Thực trạng phương pháp, hình thức bồi dưỡng giáo viên THCS

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động bồi dưỡng giáo viên trường trung học cơ sở huyện hạ hòa, tỉnh phú thọ trong bối cảnh đổi mới giáo dục (Trang 59 - 64)

2.2. Thực trạng bồi dƣỡng giáo viên THCS đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo

2.2.3. Thực trạng phương pháp, hình thức bồi dưỡng giáo viên THCS

huyện Hạ Hịa, tỉnh Phú Thọ

Tìm hiểu thực trạng phương pháp, hình thức bồi dưỡng giáo viên THCS đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục ở huyện Hạ Hồ, tỉnh Phú Thọ, tơi thu được kết quả như sau:

2.2.3.1. Phương pháp bồi dưỡng

Bảng 2.4. Thực trạng phƣơng pháp bồi dƣỡng giáo viên THCS huyện Hạ Hòa, tỉnh Phú Thọ để đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục trong bối cảnh hiện nay

TT Phƣơng pháp bồi dƣỡng năng lực

chuyên môn

Tổng số

Mức độ thực hiện Mức độ hiệu quả

Rất TX TX Đơi khi Ít khi Khơng

bao giờ Rất hiệu quả Hiệu quả Bình thường Ít hiệu quả Không hiệu quả SL % SL % SL % SL % SL % SL % SL % SL % SL % SL %

1 Thuyết trình của báo cáo viên 142 75 52.8 30 21.1 25 17.6 12 8.45 0 0 18 0 27 19 36 25.4 42 29.6 16 26

2 Thuyết trình kết hợp với minh hoạ bằng

hình ảnh 142 33 23.2 35 24.6 32 22.5 20 14.1 22 15.5 20 14.1 43 30.3 30 21.1 25 17.6 24 16.9 3 Thuyết trình kết hợp với luyện tập và

thực hành 142 28 19.7 39 27.5 35 24.6 22 15.5 18 12.7 25 17.6 40 28.2 35 24.6 25 17.6 24 12 4 Nêu vấn đề, thảo luận theo nhóm 142 65 45.8 30 21.1 25 17.6 12 8.45 10 7.04 42 29.6 36 25.4 27 19 18 12.7 16 13.3

5 Nêu tình huống, tổ chức giải quyết theo

nhóm 142 70 49.3 28 19.7 23 16.2 11 7.75 11 7.04 52 36.6 36 25.4 30 21.1 15 10.6 6 6.3

6 Nêu vấn đề, cá nhân tự nghiên cứu tài

liệu, trình bày báo cáo 142 87 61.3 21 14.8 23 16.2 11 7.75 0 0 56 39.4 35 24.6 30 21.1 15 10.6 6 4.3 7 Toạ đàm, trao đổi 142 78 54.9 24 16.9 28 19.7 12 8.45 0 0 60 42.3 35 24.6 26 18.3 13 9.2 8 5.6

Về mức độ thực hiện các phương pháp bồi dưỡng giáo viên:

Qua bảng số liệu 2.4 cho thấy các trường đã vận dụng tương đối linh hoạt các phương pháp bồi dưỡng năng lực chuyên môn cho giáo viên. Với đặc thù của các khóa bồi dưỡng NLCM, kết quả khảo sát trên hoàn toàn phản ánh đúng thực tiễn. Để có thể chuyển tải được nội dung bồi dưỡng cơ bản, đồng thời hình thành cho giáo viên những kỹ năng, kỹ xảo tương ứng, mỗi trường đều lựa chọn một phương pháp bồi dưỡng riêng, dựa theo điều kiện thực tế trường, quan điểm chỉ đạo của CBQL ở từng trường và năng lực tổ chức hoạt động bồi dưỡng của báo cáo viên. Phương pháp được sử dụng rất thường xuyên để bồi dưỡng năng lực chuyên môn cho giáo viên là phương pháp nêu vấn đề cá nhân nghiên cứu tài liệu, trình bày báo cáo (61,3%). Với phương pháp này cũng có nhiều yếu tố tích cực, giáo viên được nghiên cứu sâu một vấn đề, những kiến thức thu được qua nghiên cứu tài liệu và được giáo viên viết thành báo cáo sẽ giúp giáo viên trang bị được nhiều kiến thức chuyên sâu, hiểu kỹ vấn đề... Tuy nhiên, đôi khi cần khoảng thời gian dài mới có thể sử dụng hiệu quả phương pháp đó mà đây là một hạn chế của các khóa bồi dưỡng NLCM tập trung. Ngồi phương pháp trên thì các phương pháp như: Tọa đàm trao đổi (54,9%); phương pháp thuyết trình (52,8%); phương pháp nêu tình huống, giải quyết theo nhóm (49,3%) cũng được vận dụng rất thường xuyên khi tổ chức bồi dưỡng NLCM cho giáo viên.

Qua bảng số liệu trên cũng cho thấy mức độ thực hiện ở mỗi phương pháp bồi dưỡng năng lực chun mơn cho giáo viên có sự dàn trải, các mức độ bồi dưỡng từ rất thường xun, thường xun, đơi khi, ít khi chiếm tỷ lệ tương đối đều. Điều này cho thấy công tác chỉ đạo, quản lý phương pháp bồi dưỡng của các trường là khác nhau, chưa có sự thống nhất, đồng thời việc quản lý phương pháp bồi dưỡng giáo viên còn chưa được thực sự quan tâm từ cấp trên.

Về mức độ hiệu quả của các phương pháp bồi dưỡng NLCM

Phương pháp được giáo viên đánh giá hiệu quả nhất là phương pháp tọa đàm, trao đổi (42,3%) phương pháp nêu vấn đề, cá nhân tự nghiên cứu tài liệu, trình bày báo cáo (39,4 %). Tuy nhiên, với bảng số liệu thu được từ khảo sát giáo viên cho thấy chưa có một phương pháp bồi dưỡng NLCM cho giáo viên là tối ưu, đem lại hiệu quả cao;

mức độ đánh giá "Rất hiệu quả" với ''Ít hiệu quả” trong cùng một phương pháp là

ngang nhau; các mức độ đánh giá hiệu quả của một phương pháp bồi dưỡng cũng được giáo viên đánh giá tương đương. Điều đó cho thấy giữa các trường có sự khác nhau về tổ chức hoạt động bồi dưỡng, mức độ hiệu quả của từng phương pháp ở mỗi trường khác nhau cũng khác nhau. Vấn đề này xuất phát từ nhiều yếu tố: Công tác quản lý của Hiệu trưởng, cơ sở vật chất phục vụ bồi dưỡng, đội ngũ giáo viên cốt cán, nội dung bồi dưỡng, phương pháp bồi dưỡng được lựa chọn,...

Như vậy, giữa mức độ sử dụng các phương pháp và hiệu quả sử dụng các phương pháp đó trong bồi dưỡng NLCM cho giáo viên có sự tương quan tương đối chặt chẽ; có những phương pháp được sử dụng thường xuyên hơn và hiệu quả khá cao (Phương pháp nêu vấn đề, cá nhân tự nghiên cứu tài liệu, trình bày báo cáo, phương pháp tọa đàm, trao đổi). Tuy nhiên qua kết quả khảo sát cho thấy các

phương pháp bồi dưỡng năng lực chuyên môn giáo viên THCS chưa được sử dụng tốt, chưa đáp ứng được yêu cầu bồi dưỡng năng lực chuyên môn của giáo viên THCS đáp ứng được yêu cầu đổi giáo dục trong bối cảnh hiện nay. Từ thực tế trên cho thấy, trong quá trình bồi dưỡng, tùy vào từng nội dung bồi dưỡng chuyên môn, báo cáo viên cần lựa chọn, sử dụng phương pháp bồi dưỡng sao cho phù hợp và mang lại hiệu quả cao nhất cho giáo viên. Báo cáo viên cần tập trung chú trọng vào phương pháp bồi dưỡng kích thích giáo viên chủ động, sáng tạo, biến q trình bồi dưỡng thành tự bồi dưỡng. Có như vậy hoạt động bồi dưỡng chun mơn cho giáo viên mới thật sự mang lại hiệu quả cao.

2.2.3.2. Hình thức bồi dưỡng

Tìm hiểu thực trạng hình thức bồi dưỡng NLCM cho giáo viên THCS đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục ở huyện Hạ Hồ, tỉnh Phú Thọ, tơi thu được kết quả như sau:

Bảng 2.5. Thực trạng hình thức bồi dƣỡng giáo viên THCS huyện Hạ Hòa, tỉnh Phú Thọ để đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục trong bối cảnh hiện nay

STT Hình thức bồi dƣỡng năng lực chun mơn Tổng số Rất phù hợp Phù hợp Bình thƣờng Ít phù hợp Không phù hợp SL % SL % SL % SL % SL % 1

Bồi dưỡng thông qua các lớp tập huấn theo kế hoạch của Sở, phòng Giáo dục và Đào tạo

142 78 54.9 37 26.1 17 12 8 5.6 2 1.4

2

Bồi dưỡng tập trung ở cụm trường theo kế hoạch của phòng Giáo dục và Đào tạo

142 68 47.9 46 32.4 20 14.1 8 5.6 0 0

3 Bồi dưỡng thông qua sinh hoạt

tổ, nhóm chun mơn tại trường 142 97 68.3 23 16.2 18 12.7 4 2.8 0 0 4

Bồi dưỡng thông qua việc tự học của cán bộ giáo viên (thơng qua giáo trình, tài liệu được cung cấp)

142 53 37.3 46 32.4 21 14.8 12 8.5 10 7.0

Bảng 2.5 cho thấy, các hình thức bồi dưỡng NLCM đã được sử dụng ở huyện Hạ Hồ là tương đối phù hợp. Trong đó, hình thức bồi dưỡng được CBQl, giáo viên đánh giá ở mức độ phù hợp nhất là ''Bồi dưỡng thông qua sinh hoạt, tổ, nhóm chuyên mơn tại trường” (68,3%). Điều đó cho thấy Ban giám hiệu các nhà trường đã có sự quản lý sát sao hoạt động bồi dưỡng thơng qua sinh hoạt tổ, nhóm chun mơn.

Các hình thức bồi dưỡng "Bồi dưỡng thông qua các lớp tập huấn theo kế hoạch của Sở, phòng Giáo dục và Đào tạo'', ''Bồi dưỡng tập trung ở cụm trường theo kế hoạch của phòng Giáo dục và Đào tạo'' cũng được CBQL, GV đánh giá là

phù hợp và có hiệu quả.

Theo ý kiến của CBQL, GV thì hình thức "Bồi dưỡng thơng qua việc tự học của cán bộ giáo viên, thông qua giáo trình, tài liệu được cung cấp'' được đánh giá ở mức độ phù hợp, rất phù hợp thấp hơn so với các hình thức bồi dưỡng khác. Điều đó cho thấy hoạt động tuyên truyền về công tác tự học tự bồi dưỡng của mỗi nhà trường cịn hạn chế; do đó giáo viên chưa thấy được hiệu quả đem lại của hoạt động tự học tự bồi dưỡng và trải nghiệm trong q trình cơng tác mới mang lại cho mỗi giáo viên những kinh nghiệm q báu để hồn thiện mình hơn, nhất là trong điều

kiện hiện nay giáo dục luôn luôn tiếp cận với cái mới. Đây cũng là một trong những nội dung còn hạn chế mà các cấp quản lý cần tập trung đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao hoạt động tự học tự bồi dưỡng của giáo viên.

Như vậy, qua khảo sát thực trạng cho thấy nội dung, phương pháp, hình thức bồi dưỡng giáo viên cơ bản đã triển khai thực hiện đúng theo các văn bản quy định của Đảng, Nhà nước và của ngành. Giáo viên được tiếp cận với kiến thức kỹ năng mới để tổ chức hoạt động dạy học và giáo dục học sinh theo mục tiêu giáo dục hiện nay, nhiều phương pháp bồi dưỡng NLCM cho giáo viên được áp dụng, hình thức bồi dưỡng phong phú. NLCM của giáo viên từng bước được nâng lên.

Những tồn tại trong hoạt động bồi dưỡng NLCM cho giáo viên đó là: Chưa tập trung vào bồi dưỡng những nội dung còn mới, dàn trải; chưa có phương pháp bồi dưỡng nào được đánh giá cao; chưa kích thích được khả năng tự học, tự bồi dưỡng của giáo viên.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động bồi dưỡng giáo viên trường trung học cơ sở huyện hạ hòa, tỉnh phú thọ trong bối cảnh đổi mới giáo dục (Trang 59 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)