Kết quả bồi dưỡng giáo viên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động bồi dưỡng giáo viên trường trung học cơ sở huyện hạ hòa, tỉnh phú thọ trong bối cảnh đổi mới giáo dục (Trang 64 - 67)

2.2. Thực trạng bồi dƣỡng giáo viên THCS đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo

2.2.4. Kết quả bồi dưỡng giáo viên

Thực hiện các chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, hoạt động bồi dưỡng NLCM cho giáo viên đáp ứng yêu cầu dạy học trong các trường THCS của huyện Hạ Hồ đã có nhiều thay đổi về hình thức, nội dung, phương pháp bồi dưỡng. Các cấp quản lý đã chủ động xây dựng kế hoạch bồi dưỡng giáo viên theo một lộ trình hợp lý, từ đổi mới tuy duy, nhận thức đến tổ chức hoạt động thực tiễn dạy học, thay đổi chương trình sách giáo khoa... từng bước nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục, cụ thể:

- Năm học 2014-2015: Phòng GD&ĐT đã mở được các lớp tập huấn bồi

dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ quản lý, giáo viên, cụ thể:

Cấp THCS: 13 lớp có 495 lượt giáo viên và cán bộ quản lý tham gia.

Trong năm học, các nhà trường, các tổ chuyên môn đã tổ chức triển khai công tác bồi dưỡng và tự bồi dưỡng để khơng ngừng nâng cao trình độ, nhận thức, kiến thức chun mơn, tích cực đổi mới phương pháp dạy học. Vì vậy chất lượng đại trà và chất lượng mũi nhọn ngày càng được nâng cao trong các kỳ thi học sinh giỏi cấp huyện và cấp tỉnh tổ chức...

Đối với nội dung bồi dưỡng thường xuyên theo kế hoạch của Sở GD&ĐT, phịng GD&ĐT Hạ Hồ đã chỉ đạo các trường học xây dựng kế hoạch, đăng ký nội dung bồi dưỡng thường xuyên hàng năm của cán bộ, giáo viên theo quy định tại Thông tư 31/2011/TT-BGDĐT ngày 8/8/2011 của Bộ GD&ĐT đối với cấp THCS.

Cụ thể cấp THCS: Gồm 22 trường có 490/495 cán bộ quản lí, giáo viên đăng ký tham gia bồi dưỡng thường xuyên .

- Năm học 2015-2016: Phòng Giáo dục và Đào tạo Hạ Hoà lên kế hoạch tổ chức và chỉ đạo các trường cho cán bộ quản lí và giáo viên đăng kí các nội dung bồi dưỡng thường xuyên theo các Module mà Bộ GD&ĐT quy định.

Tổng thời lượng bồi dưỡng thường xuyên đối với mỗi giáo viên là 120 tiết/năm học, bao gồm:

Nội dung bồi dưỡng đáp ứng yêu cầu thực hiện nhiệm vụ năm học theo từng cấp học (nội dung bồi dưỡng 1): khoảng 30 tiết/ năm học.

Nội dung bồi dưỡng đáp ứng yêu cầu thực hiện nhiệm vụ phát triển giáo dục địa phương theo năm học (nội dung bồi dưỡng 2): khoảng 30 tiết/ năm học.

Nội dung bồi dưỡng đáp ứng nhu cầu phát triển năng lực nghề nghiệp của giáo viên (nội dung bồi dưỡng 3): khoảng 60 tiết/năm học; nội dung bồi dưỡng cho mỗi cấp học được xây dựng theo môđun, mỗi môđun 15 tiết. Trong năm học, mỗi giáo viên lựa chọn 4 môđun để thực hiện bồi dưỡng.

Kiến thức tự bồi dưỡng chiếm 70% tổng số tiết trong chương trình bồi dưỡng thường xuyên.

Mỗi năm học giáo viên tập trung 2 đợt để được hướng dẫn, thảo luận, trao đổi, giải đáp thắc mắc và làm bài kiểm tra. Khối lượng kiến thức bồi dưỡng tập trung chiếm 30% tổng số tiết trong chương trình bồi dưỡng thường xuyên.

Tổng thời gian học tập trung là 6 ngày (trong đó có 5 ngày hướng dẫn, thảo luận, giải đáp thắc mắc và 1 ngày kiểm tra).

Thời gian BDTX của giáo viên được tính theo năm học, bắt đầu từ tháng 8 năm trước và kết thúc vào tháng 4 năm sau:

Tháng 8/2015: Tập trung đợt 1: Quán triệt bồi dưỡng thực hiện các nội dung bồi dưỡng trong năm học. Thời gian 4 ngày. Có 33 lớp bồi dưỡng được tổ chức.

Cấp THCS: 491/496 cán bộ quản lí, giáo viên tham gia lớp bồi dưỡng thường xuyên với 13 lớp.

Thực tế bồi dưỡng qua các lớp tập trung do các báo cáo viên là giáo viên cốt cán của Phòng GD&ĐT cử đi tiếp thu từ Sở GD&ĐT về truyền đạt đã có cố gắng song mức độ hiệu quả chưa cao.

Tháng 9/2015 đến tháng 2/2016: Giáo viên tự bồi dưỡng tại đơn vị mình, do nhà trường thực hiện kết hợp với các tổ chuyên môn.

Tháng 3/2016: Tập trung đợt 2: Thảo luận, giải đáp thắc mắc, kiểm tra. Thời gian 02 ngày trong đó thảo luận, giải đáp thắc mắc 1 ngày, kiểm tra 1 ngày.

Tháng 5/2016: Tổng hợp kết quả, cấp giấy chứng nhận BDTX cho giáo viên trong năm học. Các trường xây dựng và đăng ký kế hoạch BDTX cho năm học sau.

- Năm học 2016 - 2017: Phịng giáo dục và đào tạo Hạ Hồ tiếp tục chỉ đạo các trường cho cán bộ quản lý và giáo viên đăng ký các nội dung bồi dưỡng thường xuyên theo các Module mà Bộ GD&ĐT quy định.

Tổng thời lượng bồi dưỡng thường xuyên đối với mỗi giáo viên là 120 tiết/năm học, bao gồm:

Nội dung bồi dưỡng đáp ứng yêu cầu thực hiện nhiệm vụ năm học theo từng cấp học (nội dung bồi dưỡng 1): khoảng 30 tiết/ năm học.

Nội dung bồi dưỡng đáp ứng yêu cầu thực hiện nhiệm vụ phát triển giáo dục địa phương theo năm học (nội dung bồi dưỡng 2): khoảng 30 tiết/ năm học.

Nội dung bồi dưỡng đáp ứng nhu cầu phát triển năng lực nghề nghiệp của giáo viên (nội dung bồi dưỡng 3): khoảng 60 tiết/năm học; nội dung bồi dưỡng cho mỗi cấp học được xây dựng theo môđun, mỗi môđun 15 tiết. Trong năm học, mỗi giáo viên lựa chọn 4 môđun để thực hiện bồi dưỡng.

Kiến thức tự bồi dưỡng chiếm 70% tổng số tiết trong chương trình bồi dưỡng thường xuyên.

Mỗi năm học giáo viên tập trung 2 đợt để được hướng dẫn, thảo luận, trao đổi, giải đáp thắc mắc và làm bài kiểm tra. Khối lượng kiến thức bồi dưỡng tập trung chiếm 30% tổng số tiết trong chương trình bồi dưỡng thường xuyên.

Tổng thời gian học tập trung là 6 ngày (trong đó có 5 ngày hướng dẫn, thảo luận, giải đáp thắc mắc và 1 ngày kiểm tra).

Thời gian BDTX của giáo viên được tính theo năm học, bắt đầu từ tháng 8 năm trước và kết thúc vào tháng 4 năm sau:

Tháng 8/2016: Tập trung đợt 1: Quán triệt bồi dưỡng thực hiện các nội dung bồi dưỡng trong năm học. Thời gian 4 ngày. Đã có 33 lớp bồi dưỡng được tổ chức.

Cấp THCS: 500/507 cán bộ quản lí, giáo viên tham gia lớp bồi dưỡng thường xuyên với 13 lớp.

Tháng 9/2016 đến tháng 2/2017: Giáo viên tự bồi dưỡng tại đơn vị mình, do nhà trường thực hiện kết hợp với các tổ chuyên môn.

Tháng 3/2017: Tập trung đợt 2: Thảo luận, giải đáp thắc mắc, kiểm tra. Thời gian 02 ngày trong đó thảo luận, giải đáp thắc mắc 1 ngày, kiểm tra 1 ngày.

Dự kiến tháng 5/2017: Tổng hợp kết quả, cấp giấy chứng nhận BDTX cho giáo viên trong năm học. Các trường xây dựng và đăng ký kế hoạch BDTX cho năm học sau.

Trong năm tổ chức 01 lớp tập huấn (03 ngày) về đổi mới phương pháp dạy học, dạy học theo chủ đề tích hợp, kỹ năng giáo dục kỹ năng sống, dạy học trải nghiệm sáng tạo (Phó Hiệu trưởng, các tổ trưởng chuyên môn); 01 lớp bồi dưỡng (2 ngày) về đổi mới chương trình sách giáo khoa mới sau năm 2017 (Hiệu trưởng, giáo viên cốt cán của huyện); 01 lớp bồi dưỡng Tiếng Anh, Tin học cho các Phó Hiệu trưởng của 22 trường THCS trong huyện;

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động bồi dưỡng giáo viên trường trung học cơ sở huyện hạ hòa, tỉnh phú thọ trong bối cảnh đổi mới giáo dục (Trang 64 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)