Mối quan hệ giữa các biện pháp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động của tổ chuyên môn trong các trường trung học cơ sở trên địa bàn huyện thanh trì, thành phố hà nội (Trang 96 - 97)

Sáu biện pháp trên có ý nghĩa, vai trò quan trọng nhất định trong quá trình quản lý hoạt động của TCM trong trường THCS. Các biện pháp đó có mối quan hệ biện chứng với nhau và hỗ trợ nhau. Biện pháp 1 chú trọng việc phát triển và nâng cao năng lực đội ngũ TTCM có ý nghĩa tiên quyết vì chỉ khi đội ngũ có năng lực tốt thì các biện pháp khác mới triển khai được thuận lợi. Biện pháp 4 là biện pháp bổ trợ cho biện pháp 1; Các biện pháp 3, 5 là các biện pháp nhằm thực hiện việc quản lý hoạt động của TCM trong nhà trường. Biện pháp 6 là biện pháp tạo động lực để hồn thiện các biện pháp cịn lại.

Biện pháp “Đổi mới công tác xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch hoạt động của tổ chuyên môn” là biện pháp giúp cho hiệu trưởng quản lý hoạt động tổ chuyên môn thực hiện đúng những định hướng, mục tiêu đã đề ra.

sinh” là biện pháp tạo nên những thay đổi trong sinh hoạt của TCM theo định hướng phân tích hoạt động học của học sinh. Điều đó phù hợp với quan điểm “Học sinh là trung tâm của quá trình dạy học”. Sinh hoạt TCM là hoạt động có tính chất quyết định đến chất lượng hoạt động của TCM.

Biện pháp “Kiểm tra, đánh giá giáo viên thông qua hoạt động dự giờ của các tổ chun mơn” là biện pháp góp phần nâng cao chất lượng chuyên môn, kiểm tra việc thực hiện kế hoạch của TCM và giáo viên đồng thời phát hiện sai xót và đưa ra những điều chỉnh cho phù hợp.

Biện pháp “Đổi mới công tác thi đua khen thưởng giáo viên dựa vào kết quả đánh giá định kỳ thông qua các hoạt động sinh hoạt TCM” là biện pháp tạo động lực làm việc cho giáo viên, bởi công tác thi đua khen thưởng được thực hiện công bằng, khách quan và đảm bảo quyền lợi của giáo viên thì sẽ tạo cho GV động lực làm việc tích cực và hiệu quả hơn. Đồng thời điều đó cịn tăng cường tinh thần đoàn kết, hợp tác, phát huy nỗ lực của mỗi thành viên trong TCM trong việc thực hiện kế hoạch hoạt động của TCM và kế hoạch tổng thể của nhà trường, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục nhà trường.

Tất cả các biện pháp trên đều có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, hỗ trợ lẫn nhau, không trùng chéo và mâu thuẫn với nhau, biện pháp này là tiền đề, là cơ sở cho biện pháp kia. Tuy nhiên mỗi trường có những đặc điểm khác nhau nên khi áp dụng các biện pháp sẽ thực hiện ở mức độ khác nhau. Thực tiễn cho thấy khơng nên xem nhẹ hoặc tuyệt đối hóa bất kỳ biện pháp nào.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động của tổ chuyên môn trong các trường trung học cơ sở trên địa bàn huyện thanh trì, thành phố hà nội (Trang 96 - 97)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)