Những yếu tố ảnh hƣởng đến quản lý hoạt động của tổ chuyên môn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động của tổ chuyên môn trong các trường trung học cơ sở trên địa bàn huyện thanh trì, thành phố hà nội (Trang 32 - 36)

trong trƣờng Trung học sơ sở

1.5.1. Yếu tố khách quan

Chính sách, chủ trương của Đảng, Nhà nước và của Ngành Giáo dục: Đây chính là cơ sở pháp lý để thực hiện quản lý mọi hoạt động trong nhà trường, trong đó có quản lý hoạt động của Tổ chun mơn. Điều đó được thể hiện rất rõ trong các văn bản chỉ đạo của Đảng, Nhà nước và của ngành Giáo dục: Luật giáo dục, Nghị quyết Hội nghị lần thứ 2 khóa VIII của Ban chấp hành Trung ương Đảng, Quyết định số 1955/QĐ-BGDĐT ngày 30/5/2014; Điều lệ trường Trung ho ̣c cơ sở , trường Trung học phổ thơng và trường Phổ thơng có nhiều cấp học ban hành theo Thơng tư số

12/2011/TT-BGDĐT ngày 28/3/2011……….

Cơng tác quản lý của Phịng Giáo dục & Đào tạo về quản lý hoạt động tổ chuyên môn: Hiệu quả quản lý hoạt động của TCM phụ thuộc nhiều vào tư tưởng chỉ đạo của các cấp quản lý, bởi lẽ tư duy quản lý, tầm nhìn của các cấp lãnh đạo gây ảnh hưởng, tác động chi phối trực tiếp tới hoạt động quản lý, đặc biệt đối với quản lý hoạt động của TCM. Trong giai đoạn hiện nay, tăng cường công tác QLGD

nói chung và quản lý hoạt động của TCM nói riêng đang là vấn đề cần thiết và cấp bách của các cơ quan QLGD.

1.5.2. Yếu tố chủ quan

Năng lực quản lý người Hiệu trưởng: Hiệu quả quản lý hoạt động dạy học trong nhà trường phụ thuộc vào năng lực quản lý và nghệ thuật quản lý của người Hiệu trưởng. Người Hiệu trưởng giỏi phải là người có bản lĩnh và được trang bị những kiến thức sâu rộng về công tác quản lý; Am hiểu văn hóa nhà trường, xây dựng chiến lược phát triển giáo dục và phát triển đội ngũ, có quyết tâm thực hiện việc đổi mới; vừa biết tập hợp, động viên được đội ngũ GV; chọn được TTCM là những GV dạy giỏi, dạy tốt, có tinh thần và năng lực đổi mới về phương pháp giảng dạy, có uy tín với GV trong nhà trường; vừa biết tập hợp, phát huy được đội ngũ tổ trưởng, nhóm trưởng chun mơn làm việc tốt, đúng chức năng góp phần thúc đẩy chất lượng chuyên môn đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục.

Năng lực quản lý và trình độ chun mơn của người Tổ trưởng: TTCM là người quản lý trực tiếp hoạt động dạy học của GV và HS; là người đại diện cho tiếng nói của TCM, vì vậy phải có năng lực sư phạm, kỹ năng quản lý, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng nhận thức, kỹ năng định hướng, kỹ năng tổ chức, nắm bắt xử lý thông tin và hợp tác. Tuy nhiên hiện nay ở các trường THCS, đội ngũ TTCM còn trẻ về tuổi đời nên kinh nghiệm cũng như năng lực quản lý cịn hạn chế. Vì vậy TTCM cần được đào tạo qua các lớp học bồi dưỡng để nâng cao năng lực quản lý.

TTCM trên thực tế không chỉ làm cơng việc quản lý chun mơn của tổ mình như chức năng, nhiệm vụ mà Điều lệ trường phổ thông quy định. Hiện nay, TTCM gần như là người có nhiệm vụ phổ biến, phân cơng, chỉ đạo thực hiện, hỗ trợ tất cả mọi hoạt động từ chuyên mơn đến các phong trào trong nhà trường. Vì TTCM cũng là giáo viên đứng lớp, phải hoàn thành cơng việc của người GV thật tốt, rồi cịn phải hoàn thành các công việc mà nhà trường đưa xuống tổ. Để TCM hoạt động tốt, người TTCM phải tìm hiểu tính cách, năng lực của từng thành viên trong tổ để phân công công việc đúng người, đúng việc. TTCM luôn chấp hành tốt mọi chỉ thị của ban giám hiệu thì tổ viên trách cứ, cịn tổ trưởng khơng thực hiện tốt các hoạt động nhà trường đề ra thì bị BGH phê bình. Để trên khơng chê, dưới khơng trách, đó

khơng phải là việc dễ dàng đối với người TTCM. Có TTCM mạnh dạn phản bác

TTCM ấy như là “cái gai” trong mắt Ban giám hiệu. Chính vì lẽ đó, ở một số trường hiện nay, TTCM được Ban giám hiệu chọn lựa là những GV “dễ bảo, vâng

lời” chứ không phải là giáo viên có thực tài. Để có một TTCM vững vàng, giỏi

giang địi hỏi ở BGH phải có tầm và có tâm, chọn lựa người xứng đáng chứ khơng phải chọn người để thêm “vây cánh” cho Hiệu trưởng.

Trình độ chun mơn và nghiệp vụ của giáo viên: Chất lượng đội ngũ GV và

HS đóng vai trị quyết định chất lượng hoạt động dạy học. Do vậy chất lượng và hiệu quả của hoạt động dạy học chịu ảnh hưởng trực tiếp bởi năng lực, phẩm chất, ý thức và thái độ trước công việc của mỗi giáo viên. TCM có đội ngũ giáo viên có kinh nghiệm giảng dạy và chất lượng chuyên môn tốt sẽ là yếu tố thuận lợi trong việc triển khai thực hiện các hoạt động chun mơn. Bên cạnh đó, tinh thần trách nhiệm, hợp tác, chia sẻ kinh nghiệm trong TCM của mỗi tổ viên chính là điều kiện để tổ hoạt động hiệu quả. Sự hợp tác phối hợp của các thành viên và tổ chức trong tập thể nhà trường tạo nên sức mạnh đoàn kết giúp nhà trường hoàn thành tốt mục tiêu giáo dục.

Ý thức học tập của học sinh: Là một trong những yếu tố có ảnh hưởng lớn đến

việc quản lý hoạt động của TCM. Với học sinh thì phẩm chất trí tuệ và năng lực là nền móng cơ bản cho việc tiếp thu kiến thức do giáo viên truyền thụ. Đổi mới PPDH địi hỏi học sinh phải có những năng lực và phẩm chất thích ứng với các phương pháp dạy học tích cực như có động cơ học tập đúng đắn, có ý thức trách nhiệm với hoạt động của mình, có kỹ năng giao tiếp và làm việc nhóm, có tính tích cực tự giác trong học tập, có phương pháp tự học ở mọi nơi, mọi lúc…

Cơ sở vật chất, các điều kiện phục vụ công tác quản lý hoạt động của tổ chuyên môn: Cơ sở vật chất đảm bảo thì hoạt động TCM có chất lượng, nâng cao được chất lượng dạy học trong nhà trường. Để tạo điều kiện cho các TCM hoạt động có chất lượng cần lưu ý về các vấn đề như: Có phịng họp riêng cho mỗi TCM để TCM chủ động trong việc SHCM và triển khai các công việc của tổ. TTCM có thể thơng báo trên bảng tin của tổ những vấn đề của tổ, lịch công tác tháng, tuần của TCM. Hàng năm nhà trường cần mua sắm, in ấn các loại sổ sách, bảng biểu như: Sổ ghi chép các hoạt động của tổ, sổ sinh hoạt chuyên đề, sổ theo dõi kết quả giảng dạy...; Nhà trường cần bố trí nguồn kinh phí nhất định phục vụ cho các hoạt động của TCM, trang bị đầy đủ cơ sở vật chất có thiết bị hiện đại để khai thác cơng nghệ thông tin phục vụ hoạt động giảng dạy của GV.

Kết luận chƣơng 1

Chương 1 của Luận văn đã trình bày được một số nội dung cơ bản sau:

Đề cập đến một số khái niệm công cụ cơ bản phục vụ cho công tác nghiên cứu đề tài như: Quản lý, quản lý giáo dục, quản lý nhà trường, tổ chuyên môn, Hiệu trưởng, TTCM, quản lý hoạt động của TCM và một số khái niệm liên quan.

Làm rõ các vấn đề về quản lý hoạt động của TCM trong trường THCS, xác định chủ thể của quản lý hoạt động TCM là tổ trưởng chuyên môn, chỉ ra các hoạt động của TCM: bao gồm quản lý hoạt động dạy học theo chương trình giáo dục phổ thông cấp trung học do Bộ GD-ĐT quy định; quản lý hoạt động dạy học; quản lý hoạt động đánh giá, xếp loại giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp giáo viên trung học; Theo dõi thi đua, đề xuất khen thưởng, kỷ luật đối với GV trong tổ; quản lý hoạt động SHCM;…. Đồng thời xác định nội dung quản lý hoạt động TCM của Hiệu trưởng gồm: Xây dựng kế hoạch hoạt động của TCM; Tổ chức thực hiện kế hoạch hoạt động của TCM; Chỉ đạo thực hiện kế hoạch hoạt động của TCM; Kiểm tra, đánh giá việc thực hiện kế hoạch hoạt động của TCM.

Trên cơ sở phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động của TCM trong trường THCS và nhu cầu cần thiết phải đổi mới quản lý hoạt động TCM trong giai đoạn hiện nay, Hiệu trưởng cần đưa ra những biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động TCM góp phần nâng cao chất lượng giáo dục trong nhà trường. Chất lượng giáo dục chính là thương hiệu của nhà trường, là khâu đột phá cho sự phát triển bền vững của nhà trường.

CHƢƠNG 2

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG CỦA TỔ CHUYÊN MÔN

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động của tổ chuyên môn trong các trường trung học cơ sở trên địa bàn huyện thanh trì, thành phố hà nội (Trang 32 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)