2.5. Đánh giá chung về kết quả quản lý bồi dƣỡng giáo viên và những bà
2.5.1. Thành công và nguyên nhân
2.5.1.1. Thành công
Qua thực trạng khảo sát thực trạng về hoạt động bồi dưỡng và quản lý hoạt động bồi dưỡng NLCM cho giáo viên nhằm đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục ở huyện Hạ Hồ về cơ bản đã có nhiều thay đổi theo chiều hướng tích cực.
Đa số giáo viên đã xác định được nhiệm vụ quan trọng của hoạt động bồi dưỡng giáo viên góp phần nâng cao năng lực chuyên môn, năng lực nghề nghiệp để đáp ứng được yêu cầu dạy học trong giai đoạn hiện nay. Các nội dung đã được tập trung bồi dưỡng đó là bồi dưỡng giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp (theo Quy định tại Thông tư 30 /2009/TT-BGD ngày 22/10/2009 ban hành Quy định chuẩn nghề nghiệp giáo viên THCS, THPT). Ngồi ra cịn bồi dưỡng năng lực chuyên môn mới như: các nội dung bồi dưỡng về tổ chức dạy học trải nghiệm sáng tạo, dạy học tích hợp, dạy học theo chuyên đề dạy học; năng lực ngoại ngữ tin học cũng đã được quan tâm đưa vào nội dung bồi dưỡng giáo viên, tuy nhiên chỉ dừng lại ở mức độ giới thiệu, chưa sâu.
Cơ bản đội ngũ cán bộ quản lý các trường THCS đã thực hiện nghiêm túc các văn bản chỉ đạo của ngành và các quy định của luật giáo dục, các chỉ thị của chính phủ. Trong q trình quản lí hoạt động bồi dưỡng giáo viên, các nhà quản lí ln bám sát mục tiêu giáo dục của Đảng, các chỉ thị đổi mới giáo dục của nhà nước, của Bộ giáo dục. Đã có những biện pháp quản lí tương đối phù hợp với điều kiện thực tế của đơn vị trường; chỉ đạo xây dựng kế hoạch, tổ chức lựa chọn những nội dung, phương pháp bồi dưỡng NLCM cho GV tương đối phù hợp với thực tế, đáp ứng được một phần yêu cầu dạy học trong điều kiện thực tế hiện nay.
Các nhà trường đã triển khai hoạt động bồi dưỡng bằng các văn bản cụ thể, được tổ chức chặt chẽ. Công tác bồi dưỡng NLCM được thực hiện theo các con đường:
- Động viên, khích lệ giáo viên tự học, tự bồi dưỡng thông qua nhiều kênh, điều này thể hiện ở chất lượng học sinh giỏi của huyện Hạ Hoà được giữ vững và nâng cao trong những năm qua. Thực tế, một bộ phận giáo viên giỏi đã tự nghiên cứu và tự bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ rất hiệu quả.
- Thông qua tổ chức các lớp tập huấn trực tiếp, thường kì hàng năm. - Khích lệ giáo viên đi đào tạo tại chức, nâng chuẩn.
- Tư vấn thúc đẩy sau kiểm tra toàn diện, kiểm tra chuyên đề của Phòng GD&ĐT, Ban giám hiệu các trường.
- Thông qua các cuộc thi giáo viên giỏi các cấp, hội thảo, hội giảng, sinh hoạt chuyên môn liên trường.
Hiệu trưởng các nhà trường đã có sự quan tâm đến cơ sở vật chất, trang thiết bị đã được chú ý đầu tư đủ cho hoạt động dạy và học trong các nhà trường đồng thời cũng là điều kiện vật chất để thực hiện được hoạt động bồi dưỡng giáo viên một cách thường xuyên.
Một số cán bộ quản lí đã biết sử dụng đội ngũ giáo viên cốt cán giúp đỡ đội ngũ giáo viên của nhà trường cùng tiến bộ. Thúc đẩy khả năng tự bồi dưỡng trong nhà trường, coi đó là địn bẩy nâng cao chất lượng giáo dục.
2.5.1.2. Nguyên nhân của những thành công
Nhận thức của đa số đội ngũ CBQL, giáo viên các trường THCS của huyện đã có nhiều thay đổi theo chiều hướng tích cực; ý thức trách nhiệm và đạo đức người thầy được mỗi CBQL, giáo viên trân trọng từ đó là động lực để phấn đấu học tập không ngừng nâng cao bản lĩnh chính trị và NLCM.
Hoạt động quản lý bồi dưỡng NLCM cho giáo viên đã được các cấp quản lý quan tâm, chỉ đạo. Các nhà trường đã xây dựng được khối đồn kết, nhất trí cao từ CBQL đến giáo viên. Đội ngũ CBQL, giáo viên được bố trí đủ về số lượng, chất lượng giáo viên từng bước được cải thiện.
Đội ngũ CBQL các nhà trường THCS của huyện cơ bản đã nắm vững Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04/11/2013 Hội nghị lần thứ tám Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện GD&ĐT; Nghị quyết số 44/NQ- CP ngày 09/06/2014 của Chính Phủ về việc Ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 29-QN/TW; Nghị quyết số 88/2014/QH13 ngày 28/11/2014 của Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam về đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông. Hiệu trưởng các nhà trường đã bám sát các văn bản chỉ đạo để tham mưu, chỉ đạo hoạt động chung của nhà trường cũng như hoạt động bồi dưỡng NLCM cho giáo viên để từng bước nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo theo đáp ứng được mục tiêu đề ra.
Các cấp quản lý đã có sự đầu tư về cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học; các điều kiện phục vụ cho hoạt động bồi dưỡng được quan tâm; khả năng ứng dụng tin học trong quản lý, dạy học, bồi dưỡng của mỗi CBQL, giáo viên từng bước được nâng lên.