3.2. Một số biện pháp quản lý hoạt động của tổ chuyên môn trong các
3.2.1. Bồi dưỡng năng lực của tổ trưởng chuyên môn trong quản lý hoạt
động dạy học ở trường Trung học cơ sở
3.2.1.1. Mục tiêu của biện pháp
Đẩy mạnh công tác đào tạo, bồi dưỡng và tự bồi dưỡng để tăng cường vai trò của đội ngũ TTCM nhằm nâng cao năng lực chuyên môn, năng lực quản lý của TTCM đáp ứng yêu cầu phát triển của nhà trường và của Ngành giáo dục trong giai đoạn mới.
3.2.1.2. Nội dung của biện pháp
TTCM cần có khả năng xây dựng và tổ chức thực hiện tốt các kế hoạch của TCM nhằm thực hiện tốt vai trò một người quản lý cấp thấp, giúp việc cho Hiệu trưởng thực hiện tốt nhiệm vụ quản lý hoạt động TCM.
Cần tăng cường vai trò của TTCM đối với các vần đề sau:
+ Xây dựng kế hoạch hoạt động TCM theo năm học, theo kỳ, theo tháng, theo tuần nhằm thực hiện chương trình, kế hoạch dạy học và các hoạt động khác theo kế hoạch giáo dục của Bộ GD&ĐT và kế hoạch năm học của nhà trường;
+ Xây dựng và quản lý việc thực hiện kế hoạch cá nhân của tổ viên (kế hoạch dạy chuyên đề, tự chọn, ôn thi tốt nghiệp; sử dụng đồ dùng dạy học, thiết bị dạy học đúng, đủ theo các tiết trong phân phối chương trình; soạn giáo án theo phân phối chương trình, chuẩn kiến thức, kĩ năng; viết sáng kiến kinh nghiệm về nâng cao chất lượng dạy học, đổi mới phương pháp dạy học, đổi mới kiểm tra đánh giá, phát hiện và bồi dưỡng HS giỏi, phụ đạo HS yếu kém...);
+ Tổ chức bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho GV trong tổ, GV mới tuyển dụng (đổi mới PPDH; đổi mới KTĐG; dạy học theo chuẩn kiến thức kĩ năng; sử dụng đồ dùng dạy học, thiết bị dạy học, ứng dụng cơng nghệ thơng tin trong dạy học góp phần đổi mới PPDH, phương pháp kiểm tra, đánh giá...).
+ Điều hành hoạt động của tổ (tổ chức các cuộc họp tổ theo định kì quy định về hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ và các hoạt động giáo dục khác; lưu trữ hồ sơ của tổ; thực hiện báo cáo cho Hiệu trưởng theo quy định);
+ Kiểm tra việc thực hiện quy chế chuyên môn của GV (thực hiện hồ sơ chuyên môn; soạn giảng theo kế hoạch dạy học và phân phối chương trình; KTĐG học sinh; kế hoạch dự giờ của các thành viên trong tổ...);
+ Dự giờ giáo viên trong tổ theo quy định (4 tiết/giáo viên/năm học); + Các hoạt động (đánh giá, xếp loại GV; đề xuất khen thưởng, kỷ luật GV. + Các hoạt động khác (theo sự phân công của Hiệu trưởng).
3.2.1.3.Cách thức thực hiện
Xây dựng kế hoạch của TCM; Hiệu trưởng ký duyệt kế hoạch TCM làm căn cứ pháp lý để TTCM thực hiện đúng nhiệm vụ quản lý các hoạt động của TCM.
Xây dựng kế hoạch bồi dưỡng nâng cao vai trò của TTCM, đặc biệt quan tâm đến việc đào tạo bồi dưỡng TTCM về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm và bồi dưỡng năng lực quản lý của đội ngũ TTCM theo lộ trình từng giai đoạn đảm bảo sự cân đối đào tạo và hoạt động giáo dục của nhà trường; có điều chỉnh bổ sung hàng năm nhằm đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục - đào tạo.
Tổ chức cho TTCM nắm vững các quan điểm, đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước về phát triển giáo dục và đào tạo; Kế hoạch phát triển ngành học, bậc học, kế hoạch chiến lược phát triển nhà trường.
phạm vi kiến thức của từng môn học, cấp học; kế hoạch dạy học của từng môn học, từng khối lớp trong cấp học.
Tổ chức bồi dưỡng cho TTCM các PPDH tích cực, các hình thức tổ chức dạy học khác nhau, kết hợp giữa các hình thức dạy học trên lớp, ngồi lớp, thực hành, tham quan… một cách hợp lý nhằm phát huy tính tích cực của học sinh.
Tăng cường bồi dưỡng cho TTCM kỹ năng lãnh đạo, quản lý, trong đó có các kỹ năng lập kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo và kiểm tra-đánh giá; các kỹ năng mềm như kỹ năng giao tiếp, kỹ năng tổ chức và làm việc theo nhóm…; Cử TTCM tham gia lớp bồi dưỡng nghiệp vụ công tác quản lý TCM thường xuyên, định kỳ do Sở GD&ĐT, Phòng GD&ĐT tổ chức;
Tổ chức bồi dưỡng năng lực tổ chức điều hành cho đội ngũ TTCM - những người chủ trì các buổi SHCM vì thực tế cho ta thấy buổi sinh hoạt chuyên môn thành công phụ thuộc rất nhiều vào khả năng và chun mơn của người chủ trì.
Chỉ đạo TTCM xây dựng kế hoạch bồi dưỡng thường xuyên, kế hoạch giao lưu cụm trường. Tổ chức các đợt tham quan, thực tế, giao lưu học hỏi kinh nghiệm điển hình về cơng tác quản lý hoạt động của TCM ở các trường trong huyện; Nhà trường thường xuyên mở lớp tập huấn hoặc cử đội ngũ TTCM hàng năm đi dự lớp bồi dưỡng nghiệp vụ do cấp huyện, cấp thành phố tổ chức động viên tuyên dương đội ngũ TTCM học tập tốt.
Kiểm tra hồ sơ chuyên môn của TCM, họp với các TTCM hàng tháng để đánh giá, rút kinh nghiệm hoạt động của TCM để nâng cao hiệu quả hoạt động của TCM.
3.2.1.4. Điều kiện thực hiện
Các cấp có thẩm quyền cần tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển, nâng cao chất lượng đội ngũ TTCM về trình độ chun mơn và nghiệp vụ quản lý; Hiệu trưởng cần tin tưởng, giao quyền chủ động cho đội ngũ TTCM, động viên, tạo điều kiện tốt nhất cho các TTCM làm tốt cơng tác quản lý của mình;
Các trường phải có đội ngũ TTCM có năng lực chun mơn giỏi và có uy tín cao trong hội đồng sư phạm nhà trường, nhiệt tình trong cơng việc, gương mẫu, có ý thức trách nhiệm cao, năng động và sáng tạo trong quản lý; có tinh thần tự học tự bồi dưỡng để nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động của TCM.
lượng đội ngũ, đặc biệt là đội ngũ TTCM: Điều động CBQL đi học đại học quản lý, cao học quản lý, điều động giáo viên từ trường này sang trường khác để tạo cân đối và đồng bộ về đội ngũ, và có kế hoạch bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho các TTCM thường xuyên ở các trường THCS trong huyện, giúp cho đội ngũ này đủ năng lực quản lý hoạt động TCM.