ĐH Quốc gia Hà Nội là trung tâm đào tạo, nghiên cứu khoa học và cơng nghệ có cơ cấu đa ngành, đa lĩnh vực, chất lượng cao, trong đó tập trung vào lĩnh vực khoa học, công nghệ cao và một số lĩnh vực kinh tế - xã hội mũi nhọn; có
chương trình, nội dung, phương pháp đào tạo, nghiên cứu khoa học tiên tiến; có đội ngũ cán bộ giảng dạy, nghiên cứu trình độ cao; có đội ngũ CBQL chuyên nghiệp và đồng bộ; kết hợp chặt chẽ giữa đào tạo với nghiên cứu khoa học và triển khai ứng dụng, giữa các ngành khoa học tự nhiên, xã hội và nhân văn, giữa khoa học và công nghệ để đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao và bồi dưỡng nhân tài khoa học, công nghệ; định hướng phát triển thành ĐH nghiên cứu ngang tầm với các ĐH có uy tín trong khu vực và trên thế giới.
ĐH Quốc gia Việt Nam được thành lập, khai giảng khoá đầu tiên vào ngày 15/11/1945 dưới sự chủ toạ của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Đây là ĐH đa ngành, đa lĩnh vực đầu tiên được thành lập dưới chính thể Việt Nam Dân chủ Cộng hoà. Trụ sở vẫn đặt tại số 19 phố Lê Thánh Tông, Hà Nội. Ngày 14/01/1993, Hội nghị lần thứ tư Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam (Khóa VII) đã ra Nghị quyết, trong đó chỉ rõ nhiệm vụ “xây dựng một số ĐH trọng điểm quốc gia” để làm đầu tầu và nòng cột cho GDĐH nước nhà. ĐH Quốc gia Hà
Nội (ĐHQGHN) được thành lập với vai trò và sứ mệnh đó. - Cơ cấu tổ chức:
(Nguồn: website ĐHQGHN) Sơ đồ 2.1. Cơ cấu tổ chức của Đại học Quốc gia Hà Nội
Hiện nay, hệ thống tổ chức của ĐHQGHN sau khi được điều chỉnh, sắp xếp lại bao gồm: Cơ quan ĐHQGHN tham mưu, giúp việc cho Ban Giám đốc ĐHQGHN (Văn phòng, 08 Ban chức năng và Khối Văn phịng Đảng - đồn thể) và 30 đơn vị thành viên và đơn vị trực thuộc, trong đó có:
- 11 đơn vị đào tạo trình độ ĐH và sau ĐH, gồm: 7 ĐH thành viên và 05 Khoa trực thuộc; 02 đơn vị đào tạo các mơn chung về quốc phịng - an ninh và thể chất, thể thao (Trung tâm Giáo dục Quốc phòng - An ninh, Trung tâm Giáo dục Thể chất và Thể thao).
- 7 đơn vị nghiên cứu khoa học và công nghệ, gồm: 03 Viện nghiên cứu thành viên, 02 Viện nghiên cứu trực thuộc và 02 Trung tâm nghiên cứu trực thuộc.
- 9 đơn vị dịch vụ và phục vụ trực thuộc, gồm: Trung tâm Dự báo và Phát triển nguồn nhân lực, Ban Quản lý các dự án, Nhà xuất bản ĐHQGHN, Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Trung tâm Hỗ trợ SV, Trung tâm Thông tin - Thư viện, Trung tâm Hợp tác và Chuyển giao tri thức, Trung tâm Phát triển ĐHQGHN và Bệnh viện ĐHQGHN.
Sứ mệnh: Đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, bồi dưỡng nhân tài; Sáng tạo,
nghiên cứu khoa học và cơng nghệ đỉnh cao, chuyển giao tri thức; Đóng vai trị nòng cột và tiên phong trong đổi mới hệ thống GDĐH Việt Nam.
Tầm nhìn: Trở thành trung tâm ĐH nghiên cứu đa ngành, đa lĩnh vực trong nhóm các ĐH tiên tiến của thế giới, đóng góp quan trọng vào sự nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Chiến lược phát triển:Chiến lược phát triển ĐH Quốc gia Hà Nội (ĐHQGHN)
đến năm 2020 tầm nhìn 2030 nhằm quán triệt và cụ thể hoá các chủ trương, định hướng đổi mới giáo dục và đào tạo, áp dụng phù hợp với vị thế, vai trị và tình hình cụ thể của ĐH Quốc gia Hà Nội, góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI, Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2011 - 2020 và Chiến lược phát triển giáo dục 2011-2020 của đất nước.
2.1.3. Khái qt chung về mơ hình cấu trúc và cơ chế vận hành của hai đại học quốc gia và ba đại học vùng
Theo Quy chế tổ chức và hoạt động của Đại học quốc gia thì Đại học quốc già là cơ sở giáo dục đại học có các đơn vị thành viên thuộc các lĩnh vực chuyên mơn khác nhau, tổ chức theo hai cấp chính (hoặc 4 cấp chi tiết), đào tạo trình độ đại học, thạc sĩ, tiến sĩ; có cơ cấu đa ngành, đa lĩnh vực chất lượng cao, trong đó tập trung vào lĩnh vực khoa học, công nghệ cao và một số lĩnh vực kinh tế - xã hội mũi nhọn; có chương trình, nội dung, phương pháp đào tạo, nghiên cứu khoa học tiên tiến; có đội ngũ cán bộ giảng dạy, nghiên cứu trình độ cao; có đội ngũ cán bộ quản lý chuyên nghiệp và đồng bộ; kết hợp chặt chẽ giữa đào tạo với nghiên cứu khoa học và triển khai ứng dụng, giữa các ngành khoa học tự nhiên, xã hội và nhân văn, giữa khoa học và công nghệ để đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao và bồi dưỡng nhân tài khoa học, công nghệ; định hướng phát triển thành đại học nghiên cứu ngang tầm với các đại học có uy tín trong khu vực và trên thế giới.
Cơ cấu tổ chức của ĐHQG gồm: Hội đồng ĐHQG; Giám đốc, phó giám đốc; Văn phòng và các ban chức năng được tổ chức theo nguyên tắc tinh, gọn, hiệu quả; các trường đại học thành viên; các viện nghiên cứu khoa học thành viên; các khoa trực thuộc; các trung tâm nghiên cứu khoa học và công nghệ; phân hiệu (nếu có); các tổ chức phục vụ đào tạo, nghiên cứu khoa học và triển khai ứng dụng; cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ; bệnh viện, nhà xuất bản, tạp chí khoa học; hội đồng khoa học và đào tạo; một số hội đồng tư vấn khác. Giám đốc ĐHQG là người đứng đầu, đại diện pháp lý của ĐHQG trong quan hệ với các tổ chức, cá nhân trong nước và ngoài nước theo quy định pháp luật, chịu trách nhiệm quản lý và điều hành tất cả các mặt hoạt động của ĐHQG. Giám đốc ĐHQG do Thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm, miễn nhiệm theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Nội vụ; có nhiệm kỳ là 5 năm và khơng giữ quá 2 nhiệm kỳ liên tục. Cơ cấu của đại học Thái nguyên, đại học Huế và Đại học Đà Nẵng gần giống nhau gồm văn phòng và các ban chức năng, Ban giám đốc, trường thành
viên Khoa trực thuộc và phân hiệu, Viện trung tâm đào tạo và nghiên cứu khoa học, các đơn vị phục vụ đào tạo.
Như vậy về mơ hình cấu trúc và cơ chế vận hành của 02 Đại học quốc gia và 03 đại học vùng tương đối giống nhau. Về cơ cấu tổ chức đều là một chính thể gồm các bộ phận chức năng, quyền hạn, trách nhiệm khác nhau, có mối liên hệ phụ thuộc lẫn nhau, được bố trí thành từng cấp, từng khâu, thực hiện các chức năng nhất định nhằm đạt mục tiêu đào tạo. Những đại học này có cơ chế cho phép các trường thành viên có được mức tự chủ tương đối. Điều 29. Luật Giáo dục đại học quy định Nhiệm vụ và quyền hạn của đại học: 1. Nhiệm vụ và quyền hạn của đại học: a) Xây dựng chiến lược, kế hoạch phát triển đại học; b) Quản lý, điều hành, tổ chức các hoạt động đào tạo của đại học; c) Huy động, quản lý, sử dụng các nguồn lực, chia sẻ tài nguyên và cơ sở vật chất dùng chung trong đại học; d) Thực hiện chế độ thông tin, báo cáo và chịu sự kiểm tra, thanh tra của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Thanh tra Chính phủ, các bộ, ngành có liên quan và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi đại học đặt trụ sở theo quy định; đ) Được chủ động cao trong các hoạt động về đào tạo, nghiên cứu khoa học, công nghệ, tài chính, quan hệ quốc tế, tổ chức bộ máy; e) Các nhiệm vụ và quyền hạn khác theo quy định của pháp luật. 2. Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của đại học quốc gia và các cơ sở giáo dục đại học thành viên; Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của đại học vùng và các cơ sở giáo dục đại học thành viên.
2.2. Giới thiệu về khảo sát
2.2.1. Mục đích khảo sát
- Tìm hiểu được thực trạng VH nhà trường và vấn đề quản lý VHTC (mà giá trị cốt lõi là cộng tác, hợp tác) của ĐH hiện nay.
- Tìm hiểu được cơ sở để xây dựng các giải pháp giúp cho các ĐH có thể xây dựng VHTC của mình với giá trị cốt lõi là cộng tác, hợp tác.
2.2.2. Mẫu và đối tượng khảo sát
- Chọn địa bàn: Tác giả chọn ĐH Quốc gia Hà Nội.
- Đối tượng để khảo sát: Lực lượng tham gia khảo sát mà tác giả chọn để đánh giá thực VHTC ĐH ở 7 trường thành viên, 5 khoa trực thuộc và khoảng 20 trung tâm, viện nghiên cứu.
- Chọn mẫu khảo sát:
+ Lãnh đạo cấp ĐH, cấp trường, cấp Khoa: 75 người + Cán bộ giảng dạy, cán bộ hành chính: 75 người + SV, học viên cao học, NCS: 150 người
- Số lượng phiếu khảo sát: 300 người. Số phiếu thu vào: 200 phiếu.
2.2.2.2. Khảo sát kỹ năng quản lý
- Chọn địa bàn: Tác giả chọn ĐH Quốc gia Hà Nội.
- Đối tượng để khảo sát: Lực lượng tham gia khảo sát mà tác giả chọn để đánh giá đánh giá về kỹ năng quản lý ở 7 trường thành viên, 5 khoa trực thuộc và khoảng 20 trung tâm, viện nghiên cứu.
- Mẫu khảo sát:
+ Lãnh đạo cấp ĐH: 05, cấp trường: 25, cấp Khoa: 30 - Số lượng phiếu khảo sát: 60 người. Số phiếu thu vào: 50 phiếu
2.2.3. Nội dung khảo sát
1) Thu thập số liệu về thực trạng VHTC cụ thể là thực trạng giá trị văn hóa cộng tác, hợp tác đạt được mức độ nào. Với nội dung này, tác giả đã soạn ra mẫu phiếu điều tra khảo sát để tập hợp ý kiến đánh giá của các SV, học viên cao học, NCS và các cán bộ, GV trong ĐHQGHN về mức độ đạt được các tiêu chí VHTC của các ĐH hiện nay. Mẫu phiếu được thiết kế đơn giản và thuận lợi cho cơng tác điều tra. Trong đó tác giả nghiên cứu trên nhiều chỉ số theo các nội dung của VH hợp tác, cộng tác của mơ hình giá trị cạnh tranh của Quinn và Cameron. Với các chỉ số này thể hiện qua 40 tiêu chí và mỗi một tiêu chí được đưa ra xin ý kiến về 3 mức độ đạt được: Thực hiện đầy đủ (A), Thực hiện nhưng chưa đầy đủ (B) và Chưa thực hiện (C).
Bảng hỏi dùng để điều tra khảo sát các nội dung trên có tên gọi là: Phiếu
thu thập thông tin đánh giá về thực trạng văn hóa tổ chức của đại học (Xem chi
tiết tại phần Phụ lục 1).
2) Thu thập số liệu về những kỹ năng và năng lực quản lý cá nhân vốn rất quan trọng đối với việc thực hiện quản lý hiệu quả và để những kỹ năng đó phù hợp với những khung giá trị và hồ sơ văn hóa. Với nội dung này, tác giả đã soạn ra mẫu phiếu điều tra khảo sát để tập hợp ý kiến đánh giá của các cán bộ, GV và nhà lãnh đạo các cấp về mức độ đạt được các chỉ tiêu về kỹ năng, năng lực quản lý VHTC của ĐH hiện nay. Mẫu phiếu được thiết kế đơn giản và thuận lợi cho công tác điều tra. Trong đó tác giả nghiên cứu trên nhiều chỉ số theo các nội dung của công cụ đánh giá kỹ năng quản lý. Với các chỉ số này thể hiện qua 48 tiêu chí và mỗi một tiêu chí được đưa ra xin ý kiến về 5 mức độ đạt được: (1). Hồn tồn khơng đồng ý; (2) Khá không đồng ý; (3) Phân vân; (4) Khá đồng ý và (5) Hoàn toàn đồng ý.
Bảng hỏi dùng để điều tra khảo sát các nội dung trên có tên gọi là: Phiếu
thu thập thông tin đánh giá về kỹ năng quản lý trong các đại học ở Việt Nam. (Xem chi tiết tại phần Phụ lục 2).
2.2.4. Phương pháp tổ chức khảo sát
Để thực hiện mục đích khảo sát, tác giả đã lựa chọn hai phương pháp: + Phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi: thiết kế theo những nội dung mà tác giả cần thu thập được. Xác định đối tượng khảo sát phù hợp để lấy được thông tin chuẩn nhất. tổ chức các hoạt động để lấy ý kiến và xử lý kết quả trong các phiếu hỏi. Rút ra các kết luận về kết quả nghiên cứu.
+ Phương pháp phỏng vấn sâu: chuẩn bị các nội dung phỏng vấn phục vụ cho mục đích nghiên cứu (đã trình bày ở trên), chọn các đối tượng phỏng vấn, tiến hành phỏng vấn theo nội dung đã định, ghi biên bản phỏng vấn, xử lý các kết quả phỏng vấn để rút ra các nhận định khoa học cần thiết cho vấn đề nghiên cứu (Xem phụ lục 4)
Trong phạm vi luận án sẽ sử dụng bảng hỏi để đánh giá VHTC được thiết kế dựa trên công cụ đánh giá VHTC được phát triển bởi Cameron và Quinn [42]. Với mục đích của nghiên cứu này là đưa ra được các biện pháp quản lý VHTC với giá trị cốt lõi là cộng tác, hợp tác của ĐH và xây dựng được bảng hỏi đánh giá VHTC cho ĐH thì VHTC hiện tại và VHTC giúp cho ĐH phát triển trong tương lai của ĐH sẽ được đánh giá, làm nền tảng xây dựng các giải pháp quản lý VHTC đặc thù đó.
Với đặc trưng của mình tạo ra là quá trình chuyển hố cái đã chọn lọc để sản sinh nên những giá trị, biểu tượng và chuẩn mực văn hoá mới gắn với sắc thái riêng biệt của từng chủ thể sáng tạo văn hoá, sử dụng là ứng dụng các giá trị, biểu tượng, chuẩn mực văn hoá được chọn lọc và tạo ra để nâng cao hiệu quả hoạt động, bản sắc và thương hiệu của tổ chức. Với những đặc trưng như vậy, VHTC có vai trị gắn kết các thành viên thành một cộng đồng tình cảm, chung lợi ích và vận mệnh; tạo nên sự ổn định bằng cách đưa ra những chuẩn mực để hướng dẫn các thành viên đi theo mục đích chung của tổ chức một cách tự giác, tự nguyện. Các yếu tố VH được chọn lọc và tạo ra có vai trị như là một cơ chế khẳng định mục tiêu của tổ chức, hướng dẫn, uốn nắn những hành vi ứng xử lẫn nhau giữa các thành viên trong tổ chức, giữa cá nhân với tổ chức, giữa thành viên với lãnh đạo. Vì vậy VHTC của ĐH là một loại VH có đặc thù riêng, gắn với đặc thù của ĐH. Như vậy, VHTC của ĐH là một loại văn hóa nhấn mạnh các nét đặc điểm của loại VH thân tộc và loại VH thứ bậc, và giảm nhẹ các nét đặc điểm của loại văn hóa thường quy và thị trường. Trong phạm vi luận án, tác giả vẫn giữ nguyên 6 đặc điểm của bộ công cụ OCAI nhưng trong mỗi đặc điểm tác giả nhấn mạnh các đặc tính chủ yếu
của hai loại văn hóa phù hợp hơn của ĐH của Việt Nam là văn hóa gia tộc (A) và thứ bậc (D) và giảm nhẹ các đặc điểm văn hóa thường quy (B) và thị trường (C) sau đó từ các nội dung A, B, C và D tác giả chia nhỏ các nội dung cho phù hợp với đặc điểm và bối cảnh của ĐH của Việt Nam và phù hợp với mục đích
ba mức độ thực hiện các nội dung về VHTC của ĐH: thực hiện đầy đủ, thực hiện nhưng chưa đầy đủ và chưa thực hiện.
Công cụ đánh giá kỹ năng quản lý
Có thể xác định một nền VH mong muốn và để xác định chiến lược để có những thay đổi theo văn hố đó, tuy nhiên nếu khơng có q trình thay đổi trở thành cá nhân hóa, khơng có cá nhân sẵn sàng tham gia vào các hành vi mới, và khơng có một sự thay đổi trong năng lực quản lý thì VHTC cơ bản sẽ không thay đổi [41]. Do đó nghiên cứu này bao gồm cả cơng cụ đánh giá kỹ năng quản lý.
Bảng hỏi kỹ năng quản lý tìm cách xác định những kỹ năng và năng lực quản lý cá nhân vốn rất quan trọng đối với việc thực hiện quản lý hiệu quả và để