2.4. Thực trạng quản lý hoạt động của tổ chuyên môn trong các trƣờng
2.4.1. Thực trạng xây dựng kế hoạch hoạt động của tổ chuyên môn
Để có dữ liệu trong việc đánh giá thực trạng xây dựng kế hoạch hoạt động của TCM trong các trường THCS trên địa bàn Huyện Thanh Trì (theo kết quả khảo sát ở câu 1 của phụ lục 02), kết quả thu được như sau:
Bảng 2.8. Kết quả đánh giá thực trạng xây dựng kế hoạch hoạt động TCM STT Nội dung STT Nội dung Mức độ thực hiện Rất tốt Tốt Bình thường Chưa tốt SL TL% SL TL% SL TL% SL TL%
1 Quán triệt các văn bản chỉ đạo của cấp trên; kế hoạch chiến lược của nhà trường
109 89,3 13 10,7 0 0 0 0
2 Xây dựng kế hoạch hoạt động
của TCM nhằm thực hiện chương trình, kế hoạch dạy học và các hoạt động khác.
17 13,9 30 24,6 65 53,3 10 8,2
3 Tổ chức điều tra khảo sát
tình hình thực tế, lấy ý kiến của tập thể TCM
18 14,8 32 26,2 65 53,3 7 5,7
4 Thiết kế mẫu xây dựng kế
hoạch hoạt độngTCM 20 16,4 54 44,2 45 36,9 3 2,5
5 Tổ chức thảo luận góp ý về
kế hoạch hoạt động của TCM 41 33,6 40 32,8 35 28,7 6 4,9
6 Chất lượng xây dựng kế
hoạch hoạt động của TCM 18 14,8 34 27,9 61 50 9 7,3
7 Thực hiện kế hoạch hoạt
động của các TCM 32 26,2 45 36,9 36 29,5 9 7,4
8 Quản lý xây dựng kế hoạch
hoạt động TCM 12 9,8 25 20,5 54 44,3 31 25,4
Lập kế hoạch là nhiệm vụ thường niên trong mỗi năm học của các tổ chuyên môn trong bất kỳ nhà trường, bộ môn nào. Tuy nhiên, kế hoạch đó có thực hiện tốt hay khơng, thậm chí có được thực thi trên thực tế hay khơng, tính khả thi như thế nào, có đúng với tinh thần chỉ đạo của cấp trên hay không.... phụ thuộc rất lớn vào năng lực và công tác quản lý của CBQL nhà trường.
kế hoạch hoạt động của TCM thông qua việc hướng dẫn, thiết kế mẫu kế hoạch cũng như quán triệt các văn bản hướng dẫn chuyên môn đến cá nhân và tập thể tổ đầy đủ (tỉ lệ đánh giá rất tốt đạt mức cao 89,3%), tổ chức duyệt kế hoạch theo quy trình. Tuy nhiên, việc tổ chức điều tra khảo sát thực tế của tổ được đánh giá ở mức độ rất tốt và tốt chiếm 41% nhưng theo quan sát của tác giả, trên thực tế hoạt động này thực hiện chưa tốt, cịn mang tính hình thức chiếu lệ, đây cũng chính là nguyên nhân dẫn đến chỉ tiêu xây dựng trong kế hoạch đôi lúc chưa phù hợp với thực tiễn, hiệu quả thực hiện chưa cao.
Đa số các TCM của các trường đều lập kế hoạch trong năm học, tuy nhiên, xét về chất lượng của kế hoạch có đáp ứng yêu cầu dạy và học của trường hay khơng thì ta dễ dàng nhận thấy đa số CBQL đều đánh giá chất lượng xây dựng kế hoạch của các TCM đạt mức khá, tỉ lệ kế hoạch của TCM đạt loại tốt cũng tương đối cao, tỉ lệ đạt loại rất tốt đạt mức ít hơn. Mặt khác, tỉ lệ xếp loại các kế hoạch hoạt động TCM (rất tốt, tốt, khá, chưa tốt) giữa các trường cũng khác nhau. Điều này cho thấy chất lượng không đồng đều trong chất lượng dạy và học giữa các trường THCS trên địa bàn huyện Thanh Trì.
Kết quả khảo sát thực trạng quản lý của CBQL đối với việc xây dựng kế hoạch hoạt động của TCM: mức độ rất tốt chiếm tỉ lệ rất thấp (9,8%), chủ yếu là mức bình thường (44,3%) và mức chưa tốt (25,4%). Điều đáng nói là tỉ lệ người được khảo sát đánh giá mức độ chưa tốt trong công tác quản lý của CBQL đối với việc lập kế hoạch hoạt động của TCM rất cao và tương đối đồng đều giữa các trường. Điều này cho thấy, đa số CBQL chưa thực sự bám sát cơng tác quản lý của mình đối với việc xây dựng kế hoạch hoạt động của TCM, nhiều Hiệu trưởng còn khốn trắng cho phó Hiệu trưởng hoặc TTCM. Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả hoạt động của TCM và hiệu quả quản lý của CBQL đối với hoạt động của TCM.