Phương pháp tổ chức khảo sát

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý văn hóa tổ chức của các đại học ở việt nam luận án TS giáo dục học 62 14 01 14 (Trang 80 - 84)

2.2. Giới thiệu về khảo sát

2.2.4. Phương pháp tổ chức khảo sát

Để thực hiện mục đích khảo sát, tác giả đã lựa chọn hai phương pháp: + Phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi: thiết kế theo những nội dung mà tác giả cần thu thập được. Xác định đối tượng khảo sát phù hợp để lấy được thông tin chuẩn nhất. tổ chức các hoạt động để lấy ý kiến và xử lý kết quả trong các phiếu hỏi. Rút ra các kết luận về kết quả nghiên cứu.

+ Phương pháp phỏng vấn sâu: chuẩn bị các nội dung phỏng vấn phục vụ cho mục đích nghiên cứu (đã trình bày ở trên), chọn các đối tượng phỏng vấn, tiến hành phỏng vấn theo nội dung đã định, ghi biên bản phỏng vấn, xử lý các kết quả phỏng vấn để rút ra các nhận định khoa học cần thiết cho vấn đề nghiên cứu (Xem phụ lục 4)

Trong phạm vi luận án sẽ sử dụng bảng hỏi để đánh giá VHTC được thiết kế dựa trên công cụ đánh giá VHTC được phát triển bởi Cameron và Quinn [42]. Với mục đích của nghiên cứu này là đưa ra được các biện pháp quản lý VHTC với giá trị cốt lõi là cộng tác, hợp tác của ĐH và xây dựng được bảng hỏi đánh giá VHTC cho ĐH thì VHTC hiện tại và VHTC giúp cho ĐH phát triển trong tương lai của ĐH sẽ được đánh giá, làm nền tảng xây dựng các giải pháp quản lý VHTC đặc thù đó.

Với đặc trưng của mình tạo ra là quá trình chuyển hoá cái đã chọn lọc để sản sinh nên những giá trị, biểu tượng và chuẩn mực văn hoá mới gắn với sắc thái riêng biệt của từng chủ thể sáng tạo văn hoá, sử dụng là ứng dụng các giá trị, biểu tượng, chuẩn mực văn hoá được chọn lọc và tạo ra để nâng cao hiệu quả hoạt động, bản sắc và thương hiệu của tổ chức. Với những đặc trưng như vậy, VHTC có vai trò gắn kết các thành viên thành một cộng đồng tình cảm, chung lợi ích và vận mệnh; tạo nên sự ổn định bằng cách đưa ra những chuẩn mực để hướng dẫn các thành viên đi theo mục đích chung của tổ chức một cách tự giác, tự nguyện. Các yếu tố VH được chọn lọc và tạo ra có vai trị như là một cơ chế khẳng định mục tiêu của tổ chức, hướng dẫn, uốn nắn những hành vi ứng xử lẫn nhau giữa các thành viên trong tổ chức, giữa cá nhân với tổ chức, giữa thành viên với lãnh đạo. Vì vậy VHTC của ĐH là một loại VH có đặc thù riêng, gắn với đặc thù của ĐH. Như vậy, VHTC của ĐH là một loại văn hóa nhấn mạnh các nét đặc điểm của loại VH thân tộc và loại VH thứ bậc, và giảm nhẹ các nét đặc điểm của loại văn hóa thường quy và thị trường. Trong phạm vi luận án, tác giả vẫn giữ nguyên 6 đặc điểm của bộ công cụ OCAI nhưng trong mỗi đặc điểm tác giả nhấn mạnh các đặc tính chủ yếu

của hai loại văn hóa phù hợp hơn của ĐH của Việt Nam là văn hóa gia tộc (A) và thứ bậc (D) và giảm nhẹ các đặc điểm văn hóa thường quy (B) và thị trường (C) sau đó từ các nội dung A, B, C và D tác giả chia nhỏ các nội dung cho phù hợp với đặc điểm và bối cảnh của ĐH của Việt Nam và phù hợp với mục đích

ba mức độ thực hiện các nội dung về VHTC của ĐH: thực hiện đầy đủ, thực hiện nhưng chưa đầy đủ và chưa thực hiện.

Cơng cụ đánh giá kỹ năng quản lý

Có thể xác định một nền VH mong muốn và để xác định chiến lược để có những thay đổi theo văn hố đó, tuy nhiên nếu khơng có q trình thay đổi trở thành cá nhân hóa, khơng có cá nhân sẵn sàng tham gia vào các hành vi mới, và khơng có một sự thay đổi trong năng lực quản lý thì VHTC cơ bản sẽ khơng thay đổi [41]. Do đó nghiên cứu này bao gồm cả công cụ đánh giá kỹ năng quản lý.

Bảng hỏi kỹ năng quản lý tìm cách xác định những kỹ năng và năng lực quản lý cá nhân vốn rất quan trọng đối với việc thực hiện quản lý hiệu quả và để cho thấy làm thế nào những kỹ năng đó phù hợp với những khung giá trị và hồ sơ văn hóa. Các kết quả của bảng hỏi kỹ năng quản lý sẽ được sử dụng để tạo ra một hồ sơ kỹ năng quản lý dựa trên cùng một khung giá trị như hồ sơ văn hóa[41,tr. 118], và sẽ có một sự so sánh giữa cấu trúc của nền VH tương lai của hồ sơ văn hóa và của Bảng hỏi kỹ năng quản lý để xác định năng lực sẽ được cải thiện thông qua các nhà quản lý để đạt được nền VH mong muốn.

Bảng hỏi kỹ năng quản lý là một bảng câu hỏi phản hồi 360 độ, cho phép cho các nhà lãnh đạo có thể đánh giá bản thân họ, và được đánh giá bởi các đồng nghiệp, cấp dưới và cấp trên của họ. Để cung cấp một đánh giá toàn diện cho các nhà lãnh đạo được đánh giá, mỗi nhà lãnh đạo và người đánh giá sẽ được cung cấp một bảng hỏi. Người được hỏi sẽ được lựa chọn ngẫu nhiên.

Các nhà lãnh đạo hồn thành các câu hỏi mơ tả cách họ nhìn nhận bản thân họ về các vấn đề được hỏi và những người đánh giá cũng trả lời các câu hỏi về cách họ đang nhìn nhận hành vi của các nhà lãnh đạo đang được đánh giá. Việc giấu tên đối với những người đánh giá để khuyến khích sự trung thực trong việc trả lời câu hỏi.

Mỗi câu hỏi trong bảng hỏi sử dụng thang điểm đánh giá từ 1 tới 5. Một đánh giá là 1 cho thấy người đánh giá sẽ "hồn tồn khơng đồng ý" và sự đánh giá là 5, có nghĩa là người đánh giá "hoàn toàn đồng ý".

Các kỹ năng nêu trong Bảng hỏi kỹ năng quản lý được liệt kê theo danh mục, và các loại này được tổ chức bởi khung giá trị để ba loại VH phù hợp trong mỗi góc phần tư của các khung giá trị, tạo thành 12 đặc điểm cho tất cả bốn góc phần tư [41,tr.120] . Có những kỹ năng được xác định dưới mỗi thể loại, và những kỹ năng này hình thành các danh mục cá nhân trong bảng hỏi. Bảng hỏi kỹ năng quản lý đánh giá mức độ mà các nhà quản lý thể hiện hiệu quả những năng lực này. Về mặt hành vi, Bảng hỏi kỹ năng quản lý được dựa trên cái mà nó đánh giá hành vi và hành động quản lý mà không phải phong cách hay thái độ quản lý [41,tr. 122]. Bảng 2.1 cho thấy các chiều tạo thành các góc phần tư.

Bảng 2.1: Các năng lực quản lý then chốt [41]

Văn hóa thân tộc Văn hóa thường quy

Quản lý nhóm

Quản lý mối quan hệ giữa các cá nhân Quản lý sự phát triển của người khác

Quản lý đổi mới Quản lý tương lai Cải tiến liên tục

Văn hóa thứ bậc Văn hóa thị trường

Quản lý giao thoa văn hóa Quản lý hệ thống kiểm sốt Quản lý sự phối kết hợp

Quản lý cạnh tranh Tiếp sức nhân viên

Quản lý dịch vụ khách hàng Bảng hỏi gồm 48 câu hỏi được trộn ngẫu nhiên. Các Bảng hỏi kỹ năng quản lý đã được coi như nền tảng quản lý các chương trình dành cho nhà quản lý của ĐH Michigan vốn nằm trong năm chương trình đào tạo quản trị kinh doanh hàng đầu trên tạp chí Business Week của Mỹ [41, tr.117]. Bảng hỏi kỹ năng quản lý cũng đã được sử dụng ở 500 công ty bất động sản trên toàn thế giới để tạo điều kiện thay đổi VH cũng như cải thiện trong lãnh đạo quản lý.

Bảng hỏi được sử dụng ở đây đã được chuẩn hóa cho phù hợp với ĐH của Việt Nam nói riêng và nền văn hóa xã hội của Việt Nam nói chung.

Các nhà nghiên cứu tin rằng người được hỏi có đủ thời gian để hồn thành các câu hỏi và không bị ảnh hưởng quá mức bởi sự thiên vị trong xếp hạng của họ. Người đánh giá đã được lựa chọn ngẫu nhiên để giảm thiểu khả năng sai lệch do mối quan hệ giữa người quản lý và người đánh giá.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý văn hóa tổ chức của các đại học ở việt nam luận án TS giáo dục học 62 14 01 14 (Trang 80 - 84)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(190 trang)