Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh THCS

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống thông qua hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở các trường trung học cơ sở trong bối cảnh hiện nay (Trang 30 - 34)

1.3.1.1. Sự cần thiết

Sự cần thiết giáo dục kỹ năng sống cho học sinh THCS được xem xét theo các phương diện: theo yêu cầu của xã hội, theo quan điểm giáo dục, theo góc độ văn hố, chính trị và theo u cầu phát triển bền vững.

* Xét theo yêu cầu xã hội

Do đặc điểm của xã hội hiện nay với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học cơng nghệ và tin học, sự hình thành và phát triển KNS đã trở thành một yêu cầu quan trọng của nhân cách con người hiện đại. Hội nghị Giáo dục thế giới họp tại Senegan (tháng 4 năm 2000) đã thông qua kế hoạch hành động Giáo dục cho mọi người (Kế hoạch hành động Dakar)[31, tr 39] gồm 6 mục tiêu lớn. Trong đó mục tiêu 3 đã chỉ rõ: “Đảm bảo nhu cầu học tập của tất cả

thế hệ trẻ và người lớn được đáp ứng thơng qua bình đẳng tiếp cận với các chương trình học tập và chương trình KNS thích hợp”. Mục tiêu này đã yêu

cầu các quốc gia phải đảm bảo cho người học được tiếp cận những chương trình kỹ năng sống phù hợp. Ngồi ra mục tiêu 6 của chương trình cũng khẳng định: “Nâng cao toàn bộ các mặt của chất lượng giáo dục và đảm bảo có thể

vậy chất lượng của giáo dục được đánh giá bằng thước đo của việc hình thành và phát triển các KNS cơ bản cho người học.

* Xét từ góc độ giáo dục

KNS của người học là một biểu hiện của chất lượng giáo dục. Trong mục tiêu 6 của Kế hoạch hành động Dakar về giáo dục cho mọi người KNS được coi là một khía cạnh của chất lượng giáo dục, đánh giá chất lượng giáo dục cần tính đến những tiêu chí đánh giá KNS của người học. Điều đó có nghĩa là tiến hành giáo dục KNS để nâng cao chất lượng giáo dục. Giáo dục kỹ năng sống là thực hiện quan điểm hướng vào người học, một mặt đáp ứng nhu cầu của người học là có năng lực để đáp ứng những thách thức của cuộc sống và nâng cao chất lượng cuộc sống của mỗi cá nhân. Mặt khác, thực hiện giáo dục KNS thông qua những phương pháp hướng đến người học và phương pháp dạy học tương tác, cùng tham gia để đề cao vai trò tham gia chủ động, tự giác của người học. Các phương pháp đó sẽ có những tác động tích cực tới những mối quan hệ người dạy và người học, người học với người học. Đồng thời người học cảm thấy họ được tham gia vào các vấn đề có liên quan đến cuộc sống của bản thân, họ sẽ thích thú và tích cực học tập hơn. Như vậy giáo dục KNS cho người học đồng thời thể hiện tính khoa học và tính nhân văn của giáo dục.

* Xét từ góc độ văn hố, chính trị

Giáo dục KNS góp phần giải quyết một cách tích cực nhu cầu và quyền con người, quyền công dân được ghi trong pháp luật Việt Nam và quốc tế. Giáo dục KNS giúp con người sống an tồn, lành mạnh có chất lượng trong xã hội hiện đại với văn hoá đa dạng và với nền kinh tế phát triển, thế giới được coi là một mái nhà chung, mỗi con người được coi trọng với tư cách là "Cơng dân tồn cầu".

Giáo dục KNS dựa trên cách tiếp cận năng lực. Mục tiêu của giáo dục KNS không chỉ dừng lại ở việc làm thay đổi nhận thức bằng cách cung cấp thông tin, tri thức mà tập trung vào mục tiêu xây dựng hoặc làm thay đổi hành vi theo hướng tích cực, mang tính xây dựng đối với các vấn đề đặt ra trong cuộc sống. Giáo dục KNS giúp người học hiểu được những tác động mà hành vi và thái độ của mình có thể gây ra, có thái độ và hành vi tích cực đối với mơi trường, đối với các vấn đề của cuộc sống. Người có KNS biết ứng dụng những nguyên tắc phát triển bền vững vào cuộc sống của mình. Giáo dục KNS là trang bị cho người học một chiếc cầu nối giữa hiện tại với tương lai, giúp họ thích ứng với cuộc sống hiện đại không ngừng biến đổi.

Trong số 15 nội dung cơ bản về giáo dục vì sự phát triển bền vững đã được UNESCO xác định thì có rất nhiều nội dung thống nhất với giáo dục KNS để giải quyết những vấn đề cụ thể như: quyền con người, hồ bình và an ninh, bình đẳng giới, đa dạng văn hố và hiểu biết về giao lưu văn hoá, sức khoẻ, HIV/AIDS, các nội dung về bảo vệ môi trường, giảm nghèo, tinh thần và trách nhiệm tập thể. Đồng thời hình thành được những KNS cốt lõi như kỹ năng đặt mục tiêu, kỹ năng xác định giá trị, kỹ năng ra quyết định, giải quyết vấn đề, kỹ năng kiên định giúp cho mỗi cá nhân có thể định hướng tới cuộc sống lành mạnh phù hợp với các giá trị sống của xã hội. Bên cạnh những KNS cốt lõi trên, những KNS chung như tư duy phê phán, tư duy sáng tạo, thiện chí, suy nghĩ tích cực còn được áp dụng vào giải quyết các nội dung cụ thể để tạo ra sự phát triển bền vững.

1.3.1.2. Nguyên tắc giáo dục kỹ năng sống cho học sinh THCS

Để giáo dục KNS cho học sinh THCS đạt hiệu quả cần phải chú ý đến các nguyên tắc sau đây:

* Nguyên tắc tương tác: KNS khơng thể được hình thành qua việc

động, thực hiện tương tác với giáo viên (tương tác thầy - trò) và với nhau (tương tác trị - trị) trong q trình giáo dục.

* Nguyên tắc trải nghiệm: Học sinh cần được đặt vào các tình huống

cụ thể để trải nghiệm và thực hành.

* Nguyên tắc tiến trình: Các KNS khơng thể được hình thành trong

"ngày một, ngày hai" mà nó địi hỏi phải có cả một q trình lâu dài biến đổi từ nhận thức đến thay đổi hành vi.

* Nguyên tắc thay đổi hành vi: Mục đích cao nhất của giáo dục KNS

là giúp người học thay đổi hành vi theo hướng tích cực, theo những chuẩn mực mà xã hội đặt ra.

* Nguyên tắc thời gian: Giáo dục KNS cần được thực hiện ở mọi nơi,

mọi lúc, trong gia đình, nhà trường, xã hội và phải được thực hiện càng sớm càng tốt.

1.3.1.3. Các hình thức giáo dục KNS cho học sinh THCS

Việc giáo dục KNS cho học sinh THCS có thể được tổ chức dưới những hình thức chủ yếu sau đây:

* Thực hiện thơng qua các chương trình, các dự án hợp tác quốc tế.

Việc giáo dục KNS thơng qua khn khổ các dự án nên tính bền vững không cao, chỉ được thực hiện trong những khoảng thời gian nhất định. Ở Việt Nam đã thực hiện một số dự án hợp tác quốc tế sau: (Nguồn: Dự án phát triển giáo dục THCS II).

- Dự án "Giáo dục KNS bảo vệ sức khoẻ, phòng chống HIV/AIDS trong trường học" thực hiện từ năm 1996 - 2000, triển khai ở 7 tỉnh, thành phố.

- Dự án "Giáo dục sống khoẻ mạnh và KNS" triển khai ở 10 tỉnh, thành phố từ năm 2001 - 2005.

- Dự án "Trẻ với trẻ" được thực hiện ở một số trường THCS, THPT tỉnh Yên Bái.

- Dự án "Giáo dục phịng chống xâm hại tình dục trẻ em" thực hiện ở một số trường THCS Hà Nội.

* Tích hợp giáo dục KNS trong một số mơn học có tiềm năng như: mơn Giáo dục công dân, Công nghệ, Ngữ văn, Lịch sử, Địa lý, Sinh học, ...

* Tổ chức lồng ghép vào các hoạt động ngoại khoá, hoạt động GDNGLL của nhà trường.

* Tổ chức dạy học tự chọn tức là dạy thành một mơn học riêng.

Trong các hình thức tổ chức giáo dục KNS cho học sinh THCS nêu trên thì hình thức lồng ghép giáo dục KNS vào các hoạt động ngoại khoá, hoạt động GDNGLL của nhà trường là đạt hiệu quả cao nhất vì nó thu hút sự hào hứng tham gia của học sinh, đồng thời thơng qua các hoạt động học sinh sẽ có nhiều cơ hội để trải nghiệm, cũng như tương tác với những người xung quanh.

1.3.1.4. Lợi ích của giáo dục KNS mang lại cho học sinh THCS

Giáo dục KNS cho học sinh THCS sẽ đem đến những lợi ích sau đây: - Giúp các em có được các kỹ năng thực tế để ứng xử một cách có hiệu quả và tự tin trong việc xử lý các tình huống của cuộc sống hàng ngày, hiểu được trách nhiệm đối với bản thân, gia đình và cộng đồng.

- Giúp các em hình thành và thay đổi hành vi nhất là các hành vi liên quan đến sức khoẻ và cuộc sống khoẻ mạnh của bản thân.

- Giáo dục KNS còn giúp người học có khả năng xây dựng các mối quan hệ tích cực và hợp tác với mọi người xung quanh.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống thông qua hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở các trường trung học cơ sở trong bối cảnh hiện nay (Trang 30 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)