1. Kết luận
Qua quá trình nghiên cứu cơ sở lý luận và thực trạng về công tác quản lý hoạt động của Trung tâm TTKH và TLGK ở Học viện Chính trị CAND và qua khảo nghiệm điều tra đã nêu trên, đề tài xin rút ra một số kết luận như sau:
1.1. Tổng quan các vấn đề lý luận cần nghiên cứu liên quan đến chủ đề giải
quyết của luận văn, đề tài đã hệ thống hóa các khái niệm cơ bản về quản lý hoạt động của Trung tâm TTKH và TLGK trong các trường ĐH.
1.2. Thực trạng quản lý hoạt động của Trung tâm TTKH và TLGK ở Học viện
Chính trị CAND hiện nay đã có nhiều cố gắng về bồi dưỡng nâng cao nhận thức và trình độ chun mơn cho cán bộ chiến sĩ; về phục vụ bạn đọc và cung cấp thông tin cho bạn đọc nhưng nhìn chung vẫn cịn một số bất cập như cơ chế hoạt động và chế độ chính sách cũng như đầu tư kinh phí cho thư viện cịn hạn chế, chưa đáp ứng tốt yêu cầu, nhiệm vụ GD-ĐT và NCKH của Học viện Chính trị CAND.
1.3. Đánh giá qua khảo sát của lãnh đạo Học viện, CBQL, giảng viên ở một
số biện pháp quản lý hoạt động của Trung tâm TTKH và TLGK tại Học viện Chính trị CAND như: Tăng cường NLTT có định hướng phục vụ GD-ĐT và NCKH; đổi mới nâng cao chất lượng các hình thức phục vụ bạn đọc, ngườ i dùng tin; Tăng cường bảo vệ tài liệu mật, quản lý vở ghi nghiệp vụ và quản lý công tác in ấn tài liệu được đánh giá là khá tốt, tuy hiệu quả còn đạt ở mức hạn chế.
1.4. Kết quả khảo nghiệm cho thấy, cả 7 biện pháp đưa ra đều có tính cần thiết
và có tính khả thi cao. Qua đó cho thấy biện pháp luận văn đã đáp ứng mục đích nghiên cứu và giải quyết các nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài.
1.5. Trên cơ sở phân tích lý luận, đánh giá thực trạng công tác quản lý hoạt
động của Trung tâm TTKH và TLGK, chúng tôi đã đề xuất các biê ̣n pháp đổi mới quản lý hoạt đô ̣ng của Trung tâm TTKH và TLGK ở Học viện Chính trị
CAND nhằm đáp ứng yêu cầu, nhiệm vu ̣ GD -ĐT và NCKH c ủa Ho ̣c viê ̣n Chính trị CAND như sau:
- Tổ chức bồi dưỡng nâng cao nhận thức cho đội ngũ cán bô ̣ chi ến sỹ, công nhân viên về công tác quản lý hoạt động trong Trung tâm;
- Kế hoạch hóa hoạt động theo mục tiêu trong từng giai đoạn cụ thể của Trung tâm;
- Xây dựng quy trình tác nghiệp có hệ thống và tăng cường quản lý nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của Trung tâm;
- Tăng cường NLTT có định hướng phục vụ GD-ĐT và NCKH; - Nâng cao hình thức phục vụ bạn đọc, ngườ i dùng tin;
- Đầu tư cơ sở vật chất, thiết bị và ứng dụng CNTT;
- Đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra đánh giá chất lượng và hiệu quả hoạt động của Trung tâm.
Mặc dù qua khảo sát 7/7 biện pháp đề xuất đều cần thiết và có tính khả thi, nhưng đây mới chỉ là những biện pháp mang tính cơ bản. Để phát huy tối đa tính hiệu quả của các biện pháp trong quá trình quản lý hoạt động của Trung tâm TTKH &TLGK cần phải được tiếp tục nghiên cứu sâu hơn nữa trong thực tiễn và trong những năm tiếp theo.