Thử nghiệm các biện pháp quản lý hoạt động giáo dục KNS thông qua hoạt động GDNGLL ở trường THCS.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống thông qua hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở các trường trung học cơ sở trong bối cảnh hiện nay (Trang 98 - 103)

7 Nhà trẻ, trường mẫu giáo 10-801 206-8129 239-

3.4.2. Thử nghiệm các biện pháp quản lý hoạt động giáo dục KNS thông qua hoạt động GDNGLL ở trường THCS.

qua hoạt động GDNGLL ở trường THCS.

Căn cứ vào mục đích nghiên cứu của luận văn và điều kiện thực tế của các đối tượng thực nghiệm, chúng tôi đã lựa chọn thử nghiệm hai trong số các biện pháp đã được đề xuất và đã được điều chỉnh sau khi trưng cầu ý kiến các đối tượng về tính cần thiết và khả thi của chúng tại trường THCS Tô Hiệu - Quận Lê Chân - Thành phố Hải Phịng trong bối cảnh hiện nay.

3.4.2.1. Mục đích thực nghiệm.

Khẳng định tính khả thi và hiệu quả của các biện pháp quản lý hoạt động giáo dục KNS thông qua hoạt động GDNGLL ở trường THCS.

3.4.2.2. Đối tượng thực nghiệm

Tiến hành thực nghiệm hai trong số các biện pháp quản lý đã đề xuất tại trường THCS Tô Hiệu - Quận Lê Chân - Thành phố Hải Phòng với đối tượng là học sinh khối 6 đã lựa chọn thực hiện trong năm học 2012 - 2013.

3.4.2.3. Nội dung thực nghiệm.

Lựa chọn tổ chức thực nghiệm với hai biện pháp:

* Đa dạng hố mơi trường hoạt động, các hình thức tổ chức hoạt động giáo dục KNS thông qua hoạt động GDNGLL để học sinh được rèn luyện các KNS nhiều nhất.

* Tổ chức tập huấn về KNS và rèn luyện kỹ năng tổ chức hoạt động giáo dục KNS cho đội ngũ giáo viên, cộng tác viên.

Đánh giá hiệu quả của các biện pháp quản lý hoạt động giáo dục KNS thơng qua hoạt động GDNGLL kết quả hình thành và rèn luyện KNS của học sinh. Kết quả thực nghiệm cần được so sánh với đối chứng để làm rõ giả thuyết thực nghiệm. Cách tiến hành thực nghiệm chủ yếu dựa theo chương trình kế hoạch của nhà trường về hoạt động giáo dục KNS.

3.4.2.5. Kết quả thực nghiệm.

Chúng tôi đã chọn 2 lớp 7B1 và 7B4 của trường THCS Tơ Hiệu để tiến hành thực nghiệm. Trong dó:

Lớp thực nghiệm: 7B1 GVCN: Trần Văn Quang Lớp đối chứng : 7B4 GVCN: Phạm Bích Huyền

Đối với lớp 7B1 do Thầy giáo Trần Văn Quang chủ nhiệm, nhà trường cử GVCN của lớp đi tập huấn, bồi dưỡng về nội dung phương pháp và các kỹ thuật dạy học tích cực áp dụng vào giáo dục KNS, đồng thời tổ chức các hoạt động giáo dục KNS thông qua hoạt động GDNGLL của lớp dưới nhiều hình thức, mơi trường và nội dung khác nhau. Cụ thể là:

- Tổ chức cuộc thi "Tuổi teen với KNS" nhằm rèn các kỹ năng trình bày suy nghĩ, kỹ năng tự tin, kỹ năng giao tiếp ứng xử….

- Tổ chức các cuộc thi đấu thể thao, trò chơi vận động trong giờ ra chơi rèn kỹ năng ứng phó với khó khăn, kỹ năng hợp tác…..

- Tổ chức dã ngoại, cắm trại tại quê hương Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm rèn kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng xây dựng kế hoạch và kỹ năng quyết định….

- Tổ chức giao lưu văn hố thế giới dưới hình thức cuộc thi "Tơi là cơng dân tồn cầu" rèn kỹ năng tự tin, kỹ năng lắng nghe và phản hồi….

- Tổ chức giao lưu trực tuyến với học sinh 10 trường THCS thành phố Jakarta và học sinh trường Springfield thuộc thành phố Porthmouth Vương quốc Anh rèn kỹ năng giao tiếp, kỹ năng trình bày ý tưởng…

- Phối hợp với trường đào tạo huấn luyện nghiệp vụ đoàn thành phố tổ chức cho học sinh tham gia "Học kỳ Quân đội hè 2013" để rèn luyện kỹ năng đương đầu với thách thức, kỹ năng ứng phó với stress…..

Trong quá trình tổ chức hoạt động, lớp thực nghiệm 7B1 cịn được các chuyên gia công ty DOM (Một công ty chuyên đào tạo KNS) theo dõi, tư vấn về phương pháp, hình thức tổ chức hoạt động.

Sau quá trinh thực nghiệm, chúng tôi tổ chức buổi tọa đàm về môi trường với chủ đề "Làm sao để Hồ sen có Sen" một nơi đang bị ơ nhiễm mơi trường nghiêm trọng ở địa bàn quận Lê Chân để 2 đội đại diện cho 2 tập thể 7B1 và 7B4 trình bày ý tưởng. Từ đó, chúng tơi đánh giá các kỹ năng của học sinh thực hiện trong buổi tọa đàm. Kết quả đánh giá khả năng thực hành 5 KNS quan trọng của học sinh ở lớp 7B1 và 7B4 chúng tôi nhận thấy:

- Với lớp 7B4 (khơng có sự tác động của hai biện pháp quản lý) khả năng thực hành các KNS của học sinh cịn yếu, khơng có sự khác biệt lớn về khả năng thực hành giữa các KNS. Đặc biệt kỹ năng ra quyết định là kém nhất.

- Với lớp 7B1 (chịu sự tác động của hai biện pháp quản lý) khả năng thực hành các KNS của học sinh được nâng lên rõ rệt, đồng thời đã có sự khác biệt khá lớn về khả năng thực hành giữa các KNS của học sinh. Thông qua việc đa dạng hố các hình thức hoạt động, kỹ năng hợp tác và kỹ năng giao tiếp của học sinh có tiến bộ nhiều nhất, tiếp đến là kỹ năng ra quyết định, hai kỹ năng cịn lại cũng có sự chuyển biến về khả năng thực hành của học sinh tuy nhiên thấp hơn, điều này chứng tỏ rèn luyện KNS cần chú ý đến việc nhắc lại, ôn luyện lại các KNS đã học. Mặt khác việc GVCN của lớp 7B1 được cử đi tập huấn, bồi dưỡng về nội dung phương pháp và các kỹ thuật dạy học tích cực áp dụng vào giáo dục KNS đã góp phần khơng nhỏ vào việc nâng cao hiệu quả của hoạt động GDNGLL, đồng thời là điều kiện thuận lợi để thực hiện việc đa dạng hố các hình thức tổ chức hoạt động giáo dục KNS có chiều sâu hơn.

Như vậy, kết quả thực nghiệm trên đã chứng tỏ hai biện pháp quản lý đề xuất góp phần nâng cao chất lượng giáo dục KNS cho học sinh thơng qua hoạt động GDNGLL và có khả năng thực thi trong thực tế.

Tiểu kết chƣơng 3

Trên cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý hoạt động giáo dục KNS thơng qua hoạt động GDNGLL ở trường THCS, có thể đề ra bảy biện pháp quản lý hoạt động giáo dục KNS ở các trường THCS trên địa bàn quận Lê Chân như sau:

1. Xác định rõ mục đích hoạt động giáo dục KNS thơng qua hoạt động GDNGLL ở trường THCS trong bối cảnh hiện nay.

2. Tuyên truyền nâng cao nhận thức về vai trị của hoạt động giáo dục KNS thơng qua hoạt động GDNGLL cho cán bộ, giáo viên, học sinh.

3. Tổ chức tập huấn về KNS và rèn luyện kỹ năng tổ chức hoạt động giáo dục KNS thông qua hoạt động GDNGLL cho đội ngũ giáo viên, cộng tác viên.

4. Tăng cường hiệu quả hoạt động của các lực lượng quản lý hoạt động giáo dục KNS trong nhà trường.

5. Đa dạng hố các hình thức tổ chức hoạt động giáo dục KNS để học sinh được rèn luyện các KNS nhiều nhất.

6. Chuẩn bị tốt các điều kiện cơ sở vật chất và phương tiện phục vụ việc tổ chức hoạt động giáo dục KNS thông qua hoạt động GDNGLL.

7. Tăng cường và đổi mới công tác kiểm tra, đánh giá, rút kinh nghiệm việc tổ chức thực hiện các hoạt động giáo dục KNS thông qua hoạt động GDNGLL trong nhà trường.

Các biện pháp trên có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Các cán bộ quản lý được hỏi ý kiến về tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp quản lý hoạt động giáo dục KNS thông qua hoạt động GDNGLL đều khẳng định: bảy biện pháp đã đề xuất đều cần thiết, hợp lý và khả thi.

Kết quả thực nghiệm hai trong số bảy biện pháp đã đề xuất tại trường THCS Tô Hiệu một lần nữa khẳng định khả năng triển khai thực hiện có kết quả các biện pháp quản lý để nâng cao chất lượng của hoạt động giáo dục KNS thông qua hoạt động GDNGLL ở các trường THCS hiện nay.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống thông qua hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở các trường trung học cơ sở trong bối cảnh hiện nay (Trang 98 - 103)