Tăng cường và đổi mới công tác kiểm tra, đánh giá, rút kinh nghiệm việc tổ chức thực hiện các hoạt động giáo dục KNS thông qua hoạt động

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống thông qua hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở các trường trung học cơ sở trong bối cảnh hiện nay (Trang 87 - 89)

7 Nhà trẻ, trường mẫu giáo 10-801 206-8129 239-

3.2.7. Tăng cường và đổi mới công tác kiểm tra, đánh giá, rút kinh nghiệm việc tổ chức thực hiện các hoạt động giáo dục KNS thông qua hoạt động

việc tổ chức thực hiện các hoạt động giáo dục KNS thông qua hoạt động GDNGLL.

. * Mục tiêu của biện pháp:

Tăng cường và đổi mới công tác kiểm tra, đánh giá, rút kinh nghiệm giúp điều chỉnh kế hoạch, nội dung, phương pháp tổ chức thực hiện các hoạt động giáo dục KNS thông qua hoạt động GDNGLL sao cho phù hợp với điều kiện thực tế của nhà trường, của địa phương.

Thông qua kiểm tra, đánh giá phát hiện nhân tố tích cực, các mơ hình hoạt động giáo dục KNS có hiệu quả để triển khai nhân rộng.

* Nội dung và cách thức thực hiện:

Đánh giá kết quả hoạt động giáo dục KNS là một khâu không thể thiếu được trong quá trình tổ chức hoạt động giáo dục KNS nhằm xem xét, nhận định những kết quả đạt được về mặt kiến thức, kỹ năng, hành vi, thái độ ứng xử, những tiến bộ và hạn chế của học sinh sau mỗi quá trình hoạt động. Đánh giá kết quả hoạt động giáo dục KNS của HS cần tập trung vào những nội dung sau:

+ Bám sát chuẩn kỹ năng và thái độ hoạt động giáo dục KNS theo từng chủ điểm, của từng khối lớp.

+ Bám sát mục tiêu của từng hoạt động cụ thể. + Đánh giá kết quả từng nội dung hoạt động cụ thể.

+ Đánh giá sự hài lòng, hứng thú của học sinh khi tham gia hoạt động. Đánh giá kết quả hoạt động giáo dục KNS thông qua hoạt động GDNGLL cần chú ý đến đặc điểm hình thành KNS, các nguyên tắc về giáo dục KNS cho học sinh trong nhà trường phổ thông: tương tác, trải nghiệm, tiến trình, thay đổi hành vi, thời gian - mơi trường giáo dục. Do đó khơng thể nóng vội trong đánh giá kết quả giáo dục KNS trong hoạt động GDNGLL, càng không thể đánh giá dựa trên một vài hoạt động tiêu biểu, và cần tập trung vào các nội dung sau:

- Sự thành thục của học sinh trong việc ứng dụng các KNS vào những điều kiện, hồn cảnh thích hợp.

- Sự thay đổi hành vi, sự tiến bộ so với chính bản thân cá nhân người học đó.

Về hình thức đánh giá, có thể sử dụng các hình thức sau:

- Tự đánh giá của học sinh: thông qua trả lời phỏng vấn, trả lời các phiéu hỏi đóng mở kết hợp, trình bày ý kiến cảm tưởng trực tiếp tại chỗ sau hoạt động, viết bản thu hoạch của cá nhân, của nhóm.

- Đánh giá của giáo viên, ban tổ chức, chun gia: thơng qua hình thức trực tiếp (quan sát, phỏng vấn, ghi chép tại hiện trường) hoặc hình thức gián tiếp qua phiếu hỏi, qua khảo sát, qua sản phẩm của học sinh.

- Kết hợp sự đánh giá của giáo viên, chuyên gia với đánh giá của học sinh. Việc sử dụng kết quả đánh giá hoạt động nhằm mục đích:

- Để khẳng định mức độ đạt được hay chưa đạt được của học sinh về mặt nhận thức, kỹ năng, thái độ và định hướng giá trị so với yêu cầu đặt ra của mục tiêu hoạt động; mức độ trưởng thành của mỗi HS sau từng hoạt động. - Để phục vụ cho việc đưa ra các quyết định đánh giá và xếp loại hạnh kiểm HS cuối mỗi học kỳ, năm học.

- Để kích thích tính tích cực chủ động, sáng tạo của HS và tập thể HS nỗ lực vươn lên trong rèn luyện, trong học tập và hoạt động xã hội nhằm phát triển nhân cách toàn diện.

* Điều kiện thực hiện biện pháp:

Nhà trường cần xây dựng hệ thống các tiêu chí đánh giá kết quả giáo dục KNS của học sinh, hệ thống các cơng cụ và hình thức kiểm tra đánh giá, thang đo thái độ phù hợp với từng loại hình hoạt động.

- Bồi dưỡng, đào tạo tập huấn kỹ năng kiểm tra, đánh giá KNS cho đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên.

- Có biện pháp xử lý tốt các kết quả kiểm tra, đánh giá để tác động trở lại khâu tập huấn, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên tham gia giáo dục KNS và góp phần điều chỉnh nội dung và cách thức tổ chức hoạt động GDNGLL theo định hướng giáo dục KNS phù hợp với thực tế hơn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống thông qua hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở các trường trung học cơ sở trong bối cảnh hiện nay (Trang 87 - 89)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)