3.4.1. Mục đích
Tìm hiểu ý kiến của CBQL, đội ngũ tổ trưởng, nhóm trưởng của các trường THCS trên địa bàn huyện Thanh Trì về tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp quản lý hoạt động của TCM đã được đề xuất.
3.4.2. Các bước khảo nghiệm
Bước 1: Lập phiếu hỏi (Phụ lục 03)
Điều tra về tính cấp thiết của các biện pháp quản lý theo 3 mức độ: Rất cấp thiết, cấp thiết, không cấp thiết.
Điều tra về tính khả thi của các biện pháp quản lý theo 3 mức độ: khả thi, ít khả thi, không khả thi.
Bước 2: Lựa chọn khách thể khảo sát.
Phiếu hỏi dành cho 4 cán bộ phòng GD&ĐT, 9 Hiệu trưởng, 13 Phó hiệu trưởng, 22 tổ trưởng, 22 tổ phó chun mơn và 52 nhóm trưởng chuyên môn ở 9 trường THCS trên địa bàn huyện Thanh Trì. Tổng số CBQL, giáo viên được hỏi là 122 đồng chí, số trả lời đúng yêu cầu đặt ra là 122 đồng chí đạt 100%.
3.4.3. Kết quả khảo nghiệm về tính cấp thiết của các biện pháp đề xuất
Để có dữ liệu đánh giá tính cấp thiết của các biện pháp đề xuất dựa trên phiếu trưng cầu ý kiến (theo câu 1 ở phụ lục 03), kết quả thu được như sau:
Bảng 3.1: Kết quả khảo nghiệm tính cấp thiết của các biện pháp đề xuất
TT Nội dung các biện pháp
Tính cấp thiết
Xếp thứ Rất cấp
thiết Cấp thiết cấp thiết Không SL % SL % SL %
1
Bồi dưỡng năng lực của tổ trưởng chuyên môn trong quản lý hoạt động dạy học ở trường Trung học cơ sở
113 92,6 9 7,4 0 0 3
2
Đổi mới công tác xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch hoạt động của Tổ chuyên môn
107 87,7 15 12,3 0 0 4
3 Sinh hoạt chuyên môn theo định
hướng phát triển năng lực học sinh 119 97,5 3 2,5 0 0 1
4
Tăng cường hoạt động bồi dưỡng tổ trưởng chuyên môn theo các cụm trường.
99 81,1 23 18,9 0 0 6
5
Kiểm tra, đánh giá giáo viên thông qua hoạt động dự giờ của các tổ chuyên môn.
117 95,9 5 4,1 0 0 2
6
Đổi mới công tác thi đua khen thưởng giáo viên dựa vào kết quả đánh giá định kỳ thông qua sinh hoạt tổ chun mơn.
Biểu đồ 3.1. Kết quả khảo nghiệm tính cấp thiết của các biện pháp đề xuất
Kết quả thu được từ bảng 3.1 và biểu đồ 3.1 cho thấy: 100% đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên các nhà trường đã đánh giá các biện pháp ở mức độ rất cấp thiết, cấp thiết. Khơng có biện pháp nào đánh giá là khơng cấp thiết.
Các biện pháp được đánh giá với mức độ “Rất cấp thiết” chiếm tỉ lệ cao. Cụ thể: Chỉ đạo đổi mới sinh hoạt tổ, nhóm chun mơn đáp ứng yêu cầu phát triển năng lực học sinh được đánh giá với mức độ “rất cấp thiết” ở mức độ cao nhất với số lượng 119 phiếu, chiếm tỉ lệ tới 97,5%. Tiếp đó là các biện pháp đổi mới hoạt động kiểm tra, đánh giá giáo viên thông qua hoạt động dự giờ của các tổ chuyên môn chiếm 117/122 95,9%. Các biện pháp “Bồi dưỡng năng lực của tổ trưởng chuyên môn
trong quản lý hoạt động dạy học ở trường Trung học cơ sở” và “Sinh hoạt chuyên môn theo định hướng phát triển năng lực học sinh” cũng được đánh giá là rất cấp
thiết với tỉ lệ rất cao (119/122 97,5%). Như vậy, muốn nâng cao hiệu quả quản lý
hoạt động của TCM thì phải tăng cường vai trò của đội ngũ TTCM, đổi mới hoạt động sinh hoạt tổ, nhóm chun mơn và các thành viên trong TCM phải ln có ý thức học hỏi, tự bồi dưỡng để nâng cao nghiệp vụ sư phạm đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng giảng dạy thực hiện đổi mới giáo dục.
Biện pháp “Đổi mới công tác xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch hoạt động của Tổ chuyên môn”, biện pháp “Đổi mới công tác thi đua khen thưởng giáo viên dựa vào kết quả đánh giá định kỳ thông qua sinh hoạt tổ chuyên môn.” và “Tăng cường hoạt động bồi dưỡng TTCM theo các cụm trường” với số lượng đánh
giá ở mức độ “rất cấp thiết” chiếm tỉ lệ cao (trên 81%). Điều đó thể hiện rằng, muốn thúc đẩy hoạt động TCM cần phải xây dựng kế hoạch hoạt động có tính khả thi và đổi mới cơng tác tổ chức thực hiện, đồng thời có chế độ thi đua, khen thưởng nhằm động viên, khuyến khích tạo động lực làm việc cho giáo viên sẽ đảm bảo thực hiện thành cơng kế hoạch TCM đề ra. Bên cạnh đó tăng cường giao lưu cụm trường để TTCM học hỏi kinh nghiệm quản lý hoạt động TCM áp dụng vào điều kiện thực tế của trường mình.
3.4.4. Kết quả khảo nghiệm tính khả thi của các biện pháp đề xuất
Để có dữ liệu đánh giá tính khả thi của các biện pháp đề xuất (theo câu 1 ở phụ lục 03), kết quả khảo sát được tổng hợp ở bảng sau:
Bảng 3.2: Kết quả khảo nghiệm về tính khả thi của các biện pháp đề xuất
TT Nội dung các biện pháp
Tính khả thi Xếp thứ Khả thi Ít khả thi Khơng khả thi SL % SL % SL % 1
Bồi dưỡng năng lực của tổ trưởng chuyên môn trong quản lý hoạt động dạy học ở trường Trung học cơ sở
121 99,2 1 0,8 0 0 1
2
Đổi mới công tác xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch hoạt động của Tổ chuyên môn
117 95,9 5 4,1 0 0 3
3
Sinh hoạt chuyên môn theo định hướng
phát triển năng lực học sinh 120 98,4 2 1,6 0 0 2
4 Tăng cường hoạt động bồi dưỡng tổ
trưởng chuyên môn theo các cụm trường. 88 72,1 22 18,1 12 9,8 6
5
Kiểm tra, đánh giá giáo viên thông qua
hoạt động dự giờ của các tổ chuyên môn. 102 83,6 10 8,2 10 8,2 4
6
Đổi mới công tác thi đua khen thưởng giáo viên dựa vào kết quả đánh giá định kỳ thông qua sinh hoạt tổ chuyên môn.
Biểu đồ 3.2. Kết quả khảo nghiệm tính khả thi của các biện pháp đề xuất
Qua bảng kết quả khảo sát 3.2 và biểu đồ 3.2 cho thấy: Đa số đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên các nhà trường đã đánh giá các biện pháp ở mức độ tính khả thi cao. Tỉ lệ các biện pháp đánh giá ở mức độ ít khả thi và khơng có tính khả thi rất ít, chiếm tỉ lệ rất nhỏ.
Nhìn chung các biện pháp đều được đánh giá là có tính khả thi nhưng ở mức độ khá cách biệt. Chỉ có giải pháp “Tăng cường hoạt động bồi dưỡng TTCM theo cụm trường” được xem là có tính khả thi thấp với tỉ lệ đánh giá ở mức độ “ít khả thi” và “khơng khả thi” chiếm tới 27,9%. Lí do chủ yếu nhất là TTCM vừa có vai trị quản lý TCM nhưng đồng thời cũng phải làm công việc giảng dạy như một giáo viên bình thường, lại đảm nhận vai trò chủ nhiệm nên cùng một lúc thực hiện rất nhiều vai. Hoạt động giao lưu cụm trường tuy có đem lại hiệu quả nhưng cũng đòi hỏi các TTCM phải sắp xếp công việc, nhà trường phân công giáo viên dạy thay…Điều đó gây ảnh hưởng đến các hoạt động chung của nhà trường nên có tới 12 người được khảo sát đánh giá ở mức độ không khả thi với tỉ lệ 9,8%; mức độ ít khả thi cũng chiếm tỉ lệ cao nhất là 18,1%.
Tất cả các giải pháp còn lại đều được phần lớn các đối tượng lấy ý kiến đánh giá rất khả thi bởi các giải pháp này chỉ phụ thuộc vào sự nỗ lực của đội ngũ CBQL và giáo viên. Biện pháp được đánh giá mang tính khả thi cao nhất là biện pháp “Bồi dưỡng năng lực của tổ trưởng chuyên môn trong quản lý hoạt động dạy học ở trường Trung học cơ sở” với 121/122 phiếu đồng ý chiếm tỉ lệ 99,2%. Tiếp đó là
các biện pháp “Sinh hoạt chuyên môn theo định hướng phát triển năng lực học sinh” được đánh giá ở mức độ khả thi cao (tỉ lệ 98,4%). Như vậy có thể thấy rằng đại đa số các CBQL và GV được khảo sát đều đánh giá cao hiệu quả của việc đổi mới sinh hoạt tổ, nhóm chuyên môn trong công tác dạy học và giáo dục HS. Nếu coi hoạt động TCM là hoạt động chủ yếu trong nhà trường thì SHCM được coi là hạt nhân của hoạt động chuyên môn.
Tất cả những người đánh giá ở mức độ không khả thi đều cho rằng những điều kiện mà giải pháp đưa ra để đảm bảo tính khả thi của biện pháp thì một số trường khó có thể đáp ứng được. Ngồi ra, vấn đề tình cảm, nể nang, bệnh thành tích,… cũng ảnh hưởng khơng nhỏ tới mức độ khả thi của các biện pháp.
Đối với các giải pháp mà tính khả thi thấp, địi hỏi Hiệu trưởng các trường, phòng GD&ĐT phải tăng cường kiểm tra, tạo điều kiện thuận lợi, tư vấn giúp đỡ GV, thúc đẩy các TCM củng cố nâng cao chất lượng các hoạt động để từng bước nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động của các TCM, đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng giảng dạy và giáo dục trong giai đoạn toàn ngành giáo dục thực hiện đổi mới nội dung chương trình giáo dục phổ thơng.
Như vậy các biện pháp trên đều có tính cấp thiết và có tính khả thi nhưng ở mức độ số phiếu khẳng định khác nhau. Mỗi biện pháp quản lý có ưu điểm và nhược điểm nhất định, khi áp dụng cần thực hiện đồng bộ các biện pháp để phát huy hiệu quả trong công tác quản lý. Tuy nhiên mỗi địa phương, mỗi trường có những đặc điểm khác nhau nên khi áp dụng các biện pháp sẽ thực hiện ở mức độ khác nhau, điều đó địi hỏi người CBQL giáo dục phải vận dụng linh hoạt từng biện pháp, phù hợp với tình hình và điều kiện thực tế của trường mình.