* Mục đích, ý nghĩa của giải pháp
Trong bối cảnh thế giới hiện nay, yêu cầu về đào tạo liên ngành cấp thiết hơn bao giờ hết khi các vấn đề phức tạp của thế giới gia tăng đòi hỏi sự giải quyết liên ngành, đa ngành. Xu thế chung của khoa học ngày nay trên thế giới là
tính chun sâu càng cao thì tính tích hợp, liên ngành cũng càng cao. Những vấn đề căn bản và cấp thiết mà cuộc sống đặt ra trên quy mơ tồn cầu cũng như trong phạm vi đất nước đã và đang vượt quá tầm giải quyết của các nghiên cứu đơn ngành chuyên biệt, ví dụ các vấn đề liên quan đến việc khám phá bản chất của con người; các vấn đề phát triển bền vững; sử dụng tài nguyên, quản lý và chia sẻ các nguồn lực; bảo vệ môi trường; quản lý xã hội vv... đều là các lĩnh vực địi hỏi sự tích hợp, liên ngành cao của các ngành khoa học thuộc cả lĩnh vực khoa học tự nhiên, công nghệ và khoa học xã hội và nhân văn. Đặc biệt là trong các ngành khoa học mới và công nghệ mũi nhọn, như khoa học sự sống, khoa học mơi trường, khoa học chính trị, khoa học quản lý, khoa học phát triển, khu vực học, nghiên cứu VH, công nghệ nano, công nghệ thông tin, cơng nghệ sinh học vv... tính liên ngành cũng thể hiện rất rõ. Mặt khác, để đào tạo, phát triển con người tồn diện cần có sự kết hợp giữa các khoa học với nhau. Theo thực tế điều tra khảo sát hiện trạng về việc ưu tiên đầu tư phát triển các nhóm nghiên cứu liên ngành mạnh, hỗ trợ các hoạt động KHCN liên ngành, đa ngành với sự tham gia của nhiều đơn vị để thực hiện những nhiệm vụ KHCN trọng điểm thì ĐH đã thực hiện khá tốt tiêu chí này dù ở mức độ chưa cao, đây chính là một giải pháp quan trọng để phát triển và xây dựng VHTC của ĐH.
* Nội dung và quy trình thực hiện giải pháp
a, Nội dung.
- Chia sẻ, dùng chung các cơ sở nghiên cứu khoa học các phịng thí nghiệm và trang thiết bị khoa học.
Các trang thiết bị KHCN, phòng thí nghiệm, thực hành hoặc các cơ sở NCKH khác là một trong những điều kiện quan trọng phục vụ cho các hoạt động KHCN chất lượng cao. Đây cũng là một trong những nguồn lực phát triển quan trọng của ĐH. Tuy vậy, so với yêu cầu thì hệ thống trang thiết bị và cơ sở vật chất phục vụ hoạt động KHCN ở ĐH còn rất hạn chế. Vì vậy, sự quản lý tốt trên nguyên tắc liên thông, liên kết, chia sẻ, dùng chung nguồn lực phát triển này là hết sức quan trọng.
- Tăng cường định hướng liên ngành trong hoạt động KHCN.
Tích hợp, liên ngành là xu thế phát triển mới và ngày càng giữ vai trò chủ đạo trong xu hướng phát triển KHCN của thế giới và của Việt Nam cũng là một trong những định hướng phát triển ưu tiên hàng đầu của ĐH. Ngoài các sản phẩm KHCN đỉnh cao, các hoạt động chung, mang tính liên ngành cao sẽ chính là những “cỗ xe” chuyên chở các đơn vị, các tổ chức KHCN và các cá nhân nhà khoa học trong ĐH xích lại gần nhau hơn. Trên cơ sở đó mà sự gắn kết giữa các nhà khoa học ở ĐH càng trở nên quan trọng trong thực tế. Đây cũng là một trong những giải pháp nhằm tăng cường liên thông, liên kết, phát huy lợi thế của cơ cấu và cơ chế hoạt động của ĐH. Do vậy, cần dành sự ưu tiên thích đáng cho những nỗ lực theo định hướng này thông qua việc giao nhiệm vụ cho các nhóm nghiên cứu liên ngành, tăng cường đầu tư về cả tài chính, nguồn nhân lực và phương tiện làm việc, nghiên cứu.
- Tăng cường hỗ trợ cho việc hình thành các nhóm nghiên cứu mạnh, các COE và các tổ hợp nghiên cứu (Research Cluster).
Trong những năm gần đây ĐH chủ trương tăng cường hỗ trợ về cơ chế và đầu tư cho sự hình thành và phát triển của các nhóm nghiên cứu mạnh, phần lớn là các nhóm nghiên cứu liên ngành, hướng tới sự hình thành các trung tâm nghiên cứu xuất sắc (Center of Excellence – COE) và các tổ hợp nghiên cứu (Research Cluster). Đây chính là những phương thức tổ chức hoạt động KHCN tiên tiến nhất, nhằm phát huy tối đa thế mạnh của nhiều ngành khoa học, cùng tiếp cận và giải quyết các vấn đề đặt ra trong thực tiễn theo hướng liên ngành và đưa ra các giải pháp tối ưu với các sản phẩm khoa học đình cao. Vì vậy, đây là một trong những giải pháp then chốt nhất để ĐH hiện thực hóa được sứ mệnh của mình theo đúng khẩu hiệu “Excellence through Knowledge”. Đây cũng là một giải pháp quan trọng về mặt KHCN nhằm hỗ trợ cho việc phát triển VHTC của ĐH bởi lẽ nó một mặt tạo điều kiện cho sự phát triển nghiên cứu theo hướng liên ngành cao, đồng thời góp phần nâng cao danh tiếng và gìn giữ thương hiệu và hình ảnh chung của ĐH.
- Tôn vinh, đãi ngộ thỏa đáng những cá nhân và tập thể có đóng góp nổi bật vào việc xây dựng danh tiếng và hình ảnh ĐH thơng qua những cơng trình KHCN đỉnh cao, cổ vũ khát vọng và niềm say mê nghiên cứu, sáng tạo của cán bộ, SV của ĐH.
b, Quy trình thực hiện giải pháp
- Phòng/Ban KHCN là đầu mối phối hợp với các đơn vị, Bộ KHCN, Bộ TNMT, Bộ Tài Chính và Bộ Giáo dục - Đào tạo nghiên cứu, trình Ban Giám đốc kế hoạch tổng thể nhằm tăng cường hiệu quả của liên thông, liên kết trong hoạt động KHCN ở ĐHQGHN, đảm bảo phát huy cao độ ưu thế của cơ cấu liên ngành, đa ngành của ĐHQGHN và của từng đơn vị.
- Tổ chức xây dựng những quy định cụ thể rõ ràng đối với liên thông liên kết của từng loại hình hoạt động KHCN trên quy mô ĐH và tại các đơn vị (xây dựng kế hoạch nhiệm vụ, phân bố nguồn lực, thực hiện các đề tài, dự án, hợp tác quốc tế, hợp tác với các địa phương, tổ chức các hội thảo, hội nghị, đăng ký bản quyền, chuyển giao kết quả nghiên cứu, công bố kết quả, cung cấp dịch vụ vv…).
- Ban Giám đốc chỉ đạo phòng/ban KHCN tạo cơ chế thuận lợi, ưu tiên đầu tư
để hỗ trợ, đẩy mạnh việc hình thành và hoạt động có hiệu quả của các nhóm nghiên cứu mạnh, đặc biệt là các nhóm nghiên cứu đa ngành, liên ngành và các nhóm nghiên cứu quốc tế, coi đây là giải pháp trung tâm để nâng cao hiệu quả liên thông, liên kết trong hoạt động KHCN.
- Chỉ đạo rà sốt lại và hồn chỉnh quy chế quản lý và sử dụng các trang thiết bị và phịng thí nghiệm, đảm bảo liên kết, liên thông tốt trong sử dụng hệ thống trang thiết bị và phịng thí nghiệm tại ĐH và trong từng đơn vị.
- Giám sát việc tăng cường quản lý về chuyên môn đối với các hoạt động hợp tác quốc tế về KHCN.
- Hội đồng thi đua, khen thưởng và kỷ luật của ĐH và của các đơn vị trực thuộc kiểm tra giám sát các hoạt động phát triển các nhóm nghiên cứu liên ngành mạnh, hỗ trợ các hoạt động KHCN liên ngành, đa ngành với sự tham gia của nhiều đơn vị để thực hiện những nhiệm vụ KHCN trọng điểm, khen thưởng và nhắc nhở kịp thời.
* Điệu kiện thực hiện giải pháp
- Ban lãnh đạo ĐH (Ban Giám đốc), lãnh đạo từng đơn vị ở tất cả các cấp quản lý và các tổ chức, đoàn thể chỉ đạo trực tiếp việc lập kế hoạch nghiên cứu và xây dựng Chương trình hành động của từng đơn vị mình về phát triển các nhóm nghiên cứu liên ngành mạnh, hỗ trợ các hoạt động KHCN liên ngành, đa ngành với sự tham gia của nhiều đơn vị để thực hiện những nhiệm vụ KHCN trọng điểm. Tùy theo từng điều kiện, mỗi đơn vị, tổ chức, đồn thể có thể ban hành quy định, quy ước, nội quy để cụ thể hóa nội dung trên trong phạm vi hoạt động của mình.
- Tăng cường năng lực lãnh đạo chuyên môn và khả năng quản lý, điều phối của đội ngũ cán bộ lãnh đạo quản lý, chuyên nghiệp hóa đội ngũ chuyên viên ở tất cả các Ban, phòng chức năng của ĐH và các đơn vị.
- ĐH phối hợp với các đơn vị rà soát lại những quy định quản lý hiện hành, loại bỏ các quy định, chính sách bất hợp lý, cản trở việc thực hiện phát triển các nhóm nghiên cứu liên ngành mạnh, hỗ trợ các hoạt động KHCN liên ngành, đa ngành với sự tham gia của nhiều đơn vị để thực hiện những nhiệm vụ KHCN trọng điểm; nghiên cứu để sớm ban hành các quy định và hướng dẫn cụ thể về cơ chế, chính sách phát triển các nhóm nghiên cứu liên ngành mạnh, hỗ trợ các hoạt động KHCN liên ngành, đa ngành với sự tham gia của nhiều đơn vị để thực hiện những nhiệm vụ KHCN trọng điểm.
- Thành lập tại mỗi đơn vị một tổ công tác xây dựng phương án phát triển các nhóm nghiên cứu liên ngành mạnh, hỗ trợ các hoạt động KHCN liên ngành, đa ngành với sự tham gia của nhiều đơn vị để thực hiện những nhiệm vụ KHCN trọng điểm dựa trên các quy định và định hướng của ĐH, chỉ rõ những thế mạnh có thể phát huy cũng như những điểm yếu cần được bù đắp thông qua phát triển các nhóm nghiên cứu liên ngành mạnh, hỗ trợ các hoạt động KHCN liên ngành, đa ngành với sự tham gia của nhiều đơn vị để thực hiện những nhiệm vụ KHCN trọng điểm; xây dựng lộ trình cụ thể cho phát triển các nhóm nghiên cứu liên ngành mạnh, hỗ trợ các hoạt động KHCN liên ngành, đa ngành với sự tham gia
của nhiều đơn vị để thực hiện những nhiệm vụ KHCN trọng điểm cụ thể của đơn vị.
- Phát huy cao độ vai trò của tổ chức Đảng và các đồn thể trong cơng tác giáo dục, tuyên truyền vận động đảng viên, cán bộ và SV, học viên, NCS trong toàn ĐHQGHN thực hiện các chủ trương, hướng dẫn của ĐH về phát triển các nhóm nghiên cứu liên ngành mạnh, hỗ trợ các hoạt động KHCN liên ngành, đa ngành với sự tham gia của nhiều đơn vị để thực hiện những nhiệm vụ KHCN trọng điểm.
- Có nguồn lực về con người, tài chính, cơ sở vật chất kỹ thuật và thời gian để thực hiện giải pháp này.