Thực trạng tổ chức thực hiện kế hoạch hoạt động của tổ chuyên môn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động của tổ chuyên môn trong các trường trung học cơ sở trên địa bàn huyện thanh trì, thành phố hà nội (Trang 53 - 56)

2.4. Thực trạng quản lý hoạt động của tổ chuyên môn trong các trƣờng

2.4.2. Thực trạng tổ chức thực hiện kế hoạch hoạt động của tổ chuyên môn

Để có dữ liệu trong việc đánh giá thực trạng tổ chức thực hiện kế hoạch hoạt động của TCM để đưa ra những biện pháp đề xuất phù hợp nhằm tăng cường công tác quản lý hoạt động TCM của CBQL các trường THCS huyện Thanh Trì (theo kết quả khảo sát ở câu 2 phụ lục 02), kết quả thu được như sau:

Bảng 2.9. Kết quả đánh giá thực trạng tổ chức thực hiện kế hoạch hoạt động của tổ chuyên môn STT Nội dung Mức độ thực hiện Rất tốt Tốt Bình thường Chưa tốt SL % SL % SL % SL %

1 Tổ chức đội ngũ Tổ chuyên môn 58 47,5 48 39,3 15 12,4 1 0,8

2

Tổ chức cho GV của TCM nắm vững mục tiêu, chương trình dạy học và quy chế chun mơn

73 59,8 45 36,9 4 3,3 0 0

3 Phân công giảng dạy cho GV 65 53,3 47 38,5 10 8,2 0 0

4 Tổ chức cho GV của TCM đăng

ký thi đua trong năm học 32 26,2 56 45,9 28 23 6 4,9

5

Tổ chức cho GV của TCM sinh hoạt tổ, nhóm chun mơn theo quy định

16 13,1 38 31,1 59 48,4 9 7,4

6 Tổ chức bồi dưỡng GV của TCM

về chuyên môn và nghiệp vụ 21 17,2 61 50 28 23 12 9,8

7

Tổ chức cho GV của TCM áp dụng các PPDH và KTDH tích cực vào dạy học

21 17,2 30 24,6 56 45,9 15 12,3

8 Tổ chức thực hiện kế hoạch dạy

học chủ đề, dạy học tích hợp 34 27,9 52 42,6 34 27,9 2 1,6

9

Tổ chức cho GV của TCM nghiên cứu các tài liệu hướng dẫn đánh giá kết quả học tập của HS

33 27 64 52,5 24 19,7 1 0,8

10 Tổ chức cho GV của TCM làm

11

Tổ chức cho giáo viên của TCM viết sáng kiến kinh nghiệm, nghiên cứu khoa học

32 26,2 57 46,8 26 21,3 7 5,7

12

Tổ chức cho GV của TCM tham gia bồi dưỡng học sinh giỏi, phụ đạo học sinh yếu kém các bộ môn trong phạm vi tổ quản lý

21 17,2 31 25,4 51 41,8 19 15,6

13

Tổ chức cho GV thực hiện các hoạt động thao giảng, chuyên đề, các phong trào thi đua

34 27,9 53 43,4 33 27,1 2 1,6

14

Tổ chức cho GV của TCM nghiên cứu các tài liệu về đánh giá, xếp loại giáo viên

37 30,3 63 51,7 21 17,2 1 0,8

Kết quả cho thấy: Các nội dung như: tổ chức đội ngũ của tổ CM, tổ chức cho GV nắm vững mục tiêu, chương trình và kế hoạch dạy học, phân công giảng dạy, đăng ký thi đua cá nhân, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ được tổ chức thực hiện tốt.

Việc tổ chức thực hiện các nội dung về đổi mới giáo dục: Áp dụng PPDH và KTDH tích cực vào giảng dạy, Tổ chức cho GV làm đồ dùng dạy học hoặc tham gia nghiên cứu khoa học tại các nhà trường chủ yếu được đánh giá ở mức độ bình thường (45,9% - 48,4%); nội dung bồi dưỡng GV về PPDH và KTDH tích cực và tổ chức bồi dưỡng các chuyên đề được đánh giá ở mức độ tốt tương đối cao. Nhưng mức đánh giá giữa công tác tổ chức bồi dưỡng GV các PPDH và KTDH tích cực (Tỉ lê: rất tốt 17,2%, tốt 50%, khá: 23%, chưa tốt 9,8%) với việc tổ chức áp dụng các PPDH và KTDH tích cực (Tỉ lê: rất tốt 17,2%, tốt 24,6%, khá: 45,9%, chưa tốt 12,3%) có sự chênh lệch về mức độ đánh giá. Nguyên nhân chính là do sự quản lý của CBQL và thiếu thốn các điều kiện về cơ sở vật chất để có thể áp dụng các PPDH và KTDH tích cực vào dạy học.

Công tác tổ chức bồi dưỡng HS giỏi, phụ đạo HS yếu, kém chưa được thực hiện tốt, mức độ chưa tốt cịn chiếm tỉ lệ cao 15,6%. Tuy có xây dựng kế hoạch bồi

dưỡng học sinh giỏi, phụ đạo học sinh yếu kém nhưng kế hoạch mang tính đối phó, thời vụ chỉ tổ chức từ 1 đến 2 tháng trước kì thi do nguồn kinh phí bồi dưỡng cho giáo viên hạn chế; chỉ đạo thống nhất chương trình giảng dạy chưa sâu sát; Việc phân công GV gặp nhiều khó khăn do ở nhiều trường một số bộ mơn giáo viên ít, khơng có GV dạy giỏi nên khơng có cơ hội lựa chọn GV để phân cơng.

Tổ chức thực hiện các hoạt động thao giảng, chuyên đề được triển khai cụ thể trong kế hoạch hàng tháng của tổ, nhóm chun mơn. Có tiêu chí đánh giá cho các giờ thao giảng, hội giảng cũng như dự giờ đồng nghiệp theo hướng đổi mới. Tuy nhiên, việc tổ chức đánh giá rút kinh nghiệm chưa hiệu quả, chưa chú trọng đánh giá việc tổ chức giờ dạy để phát triển tốt nhất năng lực của học sinh, tuy có tiêu chí đánh giá nhưng thực hiện đánh giá cịn cảm tính, nể nang...

Theo kết quả khảo sát, tổ chức sinh hoạt TCM chủ yếu được đánh giá ở mức tốt (31,1 %) và mức khá (48,4%); Tổ, nhóm chuyên mơn có đăng ký lịch SHCM theo từng tháng, từng kỳ và theo năm học. Hiệu trưởng và Hiệu phó cũng ít tham gia các buổi SHCM mà phần lớn phó mặc cho TTCM và nhóm trưởng điều hành. Nên việc SHCM cịn mang tính hình thức, chưa bám sát u cầu đổi mới. Vì vậy địi hỏi người CBQL TCM phải tổ chức SHCM định hướng đổi mới cả về nội dung và hình thức. Trong đó tổ chức cho GV của tổ chuyên môn SHCM theo hướng nghiên cứu bài học và khai thác có hiệu quả trang “Truonghocketnoi” trong dạy học và kiểm tra đánh giá học sinh.

Nội dung tổ chức cho GV nghiên cứu các tài liệu về việc đánh giá kết quả học tập của học sinh và đánh giá xếp loại GV cũng được đánh giá cao ở mức độ tốt (51,6% - 52,5 %) và rất tốt (27% - 30,3%. Việc phối hợp với cơng đồn cơ sở xây dựng Tiêu chuẩn thi đua GV được thực hiện trong buổi Đại hội công nhân viên chức đầu năm đã tạo điều kiện thúc đẩy, khuyến khích GV tham gia vào các phong trào thi đua và đảm bảo thực hiện nhiệm vụ dạy học có hiệu quả.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động của tổ chuyên môn trong các trường trung học cơ sở trên địa bàn huyện thanh trì, thành phố hà nội (Trang 53 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)