tương ái, giao lưu giữa các đơn vị và các thế hệ
* Ý nghĩa giải pháp
Sự gắn kết giữa cá nhân với tổ chức, giữa tổ chức nhỏ với tổ chức lớn, củng cố khối đoàn kết nội bộ là một trong những nội dung cụ thể nhưng rất cơ bản và quan trọng của quá trình xây dựng, phát triển và phát huy vai trò của VHTC của ĐH. Sự gắn kết của từng cá nhân với cộng đồng có thể được tăng cường bằng các biện pháp tổ chức để tăng cường ý thức tổ chức kỷ luật, có thể thơng qua các giải pháp kinh tế để tăng gắn kết về mặt lợi ích vật chất vv... Tuy nhiên, sự gắn kết thực sự và bền vững cần phải đạt tới chính là sự gắn kết về tinh thần, tình cảm, sao cho từng thành viên của cộng đồng tự hào về cộng đồng, ý thức đầy đủ về việc bảo vệ lợi ích, sự thống nhất, danh tiếng và hình ảnh của cộng đồng, sao cho mỗi thành viên cảm thấy cộng đồng chính là ngơi nhà thứ hai của mình, nơi họ được che chở, được tạo điều kiện để phát triển tài năng và nhân cách của mình.
Bên cạnh đó sự gắn kết giữa các tổ chức nhỏ với tổ chức lớn, tức là giữa các bộ môn với khoa, giữa các khoa với trường, giữa các trường với ĐH, giữa các nhóm nghiên cứu với các tổ chức nghiên cứu (viện, trung tâm), giữa các bộ phận (phòng, ban vv...) với cơ quan, đơn vị, giữa các đơn vị quản lý, lãnh đạo với các đơn vị đào tạo, nghiên cứu và phục vụ vv... Đương nhiên, quy chế tổ
chức và vận hành của toàn bộ hệ thống cũng như ý thức tổ chức, kỷ luật của cán bộ, công chức, viên chức, SV, học viên giữ vai trị rất quan trọng, song, chính VHTC chính là cái làm cho ý thức gắn kết nội bộ này thấm sâu vào trong từng suy nghĩ và hành động của mỗi thành viên, mỗi tổ chức. Chính những hoạt động tương thân tương ái, tăng cường giao lưu giữa các đơn vị và giữa các thế hệ cán bộ và SV ĐH giúp xây dựng và phát huy cao độ tinh thần cộng đồng trong từng cơ sở, từng đơn vị làm bệ đỡ cho việc xây dựng và phát triển tinh thần và ý thức cộng đồng trong toàn ĐH.
ĐH là một tổ chức phức hợp bao chứa nhiều tiểu tổ chức là Đảng bộ ĐH và các tổ chức, đồn thể khác như Cơng đồn ĐH, Đồn TNCS Hồ Chí Minh và Hội SV ĐH, các hội cựu chiến binh ở các đơn vị, Hội cựu giáo chức, các hội cựu SV vv... vì vậy chú trọng đến những hoạt động chung, tương thân tương ái, tăng cường giao lưu, hợp tác, cộng tác giữa các đơn vị và giữa các thế hệ cán bộ và sinh viên có vai trị và ý nghĩa then chốt, quyết định trong quá trình xây dựng, phát triển và phát huy vai trò của VHTC ĐH.
* Nội dung và quy trình thực hiện giải pháp
- Quán triệt chủ trương, nguyên tắc xây dựng và phát triển VHTC trong các sinh hoạt tư tưởng, VH và các hoạt động của tất cả các đoàn thể
+ Lập kế hoạch tuyên truyền, giáo dục về những giá trị cốt lõi và những truyền thống tốt đẹp của ĐH và của từng đơn vị; những tấm gương tiêu biểu của cộng đồng ĐH
+ Tuyên truyền, phổ biến, tạo đồng thuận cao đối với chiến lược và những chủ trương lớn của ĐH và của các đơn vị.
+ Tăng cường tinh thần tương thân, tương ái, gắn bó với cộng đồng, tinh thần tập thể và ý thức tổ chức kỷ luật.
+ Đấu tranh chống lại những biểu hiện của tư tưởng cá nhân, cục bộ, cát cứ, vị kỷ, chia rẽ, bè phái, bảo thủ lạc hậu, lạm quyền, quan liêu và những hiện tượng vi phạm đạo đức nghề nghiệp.
- Tổ chức các cuộc vận động và tổ chức các hoạt động nhằm tăng cường sự giao lưu, liên kết giữa các đơn vị trong ĐH.
- Thường xuyên tổ chức tốt các hoạt động tương thân, tương ái, tăng cường tình cảm gắn kết cộng đồng của cán bộ, SV
- Chỉ đạo các đơn vị và các cá nhân tham gia vào các hoạt động chung.
- Tham gia giám sát các công tác của Đảng, của bộ máy quản lý các cấp trong việc tổ chức thực hiện các giải pháp xây dựng, phát triển và phát huy VHTC của ĐH.
* Điều kiện thực hiện giải pháp
- Cần có kế hoạch thống nhất và chi tiết hướng tới hai mục đích trọng tâm: tăng cường sự gắn kết nội bộ trong ĐH và tuyên truyền, nâng cao vị thế xã hội của ĐH.
- Các đoàn thể cần phối hợp với nhau và với các đơn vị, xây dựng các nhóm, các hội, các hình thức kết nghĩa vv... trong khuôn khổ các tổ chức hiện nay nhưng có khả năng lơi kéo, liên kết nhiều đơn vị trong ĐH
- Trách nhiệm chính vẫn thuộc về tổ chức Đảng và hệ thống quản lý, cơng đồn và các đồn thể cần chủ động, sáng tạo hơn nữa, tránh thụ động, máy móc, hình thức chủ nghĩa.
- Các tổ chức, đồn thể phải chủ động xây dựng những cơ chế hữu hiệu đảm bảo cho việc các tổ chức và đoàn thể này có thể thường xuyên tham gia kiểm tra, giám sát việc thực hiện các giải pháp xây dựng, phát triển và phát huy VHTC của ĐH.
- Có nguồn lực về con người, tài chính, cơ sở vật chất kỹ thuật và thời gian để thực hiện giải pháp này.