinh tế thị trường cũng có tác động tiêu cực đến hoạt động của các ĐH. Chính kinh tế thị trường là mảnh đất cho chủ nghĩa cá nhân, chủ nghĩa thực dụng vô đạo, cạnh tranh thiếu lành mạnh, tiêu cực trong hoạt động của các ĐH.

Giữa các quốc gia, dân tộc, tổ chức và các cá nhân trong một tổ chức khơng bao giờ có cùng một kiểu VH thuần nhất. Quá trình hội nhập quốc tế đã tạo nên một môi trường hoạt động đa VH. Sự đan xen, giao lưu, học hỏi VH tạo điều kiện cho các thành viên của từng tổ chức, tiếp nhận các giá trị VH của nhau, các tổ chức biết học hỏi, lựa chọn những khía cạnh tốt về VH của các tổ chức khác, của các quốc gia khác nhằm phát triển mạnh nền VH của mình. Mặt khác, quá trình tìm hiểu và giao lưu VH làm cho các chủ thể hiểu thêm về nền VH của mình từ đó tác động trở lại hoạt động thực tiễn.

Chúng ta thấy rằng, tồn cầu hóa GDĐH là một đặc điểm nổi bật của tiến trình giáo dục thế kỷ XXI. Dịch vụ GDĐH đang ngày càng lan mạnh và gia tăng theo chiều hướng từ các nước phát triển sang các nước đang và kém phát triển. Dịch vụ giáo dục đã trở thành một thứ "hàng hóa". Tồn cầu hóa cũng làm xuất hiện cách mạng giáo dục từ xa. Xuất hiện nhiều nhà cung cấp nội dung, chương trình đào tạo, bằng cấp thông qua công nghệ thông tin và truyền thông. Những tác động này sẽ làm thay đổi các quan niệm truyền thống về giáo dục nói chung và GDĐH nói riêng. Từ đó làm thay đổi phương thức, quan niệm, ứng xử của nhà lãnh đạo cũng như của từng cá nhân thành viên của một cơ sở giáo dục.

Đối tượng phục vụ (sinh viên, phụ huynh và người sử dụng lao động)

Ngày nay, bất cứ tổ chức nào nói chung và một ĐH nói riêng luôn phải coi trọng đối tượng phục vụ của mình. Các tổ chức đều quan niệm, hoạt động của mình là phải hướng tới khách hàng. Do vậy đối tượng phục vụ có ảnh hưởng lớn đến VH của tổ chức. Nhu cầu, thị hiếu của khách hàng, hệ thống giá trị mà khách hàng coi trọng, quan niệm và tập quán tiêu dùng… sẽ là những căn cứ quan trọng cho một tổ chức xây dựng VHTC hướng tới khách hàng.

Khách hàng của một ĐH là: SV, phụ huynh, đối tác, người lao động, người sử dụng lao động, chính phủ, tập đồn, doanh nghiệp và các tổ chức khác.

Ngoài các yếu tố nêu trên, cịn có một số yếu tố khác có tác động ảnh hưởng đến VHTC một ĐH như yếu tố ngành nghề đào tạo, lĩnh vực mũi nhọn về nghiên cứu và cung cấp dịch vụ, phong cách lãnh đạo, vị trí địa lý của ĐH đó.

Vai trị của lãnh đạo trong việc hình thành và phát triển văn hóa tổ chức trường đại học

Theo Deal và Peterson [87] “các nhà lãnh đạo nhà trường, GV là những người then chốt để xây dựng VH nhà trường tích cực”. Các GV, hiệu trưởng và SV thường cảm nhận được những gì cụ thể và khơng xác định về trường của họ. Deal and Peterson [87] đã chỉ ra một số cách cụ thể thơng qua đó lãnh đạo nhà trường hình thành văn hố:

- Tun truyền về các giá trị cốt lõi thơng qua cách nói và việc làm của họ - Tơn vinh và công nhận những người đã làm việc để phục vụ SV và vì mục đích của trường.

- Cơng nhận các anh hùng và nữ anh hùng và các công việc mà các bản sao này hoàn thành.

- Nói một cách tâm huyết về sứ mạng của trường.

- Biết chúc mừng CB, GV, SV, nhân viên khi họ hoàn thành nhiệm vụ, khi họ thành cơng.

-Duy trì VHTC (VH nhà trường) thơng qua việc kể chi tiết các câu chuyện về thành công, thành tựu, truyền thống của TC (nhà trường)

Để làm cho tổ chức tốt đẹp hơn thì vai trị của người lãnh đạo Như Hồ Chí Minh đã nói trong “Sửa đổi lối làm việc” cần nghiêm túc, thật sự học và làm theo tấm gương đạo đức của người, tu dưỡng, rèn luyện, tăng ý chí chiến đấu. Chiến đấu ở đây là nỗ lực trong công cuộc lãnh đạo và phát triển đại học theo định hướng nghiên cứu, là đưa đại học Việt Nam ngang tầm khu vực và quốc tế. Cụ thể để tăng cường vai trò của VHTC hiện nay, các nhà quản lý đại học cần:

- Luôn tự trau dồi kiến thức và bồi dưỡng nhân tài cũng như biết cách sử dụng nhân tài.

- Luôn khéo léo tư vấn và hướng dẫn những cá nhân có đầu óc sáng tạo cao vào các mục tiêu chung của tổ chức và khơng có thái độ phô trương quyền uy đối với họ.

- Biết quan tâm và luôn chú ý đảm bảo lợi ích hợp pháp, chân chính của các cá nhân và tập thể

- Tạo dựng được niềm tin và quyết tâm của các cá nhân trong tổ chức theo đuổi và thực hiện chiến lược phát triển của nhà trường

- Luôn tạo điều kiện thuận lợi cho môi nhà trường hỏi và giúp đỡ lẫn nhau. - Tích cực giúp đỡ và phát triển đội ngũ lãnh đạo nguồn.

- Biết quan tâm và chú ý đảm bảo lợi ích hợp pháp, chân chính của các cá nhân và tập thể.

Như vậy, vai trò của lãnh đạo nhà trường hiện nay trong việc hình thành và phát triển VHTC rất rõ ràng. Ngoài một chiến lược phát triển văn hóa tổ chức cụ thể cho từng trường thì ngơn ngữ, các thơng điệp khơng lời, hành động và sự hồn thành cơng việc của họ…đều góp phần hình thành nên nền văn hố riêng của tổ chức.

Kết luận chương 1

Những lí luận về VHTC nói chung và VHTC của ĐH nói riêng đã khẳng định vai trò quan trọng của VHTC trong việc nâng cao chất lượng của ĐH cũng như định hướng cho các nhà QLGD nói chung và các nhà quản lý ĐH nói riêng trong việc quản lý. Nghiên cứu về VHTC của ĐH đã trở thành hướng nghiên cứu quan trọng trong khoa học quản lý, đặc biệt là QLGD đại học. Việc xây dựng VHTC cũng đã trở thành xu hướng tất yếu trong phát triển và hội nhập của các ĐH, nhằm nâng cao sức cạnh tranh, xây dựng thương hiệu và phát triển bền vững trong môi trường cạnh tranh toàn cầu và ngày càng khốc liệt.

Ở Việt Nam, vấn đề nghiên cứu VHTC của ĐH cũng như việc quản lý VHTC trong các ĐH chưa phát triển. Hầu như chưa có trường đại học nào, đặc biệt là các trường khối công lập xây dựng và phát triển VHTC một cách bài bản. Sở dĩ vấn đề này chưa được các ĐH chú ý nhiều là vì: 1) Sức cạnh tranh trong

GDĐH chưa cao khiến các cơ sở giáo dục chưa đầu tư để nâng cao sức cạnh tranh và phát triển bền vững; 2) Phần lớn các ĐH thiếu kinh nghiệm trong lĩnh vực quản lý văn hóa tổ chức; 3) Các nhà cải cách giáo dục, lãnh đạo các ĐH chưa thực sự coi trọng và đầu tư thích đáng cho vấn đề quản lý văn hóa tổ chức.

Trong bối cảnh nền văn hóa xã hội, thể chế chính trị xã hội, tồn cầu hóa, và sự đa dạng của đối tượng phục vụ thì việc quản lý văn hóa tổ chức như một tổ chức biết học hỏi là cần thiết. Đối với các nhà lãnh đạo giáo dục, ngồi một chiến lược phát triển văn hóa tổ chức cụ thể thì ngơn ngữ, các thơng điệp khơng lời của họ, hành động của họ và sự hoàn thành cơng việc của họ…đều góp phần hình thành nên nền văn hoá riêng của tổ chức.

ĐH là một hệ thống gồm các ĐH, các viện nghiên cứu thành viên và các đơn vị trực thuộc gắn kết chặt chẽ, bổ khuyết cho nhau; liên thông, liên kết thống nhất nhà trường thành một chỉnh thể tạo nên sức mạnh tổng hợp. Sự thống nhất trong đa dạng của ĐH giúp các đơn vị thành viên, trực thuộc phát huy được những ưu thế chung của nhà trường cũng như đặc thù của từng đơn vị, phát huy được thế mạnh liên thơng, liên kết, tích hợp trí tuệ liên ngành, gắn kết chí hướng, phấn đấu theo cùng một mục tiêu, tạo được các giá trị gia tăng và các sản phẩm độc đáo. Để thực hiện được sứ mệnh và chiến lược đó, ĐH cần xây dựng các kế hoạch hành động nhằm khai thác tối đa thế mạnh của ĐH đặc thù. Một trong những kế hoạch đó là nghiên cứu xây dựng VHTC đặc thù mà cốt lõi là giá trị văn hóa hợp tác cộng tác của ĐH, đó thực sự là nền tảng tinh thần, tiền đề sử dụng và khai thác hiệu quả các nguồn lực.

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ VĂN HÓA TỔ CHỨC CỦA CÁC ĐẠI HỌC Ở VIỆT NAM

2.1. Giới thiệu khái quát về các đại học ở Việt Nam và trường hợp Đại học Quốc gia Hà Nội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý văn hóa tổ chức của các đại học ở việt nam luận án TS giáo dục học 62 14 01 14 (Trang 64 - 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(190 trang)