Kiểm tra đánh giá thực hiện kế hoạch hoạt động của tổ chuyên môn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động của tổ chuyên môn trong các trường trung học cơ sở trên địa bàn huyện thanh trì, thành phố hà nội (Trang 30 - 32)

1.4. Nội dung quản lý hoạt động của tổ chuyên môn trong trƣờng THCS

1.4.4. Kiểm tra đánh giá thực hiện kế hoạch hoạt động của tổ chuyên môn

Kiểm tra đánh giá là chức năng quan trọng trong chu trình quản lý và cũng là thời điểm khởi đầu làm tiền đề cho việc ra quyết định, lập kế hoạch…

1.4.4.1. Công tác kiểm tra của Hiệu trưởng

Xây dựng kế hoạch thanh tra, kiểm tra nội bộ ngay từ đầu năm học, Hiệu trưởng phê duyệt và công bố công khai trong hội đồng trường.

Kiểm tra các hoạt động của TCM (công tác quản lý của TTCM, kiểm tra hồ sơ chuyên môn, ….); Kiểm tra các hoạt động sư phạm của giáo viên trong nhà trường theo kế hoạch và kiểm tra đột xuất. Cần phân công lãnh đạo dự giờ dạy của 100% giáo viên (mỗi GV ít nhất được dự 2 tiết) để trao đổi rút kinh nghiệm giảng dạy, phương pháp sư phạm với từng giáo viên.

TTCM thanh tra chuyên môn GV trong tổ theo kế hoạch chung của nhà trường: TTCM chủ động đề xuất kế hoạch kiểm tra, thanh tra của tổ, báo cáo cho trường để lãnh đạo nhà trường kiểm tra, thanh tra tồn diện (hồ sơ chun mơn và giảng dạy) từ 30 – 35% GV của tổ trong một năm, thanh tra chuyên đề (thực hiện quy chế chun mơn, sinh hoạt tổ nhóm, sử dụng đồ dùng dạy học…..)

Tổ chức và chỉ đạo công tác kiểm tra: Tổ chức lực lượng kiểm tra, phân cấp

trong kiểm tra, xây dựng chuẩn và chế độ kiểm tra. Tổ chức kiểm tra một cách khoa học, hợp lý; Kiểm tra phải công khai theo văn bản, thường xuyên, kịp thời, kết hợp nhiều phương pháp và hình thức kiểm tra linh hoạt và theo đúng kế hoạch; Kết quả kiểm tra là căn cứ chủ yếu để đánh giá khen thưởng, kỉ luật, xét nâng bậc lương hàng năm, bố trí phân cơng TTCM, GV hợp lý.

TTCM báo cáo kết quả thanh tra GV của tổ chuyên môn với Hiệu trưởng vào cuối kỳ học, năm học. Tiến hành sơ kết công tác kiểm tra theo tháng, theo đợt, tổng kết theo năm học và lưu kết quả thanh tra vào hồ sơ kiểm tra.

Sau kiểm tra, cần chú ý điều chỉnh đối tượng kiểm tra, lực lượng kiểm tra và công tác quản lý của Hiệu trưởng.

1.4.4.2. Nội dung kiểm tra đánh giá việc thực hiện kế hoạch hoạt động của TCM

Kiểm tra việc thực hiện kế hoạch hoạt động của TCM;

Kiểm tra việc xây dựng và thực hiện kế hoạch cá nhân của giáo viên; Kiểm tra việc thực hiện chương trình và quy chế chun mơn của GV; Kiểm tra hoạt động dạy học thông qua dự giờ giáo viên;

Kiểm tra việc đổi mới nội dung và hình thức SHCM, chú trọng SHCM theo hướng phân tích hoạt động học của HS;

Kiểm tra việc thực hiện chuyên đề dạy học theo chủ đề, dạy học tích hợp liên mơn, đổi mới PPDH và đổi mới kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh ở các TCM để rút kinh nghiệm giảng dạy và cải tiến PPDH;

Kiểm tra thực hiện hồ sơ chuyên môn; thực hiện việc đánh giá kết quả học tập của HS;

Kiểm tra hoạt động bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ của giáo viên, kế hoạch dự giờ của các thành viên trong tổ;

Kiểm tra việc thực hiện chỉ đạo đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy và sử dụng đồ dùng dạy học của các TCM, thông qua báo cáo hàng tháng của tổ trưởng, sổ đăng ký mượn và sử dụng đồ dùng dạy học của GV và dự giờ đột xuất để kiểm tra hiệu quả sử dụng đồ dùng trên lớp của GV;

Đánh giá, xếp loại giáo viên; đề xuất khen thưởng, kỉ luật giáo viên... căn cứ theo chuẩn nghề nghiệp và tiêu chí thi đua nhà trường.

Tổng kết, đánh giá thực hiện kế hoạch hoạt động của TCM và rút kinh nghiệm hoạt động có hiệu quả hơn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động của tổ chuyên môn trong các trường trung học cơ sở trên địa bàn huyện thanh trì, thành phố hà nội (Trang 30 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)