Đặc điểm văn hóa tổ chức và giá trị cốt lõi của các đại họ cở Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý văn hóa tổ chức của các đại học ở việt nam luận án TS giáo dục học 62 14 01 14 (Trang 48 - 54)

1.3. Một số vấn đề lý luận về quản lý văn hóa tổ chức của đại họ cở Việt Nam

1.3.4. Đặc điểm văn hóa tổ chức và giá trị cốt lõi của các đại họ cở Việt Nam

1.3.4.1. Đặc điểm văn hóa tổ chức của đại học

Văn hóa tổ chức của ĐH mang những nét chung về VHTC của các trường ĐH của Việt Nam nói chung, tuy nhiên lại có những nét khác biệt với các ĐH khác và thậm chí giữa các ĐH với nhau do sự khác biết về mơ hình tổ chức, lịch sử phát triển…

Thứ nhất, về cấu trúc hữu hình nhìn chung các ĐH ở Việt Nam chưa có triết lý chung về lớp kiến trúc hữu hình trong xây dựng VHTC. Cơ sở vật chất tại các ĐH này còn manh mún, nhiều chủ quản và chưa có quy hoạch thiết kế đồng bộ. Tuy nhiên về slogan và logo thì hầu như các trường đều có. Ví dụ như ĐHQGHN có Slogan là: Phát triển - Hiện đại - Chất lượng cao, của ĐH Thái Nguyên là: cùng kiến tạo những giá trị mới.

Thứ hai, văn hóa tổ chức của ĐH có tính phức hợp cao. Điều này có thể lý

giải ở khía cạnh, cộng đồng ĐH là tổ chức mang tính phức hợp cao - gồm cộng đồng của toàn thể đội ngũ cán bộ, GV, SV, học viên của tất cả các ĐH thành viên, các khoa, trung tâm, đơn vị trực thuộc. Bản thân mỗi một trường thành viên, đơn vị trực thuộc lại là một tổ chức phức hợp nhỏ hơn. Mỗi một tổ chức phức hợp nhỏ đó vừa mang những đặc trưng VH chung của tổ chức lớn – tổ chức ĐH, lại vừa mang những đặc trưng VH riêng.

Thứ ba, chúng ta biết rằng đặc trưng VHTC cũng bị phụ thuộc vào đặc trưng

của lĩnh vực nghề nghiệp của tổ chức đó. ĐH là một trung tâm đào tạo đa ngành, đa lĩnh vực do đó mang tính "đa văn hóa" do tính chất nghề nghiệp chi phối.

Thứ tư, tính "đa văn hóa" trong VHTC của ĐH còn được thể hiên qua sự không đồng nhất về truyền thống và lịch sử hình thành của các đơn vị thành viên và trực thuộc. Có những đơn vị có truyền thống lịch sử xây dựng và trưởng thành rất lâu đời, trong khi đó một số đơn vị khác lại vừa mới được thành lập.

Thứ năm, tính đặc trưng của VHTC của ĐH còn được thể hiện ở chỗ: Cộng

con lại khơng đồng nhất. Có cộng đồng rất lớn, bên cạnh đó lại có những đơn vị có quy mơ rất nhỏ (chỉ vài chục người).

Đặc trưng cuối cùng nhưng cũng là đặc điểm nổi trội bao quát các đặc trưng trên của VHTC của ĐH đó là sự phối kết hợp, hợp tác liên thông liên kết trong một ĐH gồm nhiều tổ chức con, nhiều cá nhân ở các đơn vị khác nhau:

- Liên kết trong đào tạo, trong đó có 1 hình thức liên kết trong và 2 hình thức liên kết ngồi (liên kết của các đơn vị với các địa phương và liên kết đào tạo với các đối tác quốc tế.

- Liên kết trong nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ giữa các đơn vị trong ĐH.

- Liên kết giữa các đơn vị trong thực hiện các nhiệm vụ khác và liên kết trong quản lý và sử dụng chung cơ sở vật chất của ĐH.

Với tính phức hợp cao như vậy thì VHTC của ĐH vừa có thể là nền tảng cho việc tạo nên những sức mạnh tổng hợp qua giao thoa, cộng tác, hợp tác, liên kết, phân phối sử dụng nguồn lực giữa các tổ chức con trong một tổ chức lớn; vừa có thể là nguyên nhân tạo nên những xung đột, ly khai nội bộ... mà một cốt lõi của nó là sự xung đột về VH. Nếu người lãnh đạo không nắm bắt được các giá trị, niềm tin, tâm tư, tình cảm và quan điểm của nhân viên của mình, khơng nhìn thấy các mâu thuẫn nảy sinh trong tổ chức để giải quyết nó thì trước hay sau giá trị bề nổi của văn hóa tổ chức cũng sẽ bị ảnh hưởng và người lãnh đạo có thể bị thất bại. Nhận thức được những điều này cho chúng ta thấy thấy tầm quan trọng của việc cần phải hình thành và phát triển VHTC riêng cho ĐH. Việc này phải đảm bảo thực hiện mục tiêu chiến lược và sứ mạng của các ĐH. Đồng thời đảm bảo sự hài hòa trong bản sắc VH riêng của mỗi đơn vị thành viên và trực thuộc.

1.3.4.2. Các giá trị cốt lõi của đại học

Hiểu biết về giá trị là rất quan trọng cho sự hiểu biết về VHTC. Các giá trị phổ biến trong một tổ chức thường là sự trung thực, tính tồn vẹn, sự ổn định, sự cam kết, tôn trọng lẫn nhau, tập trung vào khách hàng, sáng tạo và tự

chủ…Giá trị cốt lõi được sử dụng như việc ra quyết định và hướng dẫn hành vi chỉ đạo thiết kế tổ chức, quản lý, lập kế hoạch, cải tiến, và các hoạt động hàng ngày. Các giá trị cốt lõi của tổ chức có thể tiềm ẩn ở tất cả các phịng ban và mục đích của những giá trị này là hướng dẫn và chỉ đạo các hoạt động trực tiếp và trong việc ra quyết định.

Văn hóa thể hiện các giá trị và niềm tin của một tổ chức, được các thành viên trong tổ chức chia sẻ. Khi những con người trong tổ chức có các giá trị, niềm tin như nhau tạo nên sự nhất trí, đồng cảm và tạo nên văn hóa tích cực của tổ chức. Giá trị là những cái mà các cá nhân trong tổ chức tôn thờ, định hướng hành vi của họ. Mỗi tổ chức, mỗi cá nhân có những giá trị văn hóa riêng của mình. Giá trị chỉ đạo các hành vi ứng xử của các cá nhân trong tổ chức nhà trường. Mỗi tổ chức, cá nhân theo đuổi một số giá trị nhất định. [14]. Qua tổng hợp, phân tích các tài liệu, tác giả nhận thấy ĐH có các giá trị cốt lõi sau: Chất lượng cao, sáng tạo, tiên phong, tích hợp, trách nhiệm, phát triển bền vững, hợp tác, đồng nghiệp, hiệu quả, chuyên nghiệp, độc đáo- riêng biệt, mong đợi cao, nhân văn, tham dự, dân chủ, nhất quán và đồng thuận cao (thống nhất trong đa dạng), thích nghi, mang tính sứ mạng, truyền thống, giao tiếp mở, cam kết, minh bạch.

Là một tổ chức phức hợp cao với sứ mệnh tiên phong trong hệ thống GDĐH, sau khi tổng hợp các tài liệu trong nước và ngoài nước, tác giả rút ra các giá trị cốt lõi quan trọng của ĐH đó là:

- Tích hợp: ĐH là trung tâm ĐH đa ngành, đa lĩnh vực, một hệ thống gồm các

ĐH, các viện nghiên cứu thành viên và các đơn vị trực thuộc gắn kết chặt chẽ, bổ khuyết cho nhau; liên thông, liên kết thống nhất ĐH thành một chỉnh thể tạo nên sức mạnh tổng hợp. Sự thống nhất trong đa dạng của ĐH giúp các đơn vị thành viên, trực thuộc phát huy được những ưu thế chung của ĐH cũng như của đặc thù của từng đơn vị, phát huy được thế mạnh liên thông, liên kết, tích hợp trí tuệ liên ngành, gắn kết chí hướng, phấn đấu theo cùng một mục tiêu, tạo

được các giá trị gia tăng và các sản phẩm độc đáo. Đây là đặc tính nổi trội nhất của VHTC của ĐH.

- Hợp tác, cộng tác: tin tưởng vào sức mạnh của sự hợp tác, cộng tác, và vì vậy,

ln nỗ lực thúc đẩy quan hệ đối ngoại cũng như xây dựng môi trường nội bộ đoàn kết để phát triển vững mạnh. Mọi người cùng làm việc với nhau, chia sẻ thông tin và các chiến lược giảng dạy và được khuyến khích tham gia thảo luận mang tính xây dựng.

- Nhất quán và đồng thuận cao hay còn gọi là thống nhất trong đa dạng: Các

nhà trường có xu hướng hiệu quả đều có văn hóa mạnh mang đặc tính nhất quán, phối hợp và kết hợp tốt. Hành vi của các nhà lãnh đạo và nhân viên đều bắt nguồn từ tập hợp các giá trị cốt lõi và phải có kỹ năng để đi đến nhất trí thậm chí ngay cả khi tồn tại các quan điểm khác nhau. Nhất quán là nguồn quyền lực để đảm bảo tính bền vững và kết hợp bên trong để mang lại kết quả mong đợi từ suy nghĩ chung và mức độ tuân thủ cao. Đại học là một thiết chế mới của GDĐH, được tập hợp từ nhiều đơn vị với văn hóa khép kín, riêng rẽ, khi trở thành một thực thể thống nhất thì sự sống cịn là hợp tác, cộng tác.

Các giá trị tích hợp, hợp tác, cộng tác, nhất quán và đồng thuận cao thể hiện cụ thể như sau:

- Nhà trường là trung tâm ĐH đa ngành, đa lĩnh vực, một hệ thống gồm các ĐH, các viện nghiên cứu thành viên và các đơn vị trực thuộc gắn kết chặt chẽ, bổ khuyết cho nhau; liên thông, liên kết thống nhất thành một chỉnh thể tạo nên sức mạnh tổng hợp

- ĐH ban hành quy tắc đạo đức nghề nghiệp - chuẩn mực xử sự phù hợp với đặc thù của từng nghề bảo đảm sự liêm chính, trung thực và trách nhiệm trong thực hành nghề.

- ĐH sử dụng hệ thống đo lường giám sát các quy trình cơng việc và kết quả. - Ln có sự phối hợp chặt chẽ, đồng bộ của các cấp quản lý, các đoàn thể, các đơn vị và của toàn thể cán bộ, GV và SV trên tất cả các lĩnh vực hoạt động.

- Thường tổ chức các hoạt động giao lưu dưới các hình thức đa dạng, phong phú và hấp dẫn để thơng qua đó tăng cường sự gắn kết tình cảm giữa các đơn vị và giữa các cá nhân, tập thể với nhà trường.

- Có sự đồng thuận cao của toàn thể cán bộ, GV SV, của các đơn vị, các tổ chức, đoàn thể, chung sức đồng lịng quyết tâm thực hiện thành cơng chiến lược phát triển.

- Mọi người cùng làm việc với nhau, chia sẻ thông tin và các chiến lược giảng dạy và được khuyến khích tham gia các thảo luận mang tính xây dựng

- Thơng qua trao quyền lực cho những người khác trong đơn vị, thúc đẩy một mơi trường khuyến khích mọi người tham gia.

- Chiến lược phát triển được soạn thảo cụ thể, chi tiết tới từng đơn vị thành viên và trực thuộc, phù hợp với các điều kiện thời gian và các nguồn lực của nhà trường - ĐH coi trọng việc xây dựng và động viên các đơn vị noi theo các hình mẫu lý tưởng như các nhà khoa học đầu ngành, các nhà giáo nhân dân…

- Ln có khích lệ kèm theo một cơ chế khen thưởng có sức động viên thiết thực để duy trì sự ổn định và an tâm công hiến của cán bộ công nhân viên trong nhà trường.

- Mơ hình ĐH tạo được niềm tin tưởng vững chắc và sự gắn kết bền vững của cán bộ, SV với nhà trường và khẳng định hình ảnh và uy tín của nhà trường trong xã hội và trên trường quốc tế.

- ĐH là ngôi nhà thứ hai, nơi được che chở, được tạo điều kiện để phát triển tài năng và nhân cách của mình.

- Giá trị cốt lõi là sự cam kết của nhà trường, của từng đơn vị và từng cán bộ và SV về chất lượng cơng việc của mình, nhất là trong đào tạo và nghiên cứu khoa học - ĐH cam kết mạnh mẽ về sản phẩm đào tạo đáp ứng nhu cầu của thị trường lao động, thực hiện các nghiên cứu theo những chuẩn mực được quốc tế thừa nhận. - Điều lệ, Nội quy, Quy định về tổ chức và hoạt động quy định nguyên tắc hoạt động của nhà trường .

- Chính sách cán bộ nói chung và chính sách trọng dụng, đãi ngộ, tơn vinh xứng đáng những thành viên tiêu biểu nhất, có nhiều đóng góp to lớn nhất cho nhà trường sẽ có tác động hết sức lớn lao trong việc xây dựng, phát triển và phát huy sự gắn kết, niềm tin tưởng và tự hào của toàn thể cán bộ, SV đối với nhà trường. - Mọi người đều có cơ hội học hỏi và thăng tiến

- Nhà trường bao trùm bởi sự giao tiếp cởi mở và tôn trọng giữa các thành viên trong mọi tương tác.

- Mọi người được khuyến khích tham gia vào việc ra quyết định và hoạch định chiến lược phát triển của nhà trường

- ĐH tạo nên sự ổn định bằng cách đưa ra những chuẩn mực để hướng dẫn các thành viên đi theo mục đích chung của tổ chức một cách tự giác, tự nguyện.

- Hệ giá trị cốt lõi, danh tiếng, hình ảnh và tình cảm gắn kết tổ chức của các thế hệ cán bộ, GV và SV nhà trường là những cái tồn tại ổn định và trường tồn cùng thời gian.

- ĐH luôn quan tâm đến sự phát triển chuyên môn của mỗi cá nhân cũng như tâm tư nguyện vọng của họ.

- Tăng cường hỗ trợ về cơ chế và đầu tư cho sự hình thành và phát triển của các nhóm nghiên cứu mạnh, phần lớn là các nhóm nghiên cứu liên ngành, hướng tới sự hình thành các trung tâm nghiên cứu xuất sắc (Center of Excellence – COE) và các tổ hợp nghiên cứu (Research Cluster.

- Mỗi cán bộ, SV và tất cả các đơn vị, bộ phận trong nhà trường ý thức đầy đủ về sự cam kết chất lượng đầu ra, có ý thức giữ gìn, xây dựng và bảo vệ danh dự, uy tín và hình ảnh của nhà trường, của đơn vị mình và của cá nhân mình.

- ĐH tiên phong trong đào tạo chất lượng cao, nghiên cứu khoa học đỉnh cao, dịch vụ cộng đồng; tiên phong trong việc áp dụng các phương pháp mới trong quản trị đại học, quản lý đào tạo, đánh giá chất lượng, tiên phong nghiên cứu những lĩnh vực mới, triển khai thực hiện đào tạo những ngành hoàn toàn mới ở Việt Nam.

- ĐH ln có sự đồng thuận về tinh thần sẵn sàng liên thông, liên kết, chia sẻ và phát huy cao nhất hiệu quả sử dụng các nguồn lực phát triển

- ĐH thường nâng cao hiệu quả hoạt động thông qua các hoạt động giao lưu dưới các hình thức phong phú và hấp dẫn

- ĐH đã thiết lập một hệ thống kiểm sốt đảm bảo tính nhất quán về chất lượng, dịch vụ, chi phí và năng suất trong đơn vị.

- ĐH biết ứng dụng các giá trị, biểu tượng, chuẩn mực văn hoá được chọn lọc và tạo ra để nâng cao hiệu quả hoạt động của tổ chức.

Các nhà quản lý, lãnh đạo:

- Luôn khéo léo tư vấn và hướng dẫn những cá nhân có đầu óc sáng tạo cao vào các mục tiêu chung của tổ chức và khơng có thái độ phơ trương quyền uy đối với họ.

- Biết quan tâm và luôn chú ý đảm bảo lợi ích hợp pháp, chân chính của các cá nhân và tập thể

- Tạo dựng được niềm tin và quyết tâm của các cá nhân trong tổ chức theo đuổi và thực hiện chiến lược phát triển của nhà trường

- Luôn tạo điều kiện thuận lợi cho môi trường học hỏi và giúp đỡ lẫn nhau. - Tích cực giúp đỡ và phát triển đội ngũ lãnh đạo nguồn.

- Biết quan tâm và chú ý đảm bảo lợi ích hợp pháp, chân chính của các cá nhân và tập thể.

Như vậy, với đặc điểm tổ chức riêng biệt của mình, để thành cơng trong thị trường GDĐH trong nước và khu vực thì ĐH cần có những giá trị cốt lõi trên.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý văn hóa tổ chức của các đại học ở việt nam luận án TS giáo dục học 62 14 01 14 (Trang 48 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(190 trang)