Các đại họ cở Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý văn hóa tổ chức của các đại học ở việt nam luận án TS giáo dục học 62 14 01 14 (Trang 70 - 74)

Như luận án đã đề cập ở trên, trong phạm vi luận án này tác giả chỉ tập trung nghiên cứu mơ hình đại học của hai đại học quốc gia và ba đại học vùng (ĐH Thái Nguyên, ĐH Huế, ĐH Đà Nẵng)

“ĐH quốc gia là cơ sở GDĐH công lập bao gồm tổ hợp các ĐH, viện nghiên cứu khoa học thành viên thuộc các lĩnh vực chuyên môn khác nhau, TC theo hai cấp để đào tạo các trình độ của GDĐH, là trung tâm đào tạo, nghiên cứu khoa học, công nghệ đa ngành, đa lĩnh vực chất lượng cao, được Nhà nước ưu tiên đầu tư”[2]. Hiện nay nước ta có hai ĐH quốc gia đó là ĐH Quốc gia Hà Nội và ĐH Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh.

Ngày 04/4/1994, Chính Phủ ban hành ba nghị định số 30/CP, 31/CP, 32/CP lần lượt cho các ĐH Huế, Thái Nguyên và Đà Nẵng [4]. Hiện nay ĐH Huế, ĐH Thái Nguyên và ĐH Đà Nẵng là các ĐH vùng trọng điểm quốc gia, đào tạo đa ngành đa lĩnh vực, đa cấp, đa ngành ở khu vực miền Trung-Tây Nguyên và khu vực Trung du miền núi phía Bắc.

ĐH Quốc gia TP.Hồ Chí Minh

ĐH Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh (ĐHQG-HCM) được thành lập ngày 27 tháng 01 năm 1995 theo Nghị định 16/CP của Chính phủ trên cơ sở sắp xếp 9 ĐH lại thành 8 ĐH thành viên và chính thức ra mắt vào ngày 6 tháng 02 năm 1996. Hiện nay, ĐHQG-HCM có 7 đơn vị thành viên: ĐH Bách khoa, ĐH Khoa học Tự nhiên, ĐH Khoa học Xã hội - Nhân văn, ĐH Quốc tế, ĐH Công nghệ Thông tin, ĐH Kinh tế - Luật và Viện Môi trường - Tài nguyên. Bên cạnh đó, ĐHQG-HCM cịn có 26 đơn vị trực thuộc được TC và hoạt động theo các chức năng đào tạo, nghiên cứu khoa học, phục vụ công tác quản lý, đào tạo,

nghiên cứu và chuyển giao khoa học công nghệ… ; đồng thời tương tác, bổ trợ lẫn nhau tạo nên sức mạnh hệ thống.

Sứ mệnh: ĐHQG-HCM là nơi tập trung GV, SV tài năng, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, tạo ra những cơng trình nghiên cứu khoa học quan trọng; nơi đi đầu trong đổi mới, đóng góp quan trọng trong cơng cuộc phát triển đất nước, thúc đẩy tiến bộ xã hội.

ĐHQG-HCM được quản trị, điều hành, quản lý theo mơ hình hệ thống ĐH mẫu mực với cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm cao trước xã hội đồng thời tự kiểm sốt và xây dựng mơi trường sáng tạo khoa học, tự do học thuật trong khu đô thị ĐH kiểu mẫu.

Tầm nhìn: ĐHQG-HCM hướng đến xây dựng một hệ thống ĐH trong tốp đầu Châu Á, nơi hội tụ của khoa học, công nghệ, VH và tri thức Việt Nam.

Chiến lược phát triển: Giai đoạn 2011-2015, chiến lược ĐHQG TPHCM được

phát triển với mục tiêu tổng quát như sau “tạo môi trường và các điều kiện tối

ưu để tất cả các thành viên phát triển lợi thế so sánh của mình một cách tốt nhất, trong một hệ thống tuy đa dạng nhưng có cùng định hướng, có liên kết và bổ sung cho nhau”.

Đại học Đà Nẵng

ĐH Đà Nẵng với sứ mạng là “Nơi hun đúc trí tuệ và tài năng vì sự phát triển của Miền Trung và Tây Nguyên”, là ĐH duy nhất ở Miền Trung-Tây Nguyên đào tạo kỹ sư đa ngành và cũng là nơi có nhiều kinh nghiệm nhất trong đào tạo CBQL kinh tế trong khu vực (từ năm 1975). Hơn 30 năm qua, các Trường thành viên của ĐH Đà Nẵng đã cung cấp cho Miền Trung - Tây Nguyên lực lượng cán bộ trọng yếu cho hầu hết các ngành kinh tế và quản lý Nhà nước.

Chiến lược phát triển

-Để thực hiện chủ trương trên, ĐH Đà Nẵng đã vạch ra chiến lược phát triển của mình từ nay đến 2015 theo hướng ĐH nghiên cứu (Research Oriented University) nhằm xây dựng nhà trường thực sự trở thành một ĐH nghiên cứu (Research University) vào năm 2020.

-Cơ cấu: Đến nay ĐH Đà Nẵng có các đơn vị thành viên: ĐH Bách khoa; ĐH Kinh tế; ĐH Sư phạm; ĐH Ngoại ngữ

+ Trường Cao đẳng Công nghệ; Trường Cao đẳng Công nghệ thông tin; Phân hiệu ĐH Đà Nẵng tại Kon Tum; Khoa Y - Dược trực thuộc; Viện Anh ngữ và 16 Trung tâm Nghiên cứu và Chuyển giao CN

Sứ mệnh: Đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng cao với phẩm chất chính trị và

năng lực chuyên môn tốt nhằm đáp ứng nhu cầu nhân lực cho sự nghiệp cơng nghiệp hố, hiện đại hố, đồng thời tuyển chọn, đào tạo và cung cấp nhân tài cho đất nước.

Gắn kết đào tạo với nghiên cứu khoa học, liên kết các hoạt động của nhà trường với sản xuất và các dịch vụ cộng đồng thông qua việc nghiên cứu ứng dụng và triển khai các tiến bộ của khoa học kỹ thuật và công nghệ vào giảng dạy, học tập và đời sống cộng đồng.

Phấn đấu đưa ĐH Đà Nẵng thực sự trở thành một ĐH nghiên cứu có uy tín hàng đầu của Việt Nam, được xếp hạng cao trong hệ thống GDĐH của khu vực Châu Á - Thái Bình Dương và Thế giới, có mối giao lưu quốc tế rộng rãi trong đào tạo và nghiên cứu khoa học.

Đại học Huế

ĐH Huế được thành lập tháng 4/1994 theo Nghị định 30/CP của Thủ tướng Chính phủ trên cơ sở TC và sắp xếp lại các ĐH và cao đẳng trên địa bàn thành phố Huế.

Sứ mệnh: Sứ mạng của ĐH Huế là thúc đẩy sự nghiệp phát triển vùng tại miền Trung - Tây Nguyên và cả nước bằng việc đáp ứng nhu cầu nguồn nhân lực chất lượng cao và các sản phẩm nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ thiết thực và hiệu quả.

Cơ cấu: Sau 55 năm xây dựng và phát triển, hiện nay, ĐH Huế có 07 ĐH thành

viên là: ĐH Khoa học, ĐH Sư phạm, ĐH Y Dược, ĐH Nông lâm, ĐH Nghệ thuật, ĐH Kinh tế, ĐH Ngoại ngữ; 03 khoa trực thuộc: Khoa Giáo dục Thể chất,

Khoa Du lịch và Khoa Luật; Phân hiệu tại tỉnh Quảng Trị; 6 trung tâm đào tạo, nghiên cứu, phục vụ, Viện nghiên cứu và Nhà xuất bản.

Chiến lược phát triển: Với mục tiêu phát triển đến năm 2020 là "Xây dựng ĐH

Huế thành trung tâm đào tạo ĐH và sau ĐH đa ngành, đa lĩnh vực chất lượng cao, đạt tiêu chuẩn quốc gia và khu vực; là trung tâm nghiên cứu khoa học chuyển giao công nghệ mạnh về các lĩnh vực khoa học tự nhiêm xã hội – nhân văn, giáo dục, quản lý, nông nghiệp, y dược, kỹ thuật và công nghệ nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế xã hội vùng và khu vực", ĐH Huế mong muốn được hợp tác và chia sẻ kinh nghiệm trong đào tạo, nghiên cứu khoa học với các ĐH, các viện nghiên cứu, các đơn vị hữu quan và bạn bè đồng nghiệp trong nước và quốc tế.

Tầm nhìn: Đến năm 2020 ĐH Huế sẽ là:

+ Một ĐH được xếp hạng trong số 50 ĐH hàng đầu Đông Nam Á;

+Một ĐH hoạt động theo các tiêu chuẩn đảm bảo chất lượng quốc gia và khu vực; + Là một bộ phận cốt lõi trong hạ tầng cơ sở xã hội của miền Trung Việt Nam; là cơ sở đào tạo tiên phong, nòng cốt cho hệ thống giáo dục vùng.

Đại học Thái Nguyên

ĐH Thái Nguyên được thành lập ngày 4 tháng 4 năm 1994 theo Nghị định số 31CP của Chính Phủ trên cơ sở TC sắp xếp lại các ĐH trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên. Sau 18 năm xây dựng và phát triển, ĐH Thái Nguyên đã không ngừng phát triển và hồn thiện theo mơ hình đầy đủ của một ĐH vùng, đa cấp, đa ngành bao gồm: các đơn vị quản lý, các đơn vị đào tạo, các đơn vị nghiên cứu và các đơn vị phục vụ đào tạo.

Sứ mệnh: ĐH Thái Nguyên là ĐH Vùng, đào tạo đa ngành, đa lĩnh vực; nghiên

cứu khoa học và chuyển giao cơng nghệ chất lượng cao; đóng góp cho sự phát triển kinh tế, VH và xã hội của khu vực trung du, miền núi phía Bắc và cả nước.

Cơ cấu: Hiện nay, ĐH Thái Nguyên có tổng số 22 đơn vị thành viên, trong đó:Có 10 đơn vị đào tạo, 05 đơn vị nghiên cứu, 08 đơn vị phục vụ đào tạo

Tầm nhìn: ĐH Thái Nguyên trở thành một trong những ĐH hàng đầu khu vực

Đông Nam Á; là trung tâm đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, trung tâm nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ tiên tiến trong các lĩnh vực giáo dục, nông – lâm nghiệp, y tế, kinh tế, công nghiệp, công nghệ thông tin và truyền thông; thiết lập và cung cấp các giải pháp, khoa học công nghệ cũng như các chính sách nhằm đóng góp cho sự phát triển kinh tế - VH – xã hội bền vững của khu vực trung du, miền núi phía Bắc và cả nước.

Chất lượng của các chương trình đào tạo, hạ tầng cơ sở và nguồn lực phát triển phù hợp với các chuẩn Quốc gia và khu vực.

Người học ở các bậc đào tạo sau khi tốt nghiệp sẽ nhanh chóng được tuyển dụng và trở thành các chuyên gia, nhà quản lý, nhà lãnh đạo hoạt động hiệu quả trên các lĩnh vực công tác.

Chiến lược phát triển: Phương hướng chung của ĐH Thái Nguyên từ nay đến năm 2015 là “Tiếp tục phát huy mọi nguồn lực xây dựng ĐH Thái Nguyên thành ĐH trọng điểm; trung tâm đào tạo, nghiên cứu chất lượng cao của vùng trung du, miền núi phía Bắc, góp phần xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam Xã hội chủ nghĩa”, tiến tới thực hiện thắng lợi “Đề án quy hoạch phát triển ĐH Thái Nguyên thành ĐH trọng điểm; trung tâm đào tạo, khoa học của vùng đến năm 2020” đã được Bộ Giáo dục và Đào tạo phê duyệt.

Nhìn chung các ĐH (trong phạm vi nghiên cứu của luận án) có lịch sử phát triển khơng đồng đều, có ĐH mới thành lập như ĐHQG TPHCM và có ĐH lại thành lập từ lâu đời như ĐHQGHN. Tuy nhiên các ĐH này đều là các ĐH đều đã và đang phấn đầu trở thành các ĐH đầu tàu trong cả nước (ĐHQGHN và ĐHQGHCM) và ĐH trọng điểm ở các khu vực vùng trung du, miền núi phía Bắc và khu vực miền Trung, Tây Nguyên.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý văn hóa tổ chức của các đại học ở việt nam luận án TS giáo dục học 62 14 01 14 (Trang 70 - 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(190 trang)