Nội dung quản lý bồi dưỡng giáo viên THCS đáp ứng yêu cầu đổ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động bồi dưỡng giáo viên trường trung học cơ sở huyện hạ hòa, tỉnh phú thọ trong bối cảnh đổi mới giáo dục (Trang 38 - 45)

1.4. Quản lý bồi dƣỡng giáo viên THCS đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục

1.4.2. Nội dung quản lý bồi dưỡng giáo viên THCS đáp ứng yêu cầu đổ

mới giáo dục trong giai đoạn hiện nay

Như đã thống nhất ở trên, quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực chuyên môn cho giáo viên THCS đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục trong giai đoạn hiện nay là quá trình tác động của nhà quản lý bằng các công cụ quản lý vào các hoạt động bồi dưỡng NLCM cho giáo viên THCS nhằm đạt được các mục tiêu đề ra.

Nội dung của quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực chuyên môn cho giáo viên THCS đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục trong giai đoạn hiện nay được thể hiện thông qua các hoạt động chính sau:

(1) Xây dựng kế hoạch bồi dưỡng giáo viên THCS;

(2) Quản lý công tác xây dựng nội dung bồi dưỡng giáo viên; (3) Quản lý phương pháp bồi dưỡng giáo viên;

(4) Quản lý hình thức bồi dưỡng giáo viên;

(5) Quản lý cơ sở vật chất và các trang thiết bị phục vụ công tác bồi dưỡng giáo viên;

(6) Kiểm tra, đánh giá kết quả hoạt động bồi dưỡng giáo viên.

1.4.2.1. Xây dựng kế hoạch bồi dưỡng giáo viên THCS

Hiệu trưởng phải là người quản lý chặt chẽ công tác xây dựng kế hoạch bồi dưỡng giáo viên trong nhà trường để định hướng chỉ đạo các tổ chuyên môn thực hiện tốt kế hoạch đề ra; đồng thời nắm vững chương trình và nội dung để chỉ đạo giáo viên thực hiện một cách nghiêm túc, đúng quy định và hiệu quả.

Yêu cầu đặt ra đối với việc xây dựng kế hoạch bồi dưỡng giáo viên THCS như sau:

+ Khảo sát đánh giá nhu cầu cộng đồng dân cư, học sinh và cha mẹ HS, nhà trường, chính quyền địa phương, những quy định của ngành trong việc bồi dưỡng, nâng cao năng lực chuyên môn cho giáo viên THCS.

+ Đánh giá đúng thực trạng đội ngũ, xác định những điểm mạnh, những hạn chế về NLCM của đội ngũ; những NLCM cần bồi dưỡng để đáp ứng yêu cầu dạy học theo yêu cầu mới hiện nay.

+ Lựa chọn các thành phần tham gia xây dựng kế hoạch bồi dưỡng NLCM cho giáo viên, xác định vai trò trách nhiệm của tổ chức, cá nhân khi xây dựng kế hoạch.

Thành lập Ban chỉ đạo của trường nhằm tổ chức chỉ đạo tốt công tác bồi dưỡng giáo viên đáp ứng yêu cầu theo định hướng đổi mới hiện nay. Thành lập tổ cốt cán là những cán bộ giáo viên có trình độ, năng lực chun mơn tốt, nắm chắc các nội dung được giao nhiệm vụ triển khai bồi dưỡng. Tổ chức công việc, sắp xếp công việc hợp lý, phân công nhiệm vụ rõ ràng để mọi người hướng vào mục tiêu chung.

+ Thống nhất nội dung, phương pháp, hình thức bồi dưỡng; xây dựng bộ công cụ đánh giá kết quả bồi dưỡng

+ Giao nhiệm vụ cho các bộ phận liên quan chuẩn bị tài liệu bồi dưỡng, tài chính phục vụ bồi dưỡng.

Vậy, để thực hiện tốt công tác xây dựng kế hoạch Hiệu trưởng cần quản lý tốt các nội dung:

(1) Lồng ghép trong Kế hoạch, Chương trình cơng tác hàng năm của nhà trường; (2) Hiệu trưởng có riêng Kế hoạch, Chương trình bồi dưỡng NLCM cho giáo viên hàng năm dựa trên các văn bản chỉ đạo đổi mới căn bản toàn diện giáo dục;

(3) Chỉ đạo các tổ chuyên môn khảo sát, lấy kiến về nhu cầu cần bồi dưỡng của giáo viên trước khi lập kế hoạch bồi dưỡng NLCM cho GV;

(4) Chỉ đạo lập kế hoạch xây dựng nội dung bồi dưỡng NLCM cho giáo viên; (5) Chỉ đạo lập kế hoạch xây dựng phương pháp bồi dưỡng NLCM cho giáo viên; (6) Chỉ đạo lập kế hoạch xây dựng hình thức bồi dưỡng NLCM cho giáo viên; (7) Chỉ đạo việc lập kế hoạch kiểm tra đánh giá hoạt động bồi dưỡng NLCM cho giáo viên;

(8) Lập kế hoạch đầu tư cơ sở vật chất phục vụ hoạt động bồi dưỡng;

(9) Lập kế hoạch thành lập đội ngũ báo cáo viên; mời các chuyên gia tham gia hoạt động bồi dưỡng.

1.4.2.2. Quản lý công tác xây dựng nội dung bồi dưỡng giáo viên

Nội dung bồi dưỡng NLCM cho giáo viên chính là hệ thống các kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo, ... mà người học cần phải lĩnh hội để đảm bảo được mục tiêu bồi dưỡng. Xét theo cấu trúc của nội dung bồi dưỡng, quản lý nội dung bồi dưỡng NLCM cho giáo viên chính là q trình hoạch định và triển khai thực tiễn những nội dung phục vụ cho mục tiêu bồi dưỡng. Quản lý việc thực hiện mục tiêu, nội dung bồi dưỡng được tiến hành trong suốt q trình dạy học, thơng qua việc quản lý hoạt

động dạy và hoạt động học sao cho các kế hoạch, nội dung, chương trình bồi dưỡng được triển khai một cách đầy đủ, đúng về nội dung, đảm bảo về thời gian để đạt được các yêu cầu của mục tiêu bồi dưỡng.

Trong phạm vi bồi dưỡng NLCM cho giáo viên nhằm đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục trong giai đoạn hiện nay, khi xây dựng nội dung bồi dưỡng giáo viên, nhà quản lý cần tập trung xây dựng các nội dung bồi dưỡng là những kiến thức, phương pháp, kỹ năng dạy học mới giúp cho người giáo viên có thể đáp ứng được những cơng việc chủ yếu sau:

+ Truyền đạt những chân lý khoa học của môn học.

+ Hỗ trợ và tạo điều kiện để học sinh học hỏi kiến thức, hình thành kỹ năng thực hành các môn được học.

+ Phát huy tính chun nghiệp và lịng nhiệt tình trong giảng dạy mơn học. + Góp phần vận hành và quản lý tốt một bộ mơn.

+ Nâng cao trình độ về chính trị, chun mơn và quản lý giáo dục để đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng giáo dục.

+ Nắm vững mục tiêu đổi mới chương trình, sách giáo khoa theo tinh thần Nghị quyết của Đảng lần thứ XI (2011) và Chiến lược phát triển giáo dục 2011- 2020 ban hành kèm theo Quyết định số 711/QĐ-TTg ngày 13 tháng 6 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ; Nghị quyết Hội nghị lần thứ Tám - Ban Chấp hành Trung ương khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế.

+ Tích luỹ kiến thức, hiểu và nắm vững được những điểm mới trong chương trình, sách giáo khoa, nâng cao năng lực sư phạm, nắm vững yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học, có ý thức vận dụng phương pháp dạy học tích cực để thực hiện tốt yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học trong nhà trường.

+ Có năng lực dạy học tích hợp các mơn khoa học xã hội, các mơn khoa học tự nhiên, tích hợp nội dung giáo dục trong dạy học văn hóa.

+ Có kiến thức, kĩ năng về đánh giá học sinh theo tiếp cận năng lực: Những vấn đề cơ bản về tiếp cận năng lực, đánh giá học sinh theo tiếp cận năng lực, tổ chức kiểm tra, đánh giá theo tiếp cận năng lực.

+ Có năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo cho học sinh và các kĩ năng mềm.

Theo đó, xây dựng nội dung bồi dưỡng giáo viên THCS cũng cần đạt được những yêu cầu cụ thể:

(1) Xây dựng nội dung bồi dưỡng theo các văn bản chỉ đạo đổi mới giáo dục của Đảng và Nhà nước;

(2) Nội dung bồi dưỡng là những kiến thức, kỹ năng do giáo viên đề xuất để đáp ứng yêu cầu đổi mới dạy học hiện nay;

(3) Chỉ đạo xây dựng nội dung bồi dưỡng tập trung vào những kiến thức nhằm nâng cao năng lực dạy học của giáo viên (Xây dựng kế hoạch dạy học; bồi dưỡng phương pháp dạy học, kỹ năng đánh giá xếp loại học sinh; kỹ năng quản lý hồ sơ sổ sách);

(4) Chỉ đạo xây dựng nội dung bồi dưỡng tập trung vào những kiến thức nhằm nâng cao năng lực giáo dục (xây dựng kế hoạch tổ chức các hoạt động giáo dục...);

(5) Chỉ đạo xây dựng nội dung bồi dưỡng là kỹ năng tổ chức các hoạt động dạy học, giáo dục mới cho giáo viên (kỹ năng tổ chức hoạt động giáo dục giá trị sống cho học sinh; kỹ năng tổ chức hoạt động giáo dục trải nghiệm sáng tạo cho học sinh,...);

(6) Chỉ đạo xây dựng những nội dung bồi dưỡng là những kiến thức, phương pháp, kỹ năng dạy học giáo dục học sinh do giáo viên đề xuất;

(7) Chỉ đạo xây dựng nội dung bồi dưỡng bám sát các mục tiêu đổi mới căn bản toàn diện giáo dục hiện nay.

1.4.2.3. Quản lý phương pháp bồi dưỡng giáo viên

Để việc bồi dưỡng giáo viên có hiệu quả, đáp ứng được yêu cầu dạy và học hiện nay thì việc quản lý, chỉ đạo hoạt động bồi dưỡng giáo viên theo hướng tích cực tương tác, thiết thực, hiệu quả, coi trọng khả năng tự học, tự bồi dưỡng kết hợp với trao đổi, thảo luận, giải đáp những thắc mắc trên cơ sở nội dung bồi dưỡng được nhà quản lý đưa ra.

Phương pháp bồi dưỡng cần phù hợp với nội dung, đảm bảo yêu cầu nghiêm túc, hấp dẫn, thiết thực hiệu quả. Ngoài việc tổ chức nghe giảng, cần phát triển các hình thức: Thảo luận, đối thoại, thực hành thao giảng, tham quan thực tế, thực hành soạn bài, sử dụng thiết bị dạy học, thiết kế kiểm tra đánh giá theo hướng mới.

Quản lý, chỉ đạo học tập bồi dưỡng theo hướng thiết thực, hiệu quả. Chú trọng hơn tới hình thức học tập theo tổ, nhóm chun mơn, đề cao hoạt động tự học, tự bồi dưỡng của giáo viên.

Có thể nói bồi dưỡng cho đội ngũ giáo viên là công việc quan trọng trong việc cải cách cơng tác hành chính. Do đó quản lý phải thể hiện dân chủ; tôn trọng nhân cách của giáo viên, phân biệt trách nhiệm và quyền hạn của từng thành viên trong nhà trường, tơn trọng tính sáng tạo của giáo viên đồng thời coi trọng tinh thần hợp tác trong nhà trường. Hiệu trưởng cần quan tâm đến việc bồi dưỡng đội ngũ giáo viên, nâng cao phẩm chất và năng lực của họ, bởi họ là nhân tố quyết định đến sự thành công hay thất bại của việc đổi mới chương trình THCS và đáp ứng được yêu cầu phát triển của xã hội.

Những nội dung chính trong quản lý phương pháp bồi dưỡng giáo viên bao gồm: (1) Chú trọng đến việc tăng cường khả năng tương tác của các giáo viên tham gia bồi dưỡng;

(2) Chú trọng đến khả năng tự học, tự nghiên cứu của giáo viên và khả năng phát triển năng lực riêng của từng giáo viên;

(3) Tơn trọng tính sáng tạo của cá nhân của giáo viên tham gia bồi dưỡng; (4) Coi trọng trách nhiệm và quyền hạn của GV; đề cao tinh thần làm việc tập thể khi tổ chức hoạt động bồi dưỡng NLCM cho giáo viên;

(5) Tổ chức khảo sát, đánh giá hiệu quả của từng phương pháp bồi dưỡng sau mỗi đợt tổ chức bồi dưỡng NLCM cho giáo viên;

(6) Chỉ đạo lựa chọn phương pháp bồi dưỡng phù hợp với nội dung bồi dưỡng.

1.4.2.4. Quản lý hình thức bồi dưỡng giáo viên

Nhà quản lý cần linh hoạt về hình thức bồi dưỡng giáo viên, căn cứ vào điều kiện thực tế của địa phương đơn vị, phụ thuộc vào nội dung bồi dưỡng để đưa ra các hình thức bồi dưỡng phù hợp, thiết thực. Chú trọng công tác tự học, tự bồi dưỡng của giáo viên, hoạt động tự học, tự bồi dưỡng của giáo viên là công việc mà giáo viên phải làm thường xuyên để nâng cao trình độ, kiến thức về chun mơn, nghiệp vụ và kỹ năng giảng dạy của người giáo viên.

Do vậy, Hiệu trưởng phải đề ra kế hoạch ngắn hạn và dài hạn để động viên, khuyến khích giáo viên cố gắng tự học tập, tự bồi dưỡng và tham gia học

các lớp bồi dưỡng để trang bị cho mình thêm vốn hiểu biết về kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ và kỹ năng sư phạm, nhằm giúp cho công tác giảng dạy trong nhà trường đạt chất lượng và hiệu quả ngày càng cao hơn, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của xã hội.

Các hoạt động cần được tổ chức thực hiện trong quản lý hình thức bồi dưỡng giáo viên bao gồm:

(1) Chỉ đạo tổ chức hoạt động bồi dưỡng tập trung theo kế hoạch của Sở, phòng Giáo dục và Đào tạo, của nhà trường;

(2) Chỉ đạo tổ chức thực hiện bồi dưỡng thường xuyên ở tổ chuyên môn; (3) Tổ chức toạ đàm, giao lưu, trao đổi, học hỏi kinh nghiệm với các trường bạn trong cụm sinh hoạt chuyên môn liên trường;

(4) Mời các chuyên gia, giáo viên có năng lực chuyên môn tốt làm giảng viên, báo cáo viên tổ chức bồi dưỡng NLCM cho giáo viên;

(5) Tổ chức khảo sát, đánh giá hiệu quả của từng hình thức bồi dưỡng sau mỗi đợt tổ chức bồi dưỡng NLCM cho giáo viên.

1.4.2.5. Quản lý cơ sở vật chất và các trang thiết bị phục vụ công tác bồi dưỡng giáo viên

Cơ sở vật chất và thiết bị trường học là điều kiện không thể thiếu được cho việc triển khai đổi mới phương pháp dạy học hướng vào hoạt động học tập tích cực, chủ động của học sinh. Nó khơng chỉ đơn thuần là dụng cụ để giáo viên minh hoạ cho bài giảng mà còn là điều kiện để học sinh thực hiện các hoạt động học tập độc lập hoặc theo nhóm, lĩnh hội tri thức một cách chủ động và sáng tạo.

Để đảm bảo cho công tác bồi dưỡng năng lực chun mơn cho giáo viên, cần tích cực trang bị cơ sở vật chất, trang thiết bị trường học theo các yêu cầu như:

+ Đảm bảo tính đồng bộ, hệ thống, thực tế và đạt chất lượng cao, tạo điều kiện đẩy mạnh hoạt động của học sinh trên cơ sở tự giác, tự khám phá kiến thức thông qua thực hành, thâm nhập thực tế trong quá trình học tập.

+ Đảm bảo để nhà trường được trang bị những thiết bị dạy học ở mức độ tối thiểu, đó là những trang thiết bị cần thiết khơng thể khơng có. Tăng cường các thiết bị tự làm của giáo viên để làm phong phú thêm thiết bị dạy học của nhà trường.

+ Tăng cường các phịng học bộ mơn, trước hết là phịng học cho các bộ môn thực nghiệm như: lý, hoá, sinh, tin, ngoại ngữ …

+ Cần lưu ý đến việc bảo quản, sử dụng, có quy định cụ thể để các điều kiện về cơ sở vật chất thiết bị được giáo viên sử dụng một cách tối đa.

+ Điều kiện về nguồn tài chính: Phải sự phân bổ nguồn tài chính cho hoạt động bồi dưỡng giáo viên và quản lý một cách hợp lý trong các nhà trường, nó có vai trị quan trọng thúc đẩy hoạt động bồi dưỡng NLCM đạt kết quả cao. Tài chính được sử dụng để mua sắm văn phòng phẩm, thiết bị, in tài liệu phục vụ lớp bồi dưỡng; dùng để chi trả kinh phí cho đội ngũ báo cáo viên tham gia các lớp tập huấn của Bộ GD&ĐT, Sở GD&ĐT, Phòng GD&ĐT; sử dụng kinh phí cho giáo viên tham gia học tập các mơ hình bồi dưỡng mới của trường bạn; sử dụng vào công tác thi đua khen thưởng cho những cá nhân có nhiều thành tích trong hoạt động bồi dưỡng,...

Do vậy quản lý cơ sở vật chất, tài chính và các trang thiết bị đảm bảo điều kiện cho cơng tác bồi dưỡng bồi dưỡng giáo viên có thể thực hiện được và thực hiện có hiệu quả, cần thực hiện các cơng việc cụ thể sau:

(1) Có kế hoạch đầu tư phân bổ ngân sách phục vụ cho hoạt động bồi dưỡng NLCM cho giáo viên;

(2) Chỉ đạo rà soát nhu cầu bổ sung cơ sở vật chất ngay từ đầu năm học; (3) Chỉ đạo các bộ phận chuyên môn kịp thời mua sắm trang thiết bị dạy học phục vụ cho hoạt động chun mơn của giáo viên;

(4) Kiểm sốt chặt chẽ việc sử dụng trang thiết bị của nhà trường;

(5) Xây dựng quy chế chi chế độ của báo cáo viên, giáo viên tham gia các lớp bồi dưỡng NLCM và được công khai trước tập thể giáo viên;

(6) Có chế độ động viên, khen thưởng kịp thời những giáo viên có năng lực, tích cực tham gia các hoạt động bồi dưỡng NLCM của nhà trường;

(7) Thường xuyên rút kinh nghiệm đánh giá việc sử dụng cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học, đầu tư ngân sách cho hoạt động bồi dưỡng NLCM cho giáo viên.

1.4.2.6. Kiểm tra, đánh giá kết quả hoạt động bồi dưỡng giáo viên

Hoạt động kiểm tra, đánh giá việc thực hiện kế hoạch và kết quả bồi dưỡng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động bồi dưỡng giáo viên trường trung học cơ sở huyện hạ hòa, tỉnh phú thọ trong bối cảnh đổi mới giáo dục (Trang 38 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)