Nhận diện văn hóa mạnh của một tổ chức biết học hỏi

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý văn hóa tổ chức của các đại học ở việt nam luận án TS giáo dục học 62 14 01 14 (Trang 46 - 48)

1.3. Một số vấn đề lý luận về quản lý văn hóa tổ chức của đại họ cở Việt Nam

1.3.3. Nhận diện văn hóa mạnh của một tổ chức biết học hỏi

Khái niệm tổ chức biết học hỏi

Tổ chức là một hệ thống kỹ năng trong việc tạo ra, mua lại, và chuyển giao kiến thức, và cũng có thể thay đổi hành vi của mọi người để phản ánh kiến thức và những hiểu biết mới. Tổ chức biết học hỏi là một tổ chức mà trong đó mọi thành viên được huy động lơi cuốn vào việc tìm kiếm, phát hiện và giải quyết vấn đề, vào việc làm cho tổ chức có khả năng thực hiện cách làm mới, để biến đổi, phát triển và cải tiến liên tục nhằm đẩy nhanh khả năng tăng trưởng của tổ chức, khiến tổ chức có thể đạt được mục tiêu của mình một cách tốt đẹp nhất [15].

Tổ chức biết học hỏi được đặc trưng bởi sự tham gia của tồn bộ nhân viên trong một q trình thay đổi tiến hành hợp tác trách nhiệm chung, hướng tới các giá trị chia sẻ hoặc nguyên tắc. Theo Kerka (1995), phần lớn các khái niệm tổ chức biết học hỏi dường như hoạt động trên giả định rằng " học là có giá trị, liên tục và hiệu quả nhất khi được chia sẻ và mọi kinh nghiệm đều là một cơ hội để tìm hiểu".

Các đặc điểm của một tổ chức biết học hỏi

Gerald C.Ubben, Larry W.Hugies, Cynthia J.Norris (2004) chỉ ra 5 tính chất thể hiện một nhà trường có mơi trường học tập tốt:

- Các hoạt động của nhà trường diễn ra trong bầu khơng khí tập thể. - Việc học tập diễn ra trong một môi trường có trật tự.

- Mơi trường có trật tự là môi trường người học tự quản và tự giác. - Đội ngũ tự quản.

- Các nguyên tắc chỉ dẫn hành vi đơn giản, rõ ràng và phổ biến.

Văn hóa tổ chức trong tổ chức biết học hỏi

Nền VH của một nhóm là một sự trừu tượng mô tả các hệ thống giả định được chia sẻ và ý nghĩa chung mà phân biệt một nhóm cụ thể với bất kỳ nhóm khác [84]. Trong khi VH có thể được quan sát và xác định dựa trên những đặc điểm bên ngồi, nó là những gì nhiều hơn mà mọi người vẫn thấy. Nó là cơ sở (nội bộ và bên ngồi) cho một nhóm. Schein [83] nhấn mạnh mối tương quan

của sự phát triển VH và tổ chức biết học hỏi: "VH là kết quả của một nhóm các q trình học tập phức tạp mà hành vi của người lãnh đạo chỉ ảnh hưởng một phần. Ông cũng tiếp tục xác định VH là (a) một mơ hình của các giả định cơ bản, (b) phát minh, phát hiện, hoặc phát triển bởi một nhóm nhất định, (c) vì nó học để đối phó với vấn đề thích ứng bên ngồi và hội nhập nội bộ của nó, (d) những gì đã làm việc tốt đủ để được coi là hợp lệ và do đó, (e) phải được giảng dạy cho các thành viên mới như là (f) cách chính xác để nhận thức, suy nghĩ, và tìm mối liên quan đến các vấn đề.

Những khái niệm này phù hợp với các quy tắc Senge [85] cho một tổ chức biết học hỏi: chia sẻ tầm nhìn, sự học hỏi mang tính đồng đội, xây dựng các mơ hình có tính thách thức, tư duy hệ thống, làm chủ bản thân, chiến lược của tổ chức được phát lộ và lãnh đạo của tổ chức là công bộc của tổ chức. Làm chủ bản thân (quy tắc thứ năm) đóng góp vào nguồn lực của tổ chức thiết lập các kỹ năng cá nhân. Sự phi tổng hợp của những đóng góp khác nhau tạo ra nền VH mà là cấu trúc cơ bản của tổ chức.

Schein [84] giải thích thêm rằng nền VH có một số tác động đối với nhóm, trong đó: một lịch sử được chia sẻ, ý nghĩa của sự tiến hóa, sự ổn định của hình thức, và hiểu biết về hành vi hay nghi lễ. Nhìn chung, tổ chức biết học hỏi là một tổ chức mà trong đó mọi thành viên được huy động lơi cuốn vào việc tìm kiếm, phát hiện và giải quyết vấn đề, vào việc làm cho tổ chức có khả năng thực hiện cách làm mới để biến đổi, phát triển và cải tiến liên tục nhằm đẩy nhanh khả năng tăng trưởng của tổ chức, khiến tổ chức có thể đạt được mục tiêu của mình một cách tốt nhất.

Nhìn chung, một tổ chức hay một nhà trường như một tổ chức học tập là nơi mà các cá nhân đều làm chủ việc học tập của mình và có cơ hội để học tập, các kiến thức được chia sẻ, hoạt động của mỗi giảng viên hay sinh viên đều được kết nối và thống nhất với các hoạt động của nhà trường; các ý tưởng mới

được khuyến khích và sự sáng tạo được ni dưỡng. Tổ chức nhà trường liên tục phát triển và thích nghi tốt với môi trường.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý văn hóa tổ chức của các đại học ở việt nam luận án TS giáo dục học 62 14 01 14 (Trang 46 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(190 trang)