Thực trạng các yếu tố ảnh hƣởng đến quản lý hoạt động của tổ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động của tổ chuyên môn trong các trường trung học cơ sở trên địa bàn huyện thanh trì, thành phố hà nội (Trang 63 - 66)

và đánh giá rút kinh nghiệm việc thực hiện kế hoạch hoạt động của TCM được thực hiện tốt sẽ góp phần quan trọng trong việc động viên, khuyến khích tinh thần làm việc của GV, từ đó nâng cao hiệu quả và chất lượng dạy học của các nhà trường. Nhưng kết quả khảo sát còn cho thấy rằng hoạt động đánh giá, rút kinh nghiệm thực hiện kế hoạch của TCM còn thực hiện chưa tốt thể hiện ở mức độ thực hiện: Rất tốt (20,5%), Tốt (25,4%), Khá (32,8%), Chưa tốt (21,3%). Nguyên nhân chủ yếu là do một số Hiệu trưởng chưa nắm rõ nguyên tắc, phương pháp kiểm tra và kinh nghiệm vận dụng trong thực tiễn, chưa theo sát hoạt động chuyên môn, phó mặc cho đồng chí phó Hiệu trưởng và TTCM; hoặc khi đánh giá còn qua loa, chưa chỉ rõ hạn chế khuyết điểm để các TCM hoạt động hiệu quả hơn dẫn đến kết quả đánh giá 2 nội dung 1 và 12 có sự khác biệt rất rõ nét.

Nội dung kiểm tra sinh hoạt tổ, nhóm chun mơn được thực hiện chưa tốt vì phần lớn tỉ lệ đánh giá là ở mức bình thường so với yêu cầu đổi mới hiện nay. Hoạt động của các TCM chưa đồng bộ về nội dung SHCM, thời gian SHCM, hình thức tổ chức các hoạt động chuyên môn chưa lôi cuốn tổ viên phát biểu thảo luận đóng góp ý kiến. Kết quả thực hiện nhiệm vụ chuyên môn giữa các TCM trong trường cũng chưa đồng đều nhau. Điều đó cho thấy, CBQL chưa thấy hết tầm quan trọng của hoạt động SHCM; chưa theo sát và hầu hết CBQL rất ít tham dự các buổi SHCM của tổ. Đây cũng là nguyên nhân dẫn đến hệ quả là hoạt động chun mơn ở một số trường cịn yếu, chưa phát huy hiệu quả hoạt động và năng lực của đội ngũ TTCM và GV. Để hoạt động TCM được thực chất, phát huy hiệu quả và đạt được mục đích của SHCM thì CBQL phải coi SHCM là hạt nhân của hoạt động chuyên môn trong nhà trường.

2.5. Thực trạng các yếu tố ảnh hƣởng đến quản lý hoạt động của tổ chun mơn chun mơn

Để có dữ liệu đánh giá thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động TCM ở các trường THCS trên địa bàn Huyện Thanh Trì (câu 5 phụ lục 02), tác giả đã tổng hợp được bảng số liệu sau:

Bảng 2.12. Kết quả khảo sát thực trạng các yếu tố ảnh hƣởng đến quản lý hoạt động của TCM trong các trƣờng THCS trên địa bàn Huyện Thanh Trì

STT Nội dung Mức độ ảnh hƣởng Ảnh hƣởng nhiều Ảnh hƣởng ít Khơng ảnh hƣởng SL % SL % SL %

1 Các văn bản chỉ đạo của Đảng và

Nhà nước về quản lý hoạt động TCM 36 29,5 77 63,1 9 7,4

2 Công tác chỉ đạo, quản lý của

Phòng GD&ĐT 58 47,5 59 48,4 5 4,1

3 Cơ sở vật chất, các điều kiện phục

vụ công tác quản lý hoạt động của tổ chuyên môn.

49 40,2 67 54,9 6 4,9

4 Năng lực quản lý của Hiệu trưởng 87 71,3 35 28,7 0 0

5 Năng lực quản lý và trình độ

chun mơn của tổ trưởng 101 82,8 21 17,2 0 0

6 Trình độ chun mơn và nghiệp vụ

của giáo viên 113 92,6 9 7,4 0 0

7 Ý thức học tập của học sinh 37 30,3 61 50 24 19,7

Theo kết quả khảo sát ở bảng trên cho thấy: Đa số người được khảo sát đều đánh giá cao sự ảnh hưởng của các yếu tố trên đến công tác quản lý hoạt động của TCM, tỉ lệ kết quả khảo sát đánh giá ở mức độ ít ảnh hưởng của các yếu tố trên rất ít. Trong các yếu tố ảnh hưởng tới công tác quản lý hoạt động TCM thì yếu tố chất lượng đội ngũ GV được xem là yếu tố quan trọng nhất, cụ thể có tới 92,6% tổng số người được khảo sát đồng ý đánh giá mức độ rất ảnh hưởng của yếu tố này. Tiếp đến là năng lực quản lý của người CBQL, với 82,8% số người được khảo sát cho rằng yếu tố này ảnh hưởng rất lớn đến công tác quản lý hoạt động TCM. Yếu tố CSVC, các điều kiện phục vụ công tác quản lý hoạt động của TCM, các văn bản chỉ đạo của các cấp lãnh đạo có mức độ ảnh hưởng ít hơn các yếu tố chủ quan đối với công tác quản lý hoạt động TCM.

Trong những năm qua, Bộ GD&ĐT, Sở GD&ĐT Hà Nội, Phịng GD&ĐT huyện Thanh Trì đã có nhiều văn bản chỉ đạo việc thực hiện đổi mới chương trình giáo dục phổ thơng, đổi mới PPDH. Tăng cường kiểm tra hoạt động chuyên môn trong các trường học nhằm kiểm soát chất lượng giáo dục và nâng cao kết quả giảng dạy, học tập ở các trường. Phịng GD&ĐT huyện Thanh Trì đã quan tâm chỉ đạo thực hiện việc nâng cao chất lượng giáo dục trong toàn huyện mà khâu đột phá là xây dựng nề nếp hoạt động của TCM để đáp ứng được yêu cầu của đổi mới giáo dục; tăng cường công tác thanh tra chuyên môn, đặc biệt là thanh tra chuyên đề về công tác quản lý của Hiệu trưởng, hoạt động của các TCM.

CBQL các trường ln có sự chỉ đạo các TCM lập kế hoạch thực hiện hoạt động của TCM và trong quá trình kiểm tra, đánh giá xếp loại các TCM đều có chỉ đạo giải quyết những yếu kém, tồn tại. Điều này góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động của TCM. Bên cạnh đó, vẫn cịn tồn tại một số CBQL chưa bám sát thực tế hoạt động của TCM để có những chỉ đạo kịp thời, còn khá lúng túng trong những tình huống bất thường, xử lý người và việc thiếu kiên quyết, có lúc có nơi cịn chưa khích lệ, động viên cán bộ chưa đúng mức và kịp thời. Cơng tác chỉ đạo điều hành trong q trình giảng dạy của một số hiệu trưởng đặc biệt là hoạt động chuyên môn chỉ thực hiện gián tiếp thông qua báo cáo. Hiệu trưởng dành hầu hết thời gian cho cơng tác đối ngoại, quản lý tài chính, quản lý nhân sự, chưa chú trọng đúng mức đến các loại kênh thông tin, tập hợp thông tin chưa đầy đủ, nghệ thuật ứng xử, giao tiếp chưa đáp ứng được yêu cầu, còn thiên về mệnh lệnh, chỉ dẫn, chưa thật sự khơi dậy động lực của tập thể.

CSVC các trường cũng được cải thiện đáng kể, về cơ bản đáp ứng nhu cầu tối thiểu dạy học. Theo quan sát của tác giả: điều kiện CSVC, TBDH, thiết bị CNTT của các trường chưa đáp ứng đủ yêu cầu sử dụng của GV, nhất là phịng thí nghiệm thực hành. Trang thiết bị CNTT, CSVC của mỗi trường cịn q ít so với nhu cầu sử dụng (mỗi trường chỉ có từ 1 đến 3 máy chiếu projector) nên mỗi khi hội giảng hoặc có đồn thanh tra các đ/c giáo viên phải đi mượn trường khác để sử dụng rất vất vả, do đó việc sử dụng thường xuyên bị hạn chế, ảnh hưởng lớn đến hiệu quả hoạt động của TCM và công tác quản lý hoạt động của TCM.

giữa các trường THCS không đồng đều dẫn đến hiệu quả công tác quản lý hoạt động của TCM cũng khác nhau giữa các trường trên địa bàn Huyện. Theo đánh giá, trường THCS Đông Mỹ, THCS Tứ Hiệp …do chất lượng đội ngũ GV và HS có mặt bằng cao hơn các trường khác nên hiệu quả công tác quản lý hoạt động của TCM ở những đơn vị này được đánh giá cao hơn các đơn vị khác.

Ngoài những yếu tố trên thì văn hóa nhà trường cũng được coi là một yếu tố có ảnh hưởng đến việc quản lý hoạt động TCM. Một nhà trường có văn hóa giúp nâng cao chất lượng dạy học – giáo dục, khuyến khích sự trao đổi chia sẻ kinh nghiệm trong nhà trường; thúc đẩy cổ vũ tinh thần hợp tác, xây dựng mối quan hệ thân thiện, đồn kết trong nhà trường. Xây dựng văn hóa nhà trường lành mạnh, tích cực chính là yếu tố quan trọng góp phần nâng cao chất lượng đào tạo và tạo nền tảng cho sự phát triển bền vững của nhà trường.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động của tổ chuyên môn trong các trường trung học cơ sở trên địa bàn huyện thanh trì, thành phố hà nội (Trang 63 - 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)