2.3. Thực trạng quản lý bồi dƣỡng giáo viên THCS huyện Hạ Hoà, tỉnh
2.3.1. Thực trạng xây dựng kế hoạch bồi dưỡng giáo viên
Khảo sát thực trạng xây dựng kế hoạch bồi dưỡng giáo viên, chúng tôi thu được kết quả như sau:
Bảng 2.6. Thực trạng xây dựng kế hoạch bồi dƣỡng giáo viên THCS huyện Hạ Hoà, tỉnh Phú Thọ đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục trong bối cảnh hiện nay
STT Các tiêu chí Tổng số Mức độ thực hiện Tốt Khá Trung bình Yếu SL % SL % SL % SL % 1 Lồng ghép trong Kế hoạch, Chương trình cơng tác hàng năm của nhà trường
CBQL 14 10 71,4 4 28,6 0 0 0 0 GV 128 38 29,7 66 51,5 24 18,8 0 0
2
Hiệu trưởng có riêng Kế hoạch, Chương trình bồi dưỡng NLCM cho giáo viên hàng năm dựa trên các văn bản chỉ đạo đổi mới căn bản toàn diện giáo dục
CBQL 14 4 28,6 7 50 3 21,4 0 0
GV 128 4 3,1 23 18 60 46,9 41 32,0
3
Chỉ đạo các tổ chuyên môn khảo sát, lấy kiến về nhu cầu cần bồi dưỡng của giáo viên trước khi lập kế hoạch bồi dưỡng NLCM cho GV
CBQL 14 0 0 2 14,3 4 28,6 8 57,1 GV 128 0 0 15 11,7 37 28,9 76 59,4
4
Chỉ đạo lập kế hoạch xây dựng nội dung bồi dưỡng NLCM cho giáo viên
CBQL 14 0 0 4 28,6 6 42,9 4 28,5 GV 128 0 0 20 15,6 28 21,9 80 62,5
5
Chỉ đạo lập kế hoạch xây dựng phương pháp bồi dưỡng NLCM cho giáo viên
CBQL 14 0 0 4 28,6 6 42,9 4 28,5 GV 128 0 0 32 25 39 30,5 57 44,5
6
Chỉ đạo lập kế hoạch xây dựng hình thức bồi dưỡng NLCM cho giáo viên
CBQL 14 0 0 4 28,6 6 42,9 4 28,5 GV 128 0 0 19 14,8 39 30,5 70 54,7
7
Chỉ đạo việc lập kế hoạch kiểm tra đánh giá hoạt động bồi dưỡng NLCM cho giáo viên
CBQL 14 2 14,3 2 14,3 10 71,4 0 0 GV 128 6 4,7 32 25 30 23,4 60 46,9
8 Lập kế hoạch đầu tư cơ sở vật chất phục vụ hoạt động bồi dưỡng
CBQL 14 6 42,9 6 42,9 2 14,3 0 0 GV 128 27 21,1 39 30,5 50 39,1 12 9,3
9
Lập kế hoạch thành lập đội ngũ báo cáo viên; mời các chuyên gia tham gia hoạt động bồi dưỡng
CBQL 14 8 57,1 6 42,9 0 0 0 0 GV 128 19 14,8 19 14,8 44 34,4 46 36,0
Theo kết quả khảo sát từ đội ngũ CBQL và giáo viên, hoạt động quản lý công tác lập kế hoạch bồi dưỡng NLCM cho giáo viên của huyện bước đầu đã có nhiều dấu hiệu tích cực, những nội dung bồi dưỡng, chương trình bồi dưỡng NLCM cho giáo viên để đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục đã được các Hiệu trưởng triển khai lồng ghép trong kế hoạch, chương trình cơng tác hàng năm của nhà trường, trong kế hoạch hoạt động bồi dưỡng NLCM đã có đề cập đến các yếu tố con người, cơ sở vật chất, nội dung, phương pháp bồi dưỡng. Những nội dung được các nhà trường quan tâm thực hiện tốt đó là:
Xây dựng kế hoạch bồi dưỡng giáo viên lồng ghép trong kế hoạch, chương trình của nhà trường được các CBQL đánh giá mức độ thực hiện tốt (71,4%), mức độ khá (28,6 %); giáo viên đánh giá mức độ thực hiện tốt (29,7 %), khá (51,6 %), nội dung bồi dưỡng NLCM cho giáo viên cũng đã được nhà quản lý quan tâm khi xây dựng kế hoạch hoạt động chung của nhà trường.
Việc xây dựng kế hoạch thành lập đội ngũ báo cáo viên, mời các chuyên gia tham gia hoạt động bồi dưỡng bước đầu được quan tâm. Đây là một giải pháp hợp lý, bởi vì để đạt được hiệu quả trong công tác bồi dưỡng NLCM cho đội ngũ giáo viên thì trước hết phải có đội ngũ báo cáo viên có năng lực chun mơn tốt. Nội dung này được đội ngũ CBQL đánh giá mức độ thực hiện tốt (57 %); Giáo viên đánh giá mức độ thực hiện tốt (14,8%). Tuy nhiên vẫn còn 36,0 % giáo viên đánh
giá mức độ thực hiện yếu ở nội dung này. Đây là một vấn đề cần được quan tâm để nâng cao hiệu quả công tác bồi dưỡng NLCM cho giáo viên.
Công tác lập kế hoạch đầu tư cơ sở vật chất phục vụ hoạt động bồi dưỡng được các CBQL đánh giá mức độ thực hiện tốt (42,9%), khá (42,9 %); giáo viên đánh giá mức độ thực hiện tốt (21,1 %), khá (30,5 %). Điều đó khẳng định các nhà trường đã quan tâm đến đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ công tác bồi dưỡng NLCM cho giáo viên.
Tuy nhiên để đạt được hiệu quả hoạt động quản lý công tác lập kế hoạch bồi dưỡng NLCM cho giáo viên vẫn còn tồn tại những hạn chế đó là: Chưa quan tâm đến nhu cầu bồi dưỡng của giáo viên còn hạn chế ở nội dung nào, những nội dung nào cần được bồi dưỡng cho giáo viên để nâng cao NLCM cho giáo viên đáp ứng yêu cầu dạy học hiện nay. Công tác chỉ đạo các tổ chuyên môn khảo sát, lấy kiến về nhu cầu cần bồi dưỡng của giáo viên trước khi lập kế hoạch bồi dưỡng NLCM cho giáo viên, có 57,1 % GV; 59,4 % CBQL đánh giá mức độ thực hiện "Không bao giờ''. Công tác chỉ đạo lập kế hoạch xây dựng nội dung bồi dưỡng, phương pháp bồi dưỡng, hình thức bồi dưỡng chưa được coi trọng trong chỉ đạo hoạt động bồi dưỡng năng lực chuyên mơn của Hiệu trưởng (khơng có CBQL, GV nào đánh giá mức độ thực hiện tốt các nội dung
trên); việc thành lập đội ngũ báo cáo viên; mời các chuyên gia tham gia hoạt động bồi
dưỡng chưa được CBQL quan tâm đúng mức. Điều đó bộc lộ trong hoạt động quản lý bồi dưỡng NLCM cho giáo viên cấp THCS của huyện chưa được chỉ đạo một cách sát sao của các cấp quản lý, chủ yếu chỉ xuất phát từ cách làm, cách quản lý của Hiệu trưởng, đơi khi cịn mang tính chủ quan của nhà quản lý; đồng thời kết quả đó cũng nói lên nguyện vọng, mong muốn được bàn bạc, đóng góp ý kiến của đội ngũ giáo viên với Ban giám hiệu nhà trường trong việc xây dựng kế hoạch bồi dưỡng giáo viên nhằm mang lại hiệu quả tốt hơn trong hoạt động bồi dưỡng NLCM của giáo viên chưa thực sự được nhà quản lý quan tâm. Đây cũng là một trong những nguyên nhân mà đội ngũ giáo viên cấp THCS huyện Hạ Hoà sau nhiều năm được triển khai bồi dưỡng nhưng năng lực chun mơn vẫn cịn nhiều hạn chế, hiệu quả giáo dục thấp.