Thực trạng nhận thức của đội ngũ giáo viên về tầm quan trọng của

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động bồi dưỡng giáo viên trường trung học cơ sở huyện hạ hòa, tỉnh phú thọ trong bối cảnh đổi mới giáo dục (Trang 55 - 56)

2.2. Thực trạng bồi dƣỡng giáo viên THCS đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo

2.2.1. Thực trạng nhận thức của đội ngũ giáo viên về tầm quan trọng của

hoạt động bồi dưỡng giáo viên đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục

Tìm hiểu nhận thức của đội ngũ GV về tầm quan trọng của hoạt động bồi dưỡng năng lực chuyên môn cho giáo viên đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục, tôi thu được kết quả như sau:

Bảng 2.2. Thực trạng nhận thức của đội ng giáo viên về tầm quan trọng của hoạt động bồi dƣỡng giáo viên đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục

TT Nội dung đánh giá Tổng

số Hoàn toàn đồng ý Đồng ý Không đồng ý SL % SL % SL % 1

Thông qua hoạt động bồi dưỡng NLCM cho giáo viên để tuyên truyền về những chủ trương, đường lối, quan điểm đổi mới của Đảng và Nhà nước về giáo dục

128 91 71,1 37 28,9 0 0,0

2

Bồi dưỡng NLCM cho giáo viên thường xuyên là cơ sở để trang bị cho giáo viên những kiến thức, kỹ năng mới

128 73 57,1 55 42,9 0 0,0

3

Bồi dưỡng NLCM cho giáo viên thường xuyên để nâng cao chất lượng dạy học, chất lượng giáo dục trong nhà trường đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục

128 64 50,0 37 28,9 27 21,1

4 Bồi dưỡng NLCM cho giáo viên là cơ

sở để đánh giá chất lượng đội ngũ GV 128 72 56,3 29 22,7 27 21,0 Kết quả khảo sát cho thấy: Đa số GV đều nhất trí quan điểm bồi dưỡng NLCM cho giáo viên nhằm mục đích tuyên truyền những chủ trương, đường lối, những quan

mức độ hoàn toàn đồng ý), là cơ sở để trang bị cho giáo viên những kiến thức, kỹ năng mới, góp phần nâng cao chất lượng giáo dạy học, giáo dục trong nhà trường đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản toàn diện giáo dục (57,1 % GV đánh giá ở mức độ hoàn toàn đồng ý, 42,9 % GV đánh giá ở mức độ đồng ý). Thông qua hoạt động bồi dưỡng giúp nhà quản lý đánh giá chất lượng đội ngũ, từ đó đưa ra các biện pháp bồi dưỡng NLCM cho giáo viên (GV lựa chọn mức độ hoàn toàn đồng ý 56,3 %, đồng ý 22,7 %); Việc bồi dưỡng NLCM cho giáo viên thường xuyên để nâng cao chất lượng dạy học, chất lượng giáo dục trong nhà trường đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục trong bối cảnh hiện nay được 50 % GV hoàn toàn đồng ý và 28,9 % GV đồng ý.

Vẫn còn một bộ phận GV chưa đánh giá đúng tầm quan trọng của hoạt động bồi dưỡng NLCM cho giáo viên. Có 21,1 % GV khơng đồng ý với nội dung "Bồi dưỡng NLCM cho giáo viên thường xuyên để nâng cao chất lượng dạy học, chất lượng giáo dục trong nhà trường đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục"; 21,0 % GV

không đồng ý với nội dung "Bồi dưỡng NLCM cho giáo viên là cơ sở để đánh giá

chất lượng đội ngũ GV". Kết quả khảo sát trên cho thấy, một bộ phận GV chưa đề

cao vai trò của hoạt động bồi dưỡng NLCM. Đây là một hạn chế không nhỏ trong công tác chỉ đạo tổ chức hoạt động bồi dưỡng NLCM cho giáo viên, đòi hỏi Hiệu trưởng các trường cần có sự tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức cho đội ngũ GV về tầm quan trọng của hoạt động này.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động bồi dưỡng giáo viên trường trung học cơ sở huyện hạ hòa, tỉnh phú thọ trong bối cảnh đổi mới giáo dục (Trang 55 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)