2.2. Thực trạng bồi dƣỡng giáo viên THCS đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo
2.2.2. Thực trạng các nội dung bồi dưỡng giáo viên trường THCS huyện
Hạ Hịa, tỉnh Phú Thọ
Tìm hiểu thực trạng nội dung bồi dưỡng NLCM cho giáo viên THCS đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục trong giai đoạn hiện nay ở huyện Hạ Hoà, tỉnh Phú Thọ, tôi thu được kết quả như sau:
Bảng 2.3. Thực trạng các nội dung bồi dƣỡng giáo viên trƣờng THCS huyện Hạ Hòa, tỉnh Phú Thọ đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay
TT Nội dung bồi dƣỡng NLCM Tổng
số
Mức độ thực hiện Mức độ hiệu quả
Rất thường xuyên thường xun Đơi khi Ít khi Khơng bao giờ Rất hiệu quả Hiệu quả Bình thường Ít hiệu quả Khơng hiệu quả SL % SL % SL % SL % SL % SL % SL % SL % SL % SL %
1 Bồi dưỡng kỹ năng tổ chức hoạt động dạy học
theo hướng tiếp cận năng lực 142 0 0 28 19.7 35 24.6 40 28.2 39 27.5 0 0 17 12 38 26.8 42 29.6 45 31.6 2 Bồi dưỡng giáo viên về đổi mới chương trình
và sách giáo khoa 142 0 0 30 21.1 36 25.4 38 26.8 38 26.8 0 0 20 14.1 41 28.9 37 26.1 44 30.9 3 Bồi dưỡng năng lực tích hợp để dạy các nội
dung tích hợp 142 0 0 53 37.3 49 34.5 40 28.2 0 0 0 0 40 28.2 43 30.3 35 24.6 24 16.9
4 Bồi dưỡng năng lực đánh giá xếp loại HS 142 68 47.9 35 24.6 20 14.1 19 13.4 0 0 63 44.4 33 23.2 27 19 19 13.4 0 0 5 Bồi dưỡng năng lực làm việc đồng đội, phối
hợp (HS, phụ huynh, đồng nghiệp,...) 142 22 15.5 35 24.6 32 22.5 20 14.1 33 23.2 28 19.7 35 24.6 30 21.1 25 17.6 24 17 6 Bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động giáo
dục giá trị sống, kỹ năng sống cho học sinh 142 0 0 38 26.8 49 34.5 55 41.5 0 0 0 0 20 14.1 43 30.3 35 24.6 44 31 7 Bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động trải
nghiệm sáng tạo cho học sinh 142 0 0 25 17.6 39 27.5 35 24.6 43 30.3 0 0 20 14.1 43 30.3 35 24.6 44 31 8 Bồi dưỡng kỹ năng lập KHDH 142 32 22.5 35 24.6 45 31.7 30 21.1 0 0 28 19.7 35 24.6 30 21.1 25 17.6 24 17 9 Bồi dưỡng đổi mới PPDH 142 37 26.1 30 21.1 42 29.6 33 23.2 0 0 22 15.5 30 21.1 37 26.1 20 14.1 33 23.2 10 Bồi dưỡng nội dung đổi mới kiểm tra đánh
giá xếp loại học sinh 142 53 37.3 35 24.6 34 23.9 20 14.1 0 0 28 19.7 37 26.1 32 22.5 25 17.6 20 14.1 11 Bồi dưỡng cách thức tổ chức sinh hoạt chun
mơn, nhóm chun mơn 142 30 21.1 27 19 32 22.5 33 23.2 20 14.1 28 19.7 37 26.1 32 22.5 25 17.6 20 14.1 12
Bồi dưỡng năng lực sử dụng phương tiện kỹ
Kết quả bảng 2.3 cho thấy: Các nội dung bồi dưỡng NLCM đưa ra trong phiếu khảo sát là những nội dung cơ bản được các nhà trường quan tâm triển khai. Tuy nhiên mỗi nội dung được triển khai với mức độ khác nhau, có những nội dung được quan tâm triển khai rất thường xuyên và đem lại hiệu quả cao; có những nội dung mới chỉ dừng lại ở mức độ ''ít khi'', nhất là những nội dung mới.
Các nội dung được đánh giá mức độ thực hiện cao là những nội dung giáo viên hay áp dụng hàng ngày khi lên lớp, vận dụng nhiều trong thực tiễn. Đó là các nội dung: Bồi dưỡng năng lực đánh giá, xếp loại học sinh được đánh giá là mức độ thực hiện cao nhất (47,9 %); ngoài ra các nhà trường đã chú trọng đến bồi dưỡng năng lực tích hợp để dạy các nội dung tích hợp cũng được triển khai thực hiện tốt
(rất thường xuyên: 37,3 %; thường xuyên: 34,5 %); nội dung bồi dưỡng đổi mới
kiểm tra đánh giá xếp loại học sinh cũng được CBQL, GV đánh giá mức độ thực hiện cao (rất thường xuyên: 37,3 %; thường xuyên: 24,6 %)
Những nội dung còn chưa được quan tâm, tổ chức bồi dưỡng cho giáo viên đó là các năng lực tổ chức hoạt động giáo dục giá trị sống, kỹ năng sống; năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo cho học sinh mặc dù đây là những năng lực quan trọng, đòi hỏi người giáo viên cần phải có để đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục trong gian đoạn hiện nay.
Qua bảng số liệu cho thấy các mức độ thực hiện những nội dung cịn dàn trải, chưa thống nhất. Điều đó cho thấy ở mỗi trường khác nhau công tác quản lý chỉ đạo tổ chức bồi dưỡng cũng khác nhau, chưa có sự thống nhất về nội dung bồi dưỡng.
Về mức độ hiệu quả: Kết quả bảng 2.5 cho thấy các nội dung được triển khai với mức độ cao được đánh giá hiệu quả cao hơn, tuy nhiên cũng chỉ tập trung vào những nội dung giáo viên hay được tiếp cận, sử dụng hàng ngày khi lên lớp, đó là những kiến thức, kỹ năng rất cơ bản, như kỹ năng kiểm tra đánh giá, xếp loại học sinh, kỹ năng tổ chức dạy học tích hợp, kỹ năng lập kế hoạch dạy học... Những nội dung mới nhằm trang bị cho giáo viên những kiến thức, kỹ năng tổ chức các hoạt động để giúp học sinh phát triển toàn diện như kỹ năng dạy học theo hướng tiếp cận năng lực, kỹ năng tổ chức các hoạt động giáo dục giá trị sống, hoạt động trải ngiệm sáng tạo hiệu quả giáo dục chưa cao. Đặc biệt là nội dung bồi dưỡng giáo viên về đổi mới chương trình sách giáo khoa mức độ thực hiện cịn thấp (26,8 %); hiệu quả
của nội dung này cũng được đánh giá thấp (có 26,1 % đánh giá ít hiệu quả; 30,9 %
đánh giá không hiệu quả). Nội dung bồi dưỡng cho giáo viên về đổi mới chương
trình sách giáo khoa là một trong những nội dung quan trọng trong mục tiêu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục, đây là một nội dung cần được quan tâm bồi dưỡng.
Từ bảng số liệu đánh giá mức độ thực hiện và mức độ hiệu quả của các nội dung bồi dưỡng NLCM cho giáo viên để đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục cho thấy còn nhiều những hạn chế, chưa có sự thống nhất chỉ đạo chung. Công tác triển khai từ các cấp quản lý cịn mang tính hình thức, hoạt động tổ chức bồi dưỡng, lựa chọn nội dung bồi dưỡng ở mỗi trường cịn có nhiều khác nhau, có trường triển khai thực hiện tốt, có trường vẫn chưa chú trọng đến hoạt động bồi dưỡng NLCM cho giáo viên, nội dung bồi dưỡng còn nghèo nàn chưa đáp ứng được yêu cầu dạy học hiện nay. Do vậy hoạt động bồi dưỡng chưa mang lại hiệu quả như mong muốn.