sống thơng qua hoạt động giáo dục ngồi giờ lên lớp ở các trường THCS
1.3.3.1. Mục tiêu của quản lý
Mục tiêu của quản lý hoạt động Giáo dục KNS thông qua hoạt động GDNGLL ở trường THCS là nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả của việc tổ chức hoạt động giáo dục KNS, nhằm giúp HS có những hiểu biết về các giá trị truyền thống của dân tộc, biết tiếp thu những giá trị tốt đẹp của nhân loại. Bên cạnh việc củng cố, mở rộng kiến thức đã học trên lớp, còn giúp HS nhận thức rõ trách nhiệm đối với bản thân, gia đình và cộng đồng từ đó có thái độ đúng đắn trước những vấn đề của cuộc sống, biết chịu trách nhiệm về hành vi của bản thân, biết dũng cảm, đấu tranh tích cực với những hành vi sai trái của bản thân và của người khác để tự hồn thiện mình, biết cảm thụ và đánh giá cái đẹp trong cuộc sống. Giáo dục KNS giúp hình thành và rèn luyện cho HS những KNS cơ bản để sau này phát triển thành các năng lực chủ yếu: năng lực tự hoàn thiện, năng lực giao tiếp, năng lực hoạt động chính trị - xã hội, năng lực tổ chức, quản lý...
1.3.3.2. Đối tượng quản lý
Đối tượng quản lý hoạt động giáo dục KNS ở trường THCS trước hết là tồn bộ q trình tổ chức hoạt động GDNGLL, kết quả chất lượng tổ chức các hoạt động GDNGLL để giáo dục KNS, đó là việc thực hiện mục tiêu và nội dung hoạt động giáo dục KNS thơng qua các hoạt động giáo dục ngồi giờ
lên lớp, việc triển khai thực hiện các biện pháp và hình thức tổ chức các hoạt động GDNGLL để giáo dục KNS một cách hiệu quả.
Đối tượng của quản lý hoạt động giáo dục KNS ở trường THCS còn là hoạt động của đội ngũ giáo viên, hoạt động của HS trong nhà trường. Ngồi ra cịn có cơ sở vật chất, trang thiết bị, tài chính phục vụ cho việc tổ chức các hoạt động giáo dục KNS để đảm bảo cho chất lượng của các hoạt động đạt kết quả cao nhất.
Để chất lượng hoạt động giáo dục KNS ở trường THCS đạt hiệu quả cao nhất địi hỏi nhà quản lý nắm chắc tình hình thực tế các nguồn lực trong nhà trường từ đó đưa ra những biện pháp quản lý phù hợp với điều kiện, đặc điểm, tình hình của nhà trường và của địa phương.
1.3.3.3. Nội dung và qui trình quản lý
* Nếu tiếp cận dưới góc độ chức năng của quản lý thì quản lý hoạt động giáo dục KNS ở trường THCS gồm các nội dung:
- Xây dựng kế hoạch tổ chức hoạt động GDNGLL nhằm giáo dục KNS cho học sinh. Bao gồm các loại kế hoạch: kế hoạch hàng ngày, hàng tuần, hàng tháng, kế hoạch cả năm và kế hoạch của từng hoạt động. Việc xây dựng kế hoạch phải dựa trên cơ cấu khung phân phối chương trình của mơn hoạt động GDNGLL đồng thời phải dựa trên cơ sở khảo sát tình hình thực tế của trường về nguyện vọng, nhu cầu của học sinh mong muốn được hình thành và rèn luyện những KNS mà các em còn thiếu, cịn yếu; về năng lực, trình độ tổ chức các hoạt động GDNGLL nhằm giáo dục KNS của đội ngũ GV; và các điều kiện cơ sở vật chất của trường đáp ứng được yêu cầu của việc tổ chức các hoạt động ở mức độ nào. Từ đó mới xây dựng được kế hoạch có tính khả thi và mang lại hiệu quả giáo dục KNS tốt nhất cho HS.
- Chỉ đạo việc triển khai kế hoạch tổ chức hoạt động giáo dục KNS thông qua các HĐGDNGLL. Phải thành lập Ban chỉ đạo hoạt động gồm hiệu trưởng hoặc phó hiệu trưởng làm trưởng ban, Đồn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, GVCN, GV bộ mơn, phụ huynh HS cùng tham gia. Đồng thời phải
phối hợp với các lực lượng giáo dục ngoài nhà trường cùng tham gia như: Hội Cựu chiến binh, Hội Phụ nữ, Hội Chữ thập đỏ, Y tế, Công an,...Việc chỉ đạo triển khai kế hoạch tổ chức hoạt động giáo dục KNS phải được thực hiện một cách thường xuyên, liên tục và bám sát kế hoạch đã đề ra, bên cạnh đó phải chú ý đến công tác tập huấn, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên, hoặc người hướng dẫn, điều hành nhóm.
- Nội dung và qui trình quản lý thực hiện chương trình hoạt động giáo dục KNS cần chú ý tới việc triển khai đổi mới phương pháp và hình thức tổ chức hoạt động. Hoạt động giáo dục KNS là hoạt động của người học, để hình thành và rèn luyện KNS, người học nhất thiết phải qua các hoạt động trải nghiệm. Vì vậy việc đổi mới phương pháp, hình thức tổ chức hoạt động phải đạt được mục tiêu là tạo ra sự hứng thú và phát huy được tính tích cực, chủ động của HS, để HS thực sự là chủ thể của hoạt động này.
- Kiểm tra, đánh giá việc thực hiện kế hoạch và kết quả của hoạt động GDNGLL có nội dung giáo dục KNS phải được tiến hành thường xuyên hàng ngày, hàng tuần, hàng tháng. Công tác kiểm tra, đánh giá phải tiến hành kết hợp với sơ kết, tổng kết thi đua kịp thời và rút ra những bài học kinh nghiệm để các hoạt động sau được tốt hơn, hiệu quả hơn, HS hứng thú tham gia hơn. Cần tổ chức rút kinh nghiệm sau mỗi hoạt động, kể cả hoạt động của câu lạc bộ của lớp hay của trường để những hoạt động tiếp theo tổ chức sẽ thành công hơn. Cần chú ý đổi mới trong phương pháp kiểm tra đánh giá HS, kết quả giáo dục KNS phải được đánh giá qua các hoạt động thực tế, trong suốt quá trình học tập, và so với sự tiến bộ của chính bản thân HS.
* Nếu tiếp cận dưới góc độ đối tượng quản lý thì nội dung quản lý thực hiện chương trình hoạt động GDNGLL lồng ghép giáo dục KNS bao gồm các nội dung sau:
- Quản lý việc thực hiện mục tiêu, nội dung chương trình hoạt động GDNGLL lồng ghép chương trình giáo dục KNS.
- Quản lý việc đổi mới phương pháp, hình thức tổ chức hoạt động giáo dục KNS.
- Quản lý việc tập huấn, đào tạo nâng cao năng lực tổ chức, điều hành hoạt động của đội ngũ giáo viên, hoặc người hướng dẫn, điều hành nhóm.
- Quản lý việc sử dụng và tăng cường cơ sở vật chất phục vụ cho các hoạt động giáo dục KNS.
- Quản lý việc đánh giá kết quả hoạt động GDNGLL có lồng ghép nội dung giáo dục KNS, xem xét sự ảnh hưởng của các hoạt động tác động đến HS như thế nào, mức độ trưởng thành của HS sau mỗi hoạt động để điều chỉnh kế hoạch cho phù hợp với thực tế.
1.3.3.4. Vai trò của hiệu trưởng trong quản lý hoạt động giáo dục KNS thơng qua hoạt động giáo dục ngồi giờ lên lớp ở trường THCS
* Xây dựng kế hoạch hoạt động
Việc xây dựng kế hoạch hoạt động giáo dục KNS phải căn cứ vào những cơ sở sau đây:
- Căn cứ vào mục tiêu giáo dục.
- Căn cứ vào hướng dẫn của Bộ, Sở về hoạt động GDNGLL. - Căn cứ vào kế hoạch và nhiệm vụ của năm học.
- Căn cứ vào tình hình giảng dạy và nội dung chương trình các mơn học trong nhà trường, các chủ trương cơng tác trọng tâm và nhiệm vụ chính trị của địa phương.
- Dựa vào điều kiện kinh tế, xã hội của địa phương, điều kiện cơ sở vật chất, và đội ngũ giáo viên của nhà trường để xây dựng kế hoạch hoạt động giáo dục KNS mang tính khả thi.
- Căn cứ vào đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi.
Quá trình xây dựng kế hoạch cần phải chú ý lựa chọn các hoạt động phù hợp để tích hợp nội dung giáo dục KNS cho HS. Đồng thời phải có kế hoạch hoạt động cho toàn trường, cho từng khối lớp, tiến tới ổn định thành nề nếp. Lựa chọn những KNS sẽ giáo dục cho học sinh phù hợp với từng độ tuổi. Cần
kết hợp khéo léo giữa hình thức và nội dung giáo dục KNS sao cho không bị chồng chéo gây nhàm chán và quá tải đối với học sinh.
* Tổ chức và chỉ đạo hoạt động
Để chỉ đạo thực hiện kế hoạch hoạt động giáo dục KNS có hiệu quả, người hiệu trưởng cần:
- Thành lập Ban chỉ đạo với nhiệm vụ giúp hiệu trưởng xây dựng chương trình, kế hoạch hoạt động hàng năm, từng học kỳ, từng tháng và chỉ đạo thực hiện chương trình, kế hoạch đó. Tổ chức những hoạt động lớn và thực hiện sự phối hợp với các lực lượng giáo dục khác ngoài nhà trường. Tổ chức, hướng dẫn đội ngũ GVCN thực hiện kế hoạch hoạt động GDNGLL có nội dung giáo dục KNS giúp hiệu trưởng kiểm tra, đánh giá kết quả các hoạt động đã triển khai.
- Phối hợp chặt chẽ với các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường bao gồm: tập thể cán bộ, giáo viên, Ban chấp hành chi đoàn trường, cán bộ lớp, cán bộ Đội, Ban đại diện cha mẹ HS, các tổ chức quần chúng, các ban ngành trên địa bàn trường đóng.
Cơng tác chỉ đạo thực hiện kế hoạch hoạt động giáo dục KNS của hiệu trưởng bao gồm:
- Tổ chức các lực lượng tham gia thực hiện kế hoạch, lực lượng theo dõi, kiểm tra, giám sát các hoạt động giáo dục KNS.
- Chỉ đạo các hoạt động theo chủ điểm của từng tháng, từng hoạt động. Tuỳ theo từng hoạt động mà có sự phân cơng, phân nhiệm và có ban chỉ đạo thích hợp.
* Kiểm tra đánh giá kết quả hoạt động
Công tác kiểm tra, đánh giá phải được định hướng theo hai cách: kiểm tra từ trên xuống và tự kiểm tra đánh giá của các tổ chức tự quản của HS như tập thể lớp, chi đội, liên đội.
Về cách thức tiến hành: có thể kiểm tra đánh giá kết quả rèn luyện KNS thông qua kết quả của các hoạt động tập thể, hoạt động xã hội, thông qua việc
tự kiểm tra của các lớp, các chi đội có sự chỉ đạo giúp đỡ, cố vấn của GVCN đối với tập thể, cá nhân. Việc đánh giá kết quả rèn luyện KNS của HS cũng có thể được tiến hành thơng qua kiểm tra sản phẩm hoạt động, qua thăm dò dư luận, trưng cầu ý kiến tập thể...Đồng thời cần có sự tổng kết, đánh giá, khen thưởng theo nhiều mức độ khác nhau và rút ra bài học kinh nghiệm.
* Bồi dưỡng đội ngũ giáo viên và ban chỉ đạo hoạt động
Để thực hiện kế hoạch hoạt động giáo dục KNS một cách có hiệu quả cần quan tâm đến công tác bồi dưỡng đội ngũ mà trước hết là các thành viên trong ban chỉ đạo về năng lực tổ chức các hoạt động, năng lực quản lý hoạt động GDNGLL có nội dung giáo dục KNS. Nâng cao nhận thức của đội ngũ GV về tầm quan trọng của giáo dục KNS cũng như vai trò, nhiệm vụ của hoạt động GDNGLL lồng ghép giáo dục KNS theo yêu cầu giáo dục toàn diện HS. Đồng thời chú ý đến việc bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, HS nòng cốt của lớp để phối hợp cùng GVCN hoàn thành tốt hoạt động giáo dục KNS.
* Xây dựng điều kiện để thực hiện hoạt động
Các điều kiện thực hiện hoạt động giáo dục KNS bao gồm:
- Cải tiến nội dung, phương pháp giáo dục KNS thông qua hoạt động GDNGLL sao cho phù hợp với tâm lý lứa tuổi và đáp ứng được nhu cầu, nguyện vọng của HS.
- Bồi dưỡng đội ngũ GV về phương pháp, nội dung giáo dục KNS. - Xây dựng các điều kiện cơ sở vật chất phục vụ cho hoạt động giáo dục KNS.
- Có sự phối hợp với các lực lượng giáo dục ngoài nhà trường để phát huy, khai thác những thế mạnh, tiềm năng của các tổ chức đó trong việc hỗ trợ nhà trường triển khai giáo dục KNS cho HS.