2.2. Giới thiệu về khảo sát
2.2.3. Nội dung khảo sát
1) Thu thập số liệu về thực trạng VHTC cụ thể là thực trạng giá trị văn hóa cộng tác, hợp tác đạt được mức độ nào. Với nội dung này, tác giả đã soạn ra mẫu phiếu điều tra khảo sát để tập hợp ý kiến đánh giá của các SV, học viên cao học, NCS và các cán bộ, GV trong ĐHQGHN về mức độ đạt được các tiêu chí VHTC của các ĐH hiện nay. Mẫu phiếu được thiết kế đơn giản và thuận lợi cho cơng tác điều tra. Trong đó tác giả nghiên cứu trên nhiều chỉ số theo các nội dung của VH hợp tác, cộng tác của mơ hình giá trị cạnh tranh của Quinn và Cameron. Với các chỉ số này thể hiện qua 40 tiêu chí và mỗi một tiêu chí được đưa ra xin ý kiến về 3 mức độ đạt được: Thực hiện đầy đủ (A), Thực hiện nhưng chưa đầy đủ (B) và Chưa thực hiện (C).
Bảng hỏi dùng để điều tra khảo sát các nội dung trên có tên gọi là: Phiếu
thu thập thông tin đánh giá về thực trạng văn hóa tổ chức của đại học (Xem chi
tiết tại phần Phụ lục 1).
2) Thu thập số liệu về những kỹ năng và năng lực quản lý cá nhân vốn rất quan trọng đối với việc thực hiện quản lý hiệu quả và để những kỹ năng đó phù hợp với những khung giá trị và hồ sơ văn hóa. Với nội dung này, tác giả đã soạn ra mẫu phiếu điều tra khảo sát để tập hợp ý kiến đánh giá của các cán bộ, GV và nhà lãnh đạo các cấp về mức độ đạt được các chỉ tiêu về kỹ năng, năng lực quản lý VHTC của ĐH hiện nay. Mẫu phiếu được thiết kế đơn giản và thuận lợi cho công tác điều tra. Trong đó tác giả nghiên cứu trên nhiều chỉ số theo các nội dung của công cụ đánh giá kỹ năng quản lý. Với các chỉ số này thể hiện qua 48 tiêu chí và mỗi một tiêu chí được đưa ra xin ý kiến về 5 mức độ đạt được: (1). Hồn tồn khơng đồng ý; (2) Khá không đồng ý; (3) Phân vân; (4) Khá đồng ý và (5) Hoàn toàn đồng ý.
Bảng hỏi dùng để điều tra khảo sát các nội dung trên có tên gọi là: Phiếu
thu thập thông tin đánh giá về kỹ năng quản lý trong các đại học ở Việt Nam. (Xem chi tiết tại phần Phụ lục 2).