KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống thông qua hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở các trường trung học cơ sở trong bối cảnh hiện nay (Trang 103 - 105)

1. Kết luận

Từ các kết quả nghiên cứu thu đƣợc đã phân tích ở trên, có thể rút ra các kết luận sau:

1.1. Giáo dục KNS cho học sinh là quá trình hình thành, rèn luyện hoặc thay đổi các hành vi của các em theo hướng tích cực, phù hợp với mục tiêu phát triển toàn diện nhân cách học sinh.

Quản lý hoạt động giáo dục KNS thông qua hoạt động GDNGLL ở trường THCS là tác động của hiệu trưởng đến tập thể giáo viên và các lực lượng giáo dục trong, ngoài nhà trường nhằm tổ chức thực hiện kế hoạch, nội dung hoạt động giáo dục KNS thơng qua hoạt động GDNGLL một cách có hiệu quả, hướng tới mục tiêu phát triển toàn diện nhân cách cho học sinh. 1.2. Nhận thức của đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên về vị trí, vai trị, tầm quan trọng của hoạt động giáo dục KNS đối với việc nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh về cơ bản là đúng đắn. Đa số nhận thức đúng về vị trí, vai trị của người giáo viên chủ nhiệm trong việc tổ chức hoạt động giáo dục KNS thông qua hoạt động GDNGLL.

Hầu hết học sinh đều rất hứng thú đối với các hoạt động giáo dục KNS, tích cực chủ động tham gia vào việc thiết kế và triển khai các nội dung hoạt động. Các hình thức tổ chức hoạt động giáo dục KNS thông qua hoạt động GDNGLL được sử dụng đa dạng, phong phú.

1.3. Việc triển khai các biện pháp quản lý hoạt động giáo dục KNS thông qua hoạt động GDNGLL ở các trường THCS quận Lê Chân khá tốt. Tuy nhiên vẫn chưa có sự đầu tư thoả đáng về các điều kiện cơ sở vật chất và các phương tiện phục vụ hoạt động này. Một số trường vẫn còn lúng túng trong việc kiểm tra đánh giá kết quả hoạt động. Việc tổ chức hoạt động giáo dục KNS thông qua hoạt động GD NGLL ở các trường hiện nay còn gặp nhiều

KNS và giáo dục KNS cịn có những hạn chế nhất định; Năng lực triển khai giáo dục KNS của giáo viên còn nhiều hạn chế, các điều kiện cơ sở vật chất phục vụ cho hoạt động giáo dục KNS còn thiếu thốn.

1.4. Muốn nâng cao hiệu quả hoạt động giáo dục KNS thông qua hoạt động GDNGLL cho học sinh THCS cần thực hiện tốt các biện pháp sau:

- Xác định rõ mục đích hoạt động giáo dục KNS thơng qua hoạt động GDNGLL ở trường THCS.

- Tuyên truyền nâng cao nhận thức về vai trò của giáo dục KNS và hoạt động GDNGLL cho cán bộ, giáo viên, học sinh và cha mẹ học sinh.

- Tăng cường hiệu quả hoạt động của các lực lượng quản lý hoạt động giáo dục KNS trong nhà trường.

- Tổ chức tập huấn về KNS và rèn luyện kỹ năng tổ chức hoạt động GDNGLL có lồng ghép KNS cho đội ngũ giáo viên và cộng tác viên.

- Đa dạng hố các hình thức tổ chức hoạt động giáo dục KNS học sinh được rèn luyện các KNS nhiều nhất.

- Chuẩn bị tốt các điều kiện cơ sở vật chất và phương tiện phục vụ việc tổ chức hoạt động.

- Tăng cường và đổi mới công tác kiểm tra, đánh giá, rút kinh nghiệm việc tổ chức thực hiện các hoạt động giáo dục KNS thông qua hoạt động GDNGLL.

1.5. Khảo sát ý kiến đánh giá của các chuyên gia, cán bộ quản lý và giáo viên THCS, kết quả thực nghiệm 2 biện pháp: "Đa dạng hố các hình giáo viên THCS, kết quả thực nghiệm 2 biện pháp: "Đa dạng hố các hình thức tổ chức hoạt động giáo dục KNS để học sinh được rèn luyện các KNS nhiều nhất"; "Tổ chức tập huấn về KNS và rèn luyện kỹ năng tổ chức hoạt động GDNGLL có nội dung KNS cho đội ngũ giáo viên, cộng tác viên" cho

thấy: các biện pháp đã đề xuất đều cấp thiết và khả thi; có thể triển khai các biện pháp này để nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động giáo dục KNS thông qua hoạt động GDNGLL tại các trường THCS trên địa bàn quận Lê Chân, thành phố Hải Phòng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống thông qua hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở các trường trung học cơ sở trong bối cảnh hiện nay (Trang 103 - 105)