Để đánh giá mức độ hợp lý và khả thi của việc vận dụng các giải pháp quản lý VHTC của ĐH đã đề xuất, tác giả tiến hành khảo sát 50 CBGV gồm Lãnh đạo ĐH, lãnh đạo các phòng ban cơ quan trực thuộc ĐH, lãnh đạo các đơn vị, các trường, trưởng các phòng ban của các đơn vị trực thuộc, một số nhà nghiên cứu giáo dục trong nước đã có cơng trình nghiên cứu liên quan đến vấn đề VHTC nhà trường và một số học viên cao học, nghiên cứu sinh QLGD. (Xem phụ lục 3).
Kết quả cụ thể về mức độ hợp lý và khả thi của các giải pháp được thể hiện trong Bảng 3.1.
Bảng 3.1. Mức độ hợp lý và khả thi của các giải pháp
TT Nội dung Mức độ hợp lý Mức độ khả thi
1 2 3 1 2 3
GP1 Nhận thức và chuyển biến nhận thức về quản lý nhà trường đại học thơng qua quản lý văn hóa đại học.
8.00 51.53 40.47 5.20 47.68 47.12
GP2 Hồn thiện cơ chế điều phối liên thơng liên kết giữa các đơn vị theo phương thức đào tạo theo tín chỉ.
36.66
45.22 18.12 19.89 42.00 38.11
GP3 Phát triển các hoạt động
liên ngành, đa ngành. 10.01 32.24 57.75 9.09 41.52 49.39
GP4 Đổi mới phương thức tổ chức các hoạt động tương thân tương ái, giao lưu giữa các đơn vị và các thế hệ 20.23 31.06 48.71 22.18 33.31 44.51 GP5 Xây dựng những quy định về quản lý điều hành và sử dụng các nguồn lực. 10.11 20.04 69.85 6.00 28.41 65.59
GP6 Thực hiện các bước quản lý văn hóa tổ chức nhà trường đại học.
5.05 10.19 84.76 9.49 13.00 77.51
Kết quả xử lý biên bản phỏng vấn và nhận định khoa học tác giả đã tổng hợp những thống nhất chung và những góp ý của những chuyên gia được phỏng vấn như sau:
Vấn đề VH nhà trường ở nước ta còn rất mới mẻ. Vì vậy, việc quản lý VH nhà trường chưa được các nhà QLGD nhận thức đầy đủ về cả khái niệm và cách thức quản lý nhà trường thông qua quản lý VH nhà trường.
Tăng cường công tác giáo dục tư tưởng, nhận thức cho cán bộ, SV về sứ mệnh, mục tiêu, vai trị, vị thế, cơ chế đặc thù, tính ưu việt của mơ hình ĐH từ đó tạo nên sự đồng thuận, gắn kết, đồng lòng là việc làm thiết thực.
Một thực tế mà các nhà nghiên cứu trên thế giới đã khẳng định: nếu thay đổi VH trong nhà trường tức là thay đổi tồn bộ những gì đang diễn ra trong nhà trường. Đương nhiên nó sẽ thay đổi toàn bộ nhà trường từ các thành tố của quản lý nhà trường đến những hành vi, ứng xử và chất lượng giáo dục của nhà trường. Chỉ cần tác động vào một cấp độ của VH nhà trường sẽ dẫn đến sự dịch chuyển VH nhà trường và làm thay đổi chúng theo hướng tiêu cực hay tích cực.
Trong bối cảnh hội nhập quốc tế như hiện nay thì sự gìn giữ VH truyền thống và sự cầu thị học hỏi giao thoa VH trong sự đa dạng VH là một trong những nguyên tắc định hướng cho các ĐH ở nước ta. Để quản lý nhà trường hiệu quả thơng qua VHTC thì việc đầu tiên là phải giúp các nhà quản lý hiểu được một cách khoa học về VH nhà trường. Và để làm được điều đó thì giải pháp chính trị – tư tưởng có vai trị quan trọng, cần thiết và rất khả thi. Từ đó cũng phát huy vai trị của Đảng, đồn trong việc xây dựng VH đặc trưng cho ĐH.
- Giải pháp này rất hợp lý và có tính khả thi khá cao.
* Giải pháp 2: Hoàn thiện cơ chế hoạt động
Trong cơ chế đào tạo theo tín chỉ ở các ĐH thì liên thơng, liên kết được coi là một trong những điều kiện tiên quyết để tổ chức đào tạo theo tín chỉ đạt chất lượng, hiệu quả cao. Một mặt, bản chất của đào tạo theo tín chỉ chính là đảm bảo giá trị và khả năng quy đổi của tín chỉ do các đơn vị đào tạo khác nhau cấp và công nhận. Chỉ khi nào thực hiện tốt sự liên thông trong đào tạo (kể cả liên thông trong và liên thơng ngồi) thì các tín chỉ của các mơn học mới có giá trị và khả năng quy đổi. Ngồi ra, đào tạo theo tín chỉ tạo ra những khả năng lựa chọn đa dạng và linh hoạt cho người học, bao gồm lựa chọn về người dạy, lựa
chọn lịch học, lịch thi do các đơn vị khác nhau thực hiện, tiến tới chủ động lựa chọn kết cấu của học trình, thực sự học thông qua nghiên cứu khoa học. Nếu liên thông, liên kết khơng thực hiện tốt thì chắc chắn hai mục tiêu cơ bản nói trên khơng thực hiện được và việc tổ chức đào tạo theo tín chỉ trên thực tế chỉ cịn là hình thức. Việc chuyển đổi phương thức đào tạo từ niên chế sang tín chỉ cịn góp phần đưa các ĐH đạt trình độ và chuẩn mực quốc tế. Vì vậy, ở đây, liên thơng liên kết bên trong và bên ngoài đều quan trọng, trong đó chú trọng đến liên kết, liên thơng ngồi chính là phải đảm bảo tính quy đổi của các tín chỉ, văn bằng do ĐH cấp với các tín chỉ và văn bằng do các ĐH ngoài trường cấp.
Giải pháp này rất khả thi nếu như có sự chỉ đạo từ Ban Giám đốc, các phòng ban thuộc cơ quan điều hành, lãnh đạo các đơn vị thành viên về việc hoàn chỉnh phương thức tổ chức đào tạo theo tín chỉ, đảm bảo thực hiện tốt liên thông, liên kết giữa các đơn vị đào tạo và giữa các bậc học về mặt tổ chức và quản lý nhằm phát triển VHTC của ĐH. Ban lãnh đạo ĐH (Ban Giám đốc), lãnh đạo từng đơn vị ở tất cả các cấp quản lý và các tổ chức, đoàn thể chỉ đạo lập kế hoạch nghiên cứu và xây dựng Chương trình hành động hoàn chỉnh phương thức tổ chức đào tạo theo tín chỉ, đảm bảo thực hiện tốt liên thông, liên kết giữa các đơn vị đào tạo và giữa các bậc học của từng đơn vị mình. Tùy theo từng điều kiện, mỗi đơn vị, tổ chức, đồn thể có thể ban hành quy định, quy ước, nội quy để cụ thể hóa nội dung trên trong phạm vi hoạt động của mình.
Giải pháp này cũng được coi là hợp lý và rất khả thi
Giải pháp 3: Việc đầu tư phát triển các nhóm nghiên cứu liên ngành mạnh, hỗ
trợ các hoạt động KHCN liên ngành, đa ngành với sự tham gia của nhiều đơn vị để thực hiện những nhiệm vụ KHCN trọng điểm là rất cần thiết trong bối cảnh hiện nay khi yêu cầu về đào tạo liên ngành trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết và các vấn đề phức tạp của thế giới gia tăng đòi hỏi sự giải quyết liên ngành, đa ngành thì tính tích hợp, liên ngành của khoa học càng cao. Hơn nữa sự phát triển con người toàn diện cần có sự kết hợp giữa các khoa học với nhau. Việc ưu tiên đầu tư phát triển các nhóm nghiên cứu liên ngành mạnh, hỗ trợ các hoạt
động KHCN liên ngành, đa ngành với sự tham gia của nhiều đơn vị để thực hiện những nhiệm vụ KHCN trọng điểm là một giải pháp quan trọng để phát triển và xây dựng VHTC của ĐH.
Chia sẻ, dùng chung các cơ sở nghiên cứu khoa học các phịng thí nghiệm và trang thiết bị khoa học còn hạn chế là một giải pháp tiết kiệm cũng như tăng cường sự giao lưu gắn kết giữa các đơn vị. Các hoạt động chung sẽ giúp các đơn vị, các tổ chức KHCN và các cá nhân nhà khoa học trong ĐH xích lại gần nhau hơn.
Thực hiện giải pháp này rất cần có cơ chế thuận lợi, ưu tiên đầu tư để hỗ trợ để đẩy mạnh việc hình thành và hoạt động có hiệu quả của các nhóm nghiên cứu mạnh, đặc biệt là các nhóm nghiên cứu đa ngành, liên ngành và các nhóm nghiên cứu quốc tế.
Với mức độ hợp lý chiếm 57.75% và khả thi 49.39%, giải pháp này được coi là rất hợp lý và khả thi chỉ sau giải pháp về xây dựng những quy định về quản lý điều hành và sử dụng các nguồn lực.
Giải pháp 4: Các hoạt động chung, đặc biệt những hoạt động tương thân tương
ái, tăng cường giao lưu giữa các đơn vị và giữa các thế hệ cán bộ và SV giúp cải thiện sự gắn kết của tổ chức. Sự gắn kết của từng cá nhân với cộng đồng có thể được tăng cường bằng các biện pháp tổ chức để tăng cường ý thức tổ chức kỷ luật, có thể thơng qua các giải pháp kinh tế để tăng gắn kết về mặt lợi ích vật chất vv... Tuy nhiên, sự gắn kết thực sự và bền vững cần phải đạt tới chính là sự gắn kết về tinh thần, tình cảm, sao cho từng thành viên của cộng đồng tự hào về cộng đồng, ý thức đầy đủ về việc bảo vệ lợi ích, sự thống nhất, danh tiếng và hình ảnh của cộng đồng, sao cho mỗi thành viên cảm thấy cộng đồng chính là ngôi nhà thứ hai của mình, nơi họ được che chở, được tạo điều kiện để phát triển tài năng và nhân cách của mình.
Các hoạt động chung sẽ gắn kết giữa các tổ chức nhỏ với tổ chức lớn, tức là giữa các bộ môn với khoa, giữa các khoa với trường, giữa các trường với ĐH, giữa các nhóm nghiên cứu với các tổ chức nghiên cứu (viện, trung tâm), giữa
các bộ phận (phòng, ban vv...) với cơ quan, đơn vị, giữa các đơn vị quản lý, lãnh đạo với các đơn vị đào tạo, nghiên cứu và phục vụ vv... Để thực hiện triệt để giải pháp này cần quán triệt chủ trương, nguyên tắc xây dựng và phát triển VHTC trong các sinh hoạt tư tưởng, VH và các hoạt động của tất cả các đoàn thể, đặc biệt là tổ chức Đảng và Cơng đồn.
Với mức độ hợp lý chiếm 48.71% và khả thi chiếm 44.51%, giải pháp này được coi là hợp lý và khả thi và có thể thực hiện được.
Giải pháp 5: Đây là giải pháp rất quan trọng trong việc xây dựng và phát triển
VH nhà trường. Nó thể hiện sức mạnh tổng hợp của cả tập thể trong việc thực hiện các văn bản, quy định về công tác liên thông liên kết, làm tiền đề cho việc triển khai đánh giá văn hóa tổ chức một cách có khoa học để đáp ứng mục tiêu quản lý phát triển ĐH. Giải pháp này thể hiện năng lực, kỹ năng của nhà quản lý thông qua việc sử dụng Bộ công cụ đánh giá VHTC của ĐH.
Sự liên thông liên kết là phát huy cao độ được ưu thế của mơ hình và cơ cấu đại học, tạo nên sự đồng thuận, đồn kết, nhất trí cao trong toàn đại học, chia sẻ và sử dụng tốt nhất các nguồn lực. Sử dụng bảng tiêu chí để đánh giá thực trạng để từ đó biết được nền VH đang ở đâu để có thể đưa ra các giải pháp quản lý phù hợp. Tuy nhiên việc đánh giá bằng bộ cơng cụ này cịn rất lạ và mới ở Việt Nam khi việc xây dựng và phát triển VHTC cịn chưa được chú trọng. Vì vậy khi đưa Bộ công cụ này vào sẽ gặp nhiều trở ngại nhưng sẽ là một định hướng hữu ích để giúp cho việc quản lý VHTC được chuyên nghiệp hơn, hiệu quả hơn. Để thực hiện triệt để giải pháp này Ban Giám đốc cần quán triệt, chỉ đạo sát sao các đơn vị thực hiện nghiêm túc việc đánh giá VHTC tại từng đơn vị.
Đây là giải pháp hợp lý và khả thi thứ hai trong công tác quản lý VHTC của ĐH với mức độ hợp lý là 69.85% và khả thi là 65.59%.
Giải pháp 6: Việc thực hiện các bước quản lý văn hóa tổ chức nhà trường đại
học: Lập một tổ công tác để lập kế hoạch thay đổi văn hóa tổ chức, Đạt được sự đồng thuận về loại văn hóa phù hợp với tổ chức và bảng cơng cụ đánh giá văn hóa tổ chức, Xác định những câu chuyện và sự kiện minh họa, Xây dựng kế
hoạch hành động, Xác định và hướng dẫn những thay đổi cụ thể, Xây dựng các chuẩn mực văn hóa (qui tắc vàng) và đưa các chuẩn mực này vào thực tế. Xây dựng năng lực lãnh đạo phù hợp, Xây dựng những điểm mốc, những tiêu chuẩn đánh giá và thước đo và Xây dựng chiến lược truyền thông là rất cần thiết trong bối cảnh hiện nay. Đặc biệt là việc xác định kĩ năng quản lý phù hợp sẽ có sức lan tỏa mạnh mẽ sẽ giúp cho trường đại học có nhiều khả thi trong việc quản lý tốt văn hóa tổ chức của trường.
Giải pháp này được coi là hợp lý và khả thi nhất trong các giải pháp quản lý VHĐH với mức độ hợp lý là 84.76% và khả thi chiếm 77.51%.